29/6/11

Việt Nam vẫn trong danh sách các quốc gia cần theo dõi về nạn buôn người

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.
Reuters
Thanh Phương 28/6/2011
 
Trong bản báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nạn buôn người trên thế giới vừa công bố hôm qua 27/6, Philippines, Singapore, Lào đã được rút ra khỏi danh sách Loại 2 ( Tier 2) cần theo dõi về tệ nạn này. Trong khi đó, Việt Nam vẫn bị  xếp trong danh sách Tier 2 vì không chứng tỏ được quyết tâm phòng chống nạn buôn người, đặc biệt là buôn lao động sang các nước khác.

Hôm qua 27/6, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã công bố bản báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nạn buôn người trên thế giới. Trong bản báo cáo năm nay, Hoa Kỳ rút tên Philippines và Singapore ra khỏi danh sách cần theo dõi về tệ nạn này.Hai nước nói trên cùng với Lào được đưa ra khỏi danh sách Loại 2 ( Tier2) , tức là gồm những nước không đáp ứng những tiêu chuẩn về chống nạn buôn người, nhưng đang có nỗ lực theo hướng này.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn được xếp trong danh sách Tier 2 vì chính quyền Hà Nội không chứng tỏ được quyết tâm phòng chống nạn buôn người, đặc biệt là buôn lao động sang các nước khác.

Bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng Việt Nam là xuất xứ và ở một cấp độ nào đó, cũng là điểm đến của các đường dây buôn người. Lao động nam và nữ của Việt Nam ra nước ngoài làm việc thông qua các công ty xuất khẩu lao động, phần lớn là công ty quốc doanh hoặc công tư hợp doanh, trong các lĩnh vực xây dựng, ngư nghiệp, nông nghiệp, hầm mỏ, khai thác gỗ và sản xuất hàng hóa, chủ yếu tại những nước như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Lào, Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả Rập, Nhật Bản, . . .Nhiều phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị lừa bán vào các động mại dâm ở biên giới Cam Bốt, Trung Quốc và Lào, hoặc từ đó bị bán tiếp sang một nước thứ ba như Thái Lan hay Malaysia.

Theo bản báo cáo nói trên, chính phủ Việt Nam trong năm nay đã thông qua luật mới về phòng chống buôn người, cũng như đã đề ra kế hoạch hành động toàn quốc 5 năm để bài trừ tệ nạn này, nhưng vẫn chưa có những tiến bộ rõ rệt trong việc điều tra, truy tố những người phạm tội buôn nguời cũng như bảo vệ các nạn nhân. Chính vì vậy, trong năm thứ hai liên tiếp, Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách các quốc gia cần theo dõi.

Theo bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam tiếp tục khuyến khích xuất khẩu lao động để góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và nghèo khó, cho nên cần phải có thể các biện pháp để bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam ở nưóc ngoài và ngăn chận nạn buôn người, chẳng hạn như phải thi hành nghiêm chỉnh những quy định về các công ty tuyển dụng lao động.

28/6/11

Tranh chấp trên Biển Đông có thể dẫn đến chiến tranh ở châu Á

Thanh Phương 28/6/2011
 
Ngày càng có nhiều nguy cơ là các sự cố trên Biển Đông sẽ dẫn đến chiến tranh ở châu Á, có thể lôi kéo Hoa Kỳ và các cường quốc khác vào. Đó là cảnh báo của Viện Lowy, một cơ quan tham vấn của Úc, trong một báo cáo được công bố hôm nay 28/6.

Theo các tác giả bản báo cáo, hai chuyên gia Rory Medcalf và Raoul Heinrichs, « Các tuyến đường hàng hải trên vùng Biển Đông ngày càng chật chội, dễ gây tranh chấp và dễ dẫn đến xung đột vũ trang. Các lực lượng hải và không quân đang được tăng cường trong bối cảnh đang có thay đổi về cán cân sức mạnh chiến lược kinh tế.»

Bản báo cáo dự báo : « Những va chạm với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ rất có thể sẽ kéo dài và gia tăng cường độ. Do số lượng và nhịp độ của các vụ va chạm gia tăng, sẽ có một vụ leo thang thành đụng độ vũ trang, khủng hoảng ngoại giao và thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh ».

Theo báo cáo của Viện Lowy, cách hành xử của giới quân sự Trung Quốc trên vùng biển Hoa Đông và Hoa Nam, cùng với nhu cầu năng lượng và thái độ xác quyết mạnh mẽ hơn của Bắc Kinh, càng khiến cho nguy cơ xung đột vũ trang gia tăng trên Biển Đông.

Hai tác giả của bản báo cáo nhắc lại, căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo bắt đầu từ tháng 4/2010 với cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở khu vực gần đảo Okinawa của Nhật Bản. Căng thẳng đã tăng thêm với vụ Tokyo bắt giữ một ngư dân Trung Quốc mà tàu cá đã đụng độ với một tàu tuần duyên Nhật Bản. Những vụ này đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước đến mức mà Trung Quốc đã ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản.

Mặc đã có những dấu hiệu cho thấy quan hệ Nhật-Trung đang nồng ấm trở lại sau trận sóng thần vào tháng Ba và khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hai nước vẫn tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, được coi là nằm trong khu vực có trữ lượng dầu khí rất lớn.

Theo bản báo cáo, Bắc Kinh gây quan ngại không chỉ cho các nước Đông Nam Á trên vấn đề Biển Đông mà còn cho cả nước Úc trên vấn đề an ninh nói chung. Bên cạnh đó, cuộc tranh đua giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên biển « chỉ còn là vấn đề thời gian ».

Hãng tin Reuters hôm nay trích lời ông Ian Storey, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định rằng bản báo cáo của Viện Lowy là « đánh giá cân bằng và đáng tin cậy » về nguy cơ bùng nổ quân sự trên Biển Đông. Theo ông Storey, "do thiếu hoàn toàn các biện pháp tạo dựng tin cậy và ngăn ngừa xung đột giữa các nước tranh chấp chủ quyền, cho nên chẳng bao lâu nữa, một đụng độ trên biển sẽ leo thang thành xung đột nghiêm trọng hơn, với những tác động đáng lo ngại cho sự ổn định của khu vực ».

Bản báo cáo của Viện Lowy được công bố vào lúc mà Trung Quốc đang chuẩn bị cho ra mắt, có thể là trong tuần này, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên, biểu tượng cho sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh, khiến các nước trong khu vực thêm lo ngại. Trong tháng này, Trung Quốc cũng đã gởi chiếc tàu hải giám lớn nhất của nước này đến vùng Biển Đông, gây phản ứng mạnh từ phía Philippines.

Bờ biển đồng bằng Cửu Long sạt lở nghiêm trọng vì phát triển không đúng cách

Thanh Phương 27/6/2011

Hồi nhỏ, khi học địa lý Việt Nam, chúng ta vẫn được dạy rằng: “ Đất nước Việt Nam kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau". Ải Nam Quan thì đã lọt vào tay Trung Quốc từ lâu, nhưng đến lượt mũi Cà Mau rồi cũng sẽ biến mất khỏi bản đồ Việt Nam, nếu không có những biện pháp ngăn chận tình trạng sạt lở.

Trong một bài đăng trên trang web ngày 21/5 vừa qua, tờ Lao Động cho biết là tình trạng sạt lở bán đảo Cà Mau đã đến hồi báo động, tức là dù chưa đến mùa mưa bão, nhưng bán đảo Cà Mau đang có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Hàng chục km đê bao đang có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào, đe doạ đến tính mạng và tài sản của hàng ngàn ngưòi dân.

Báo điện tử Văn hóa Online ngày 25/5 cho biết là theo thống kê mỗi năm, sạt lở đã làm Cà Mau mất đi khoảng 900 ha, trong đó hơn 120 ha là đất ven biển, còn lại là đất ven sông. Theo báo này, nguyên nhân gây ra sạt lở nghiêm trọng là “do biến đổi khí hậu, dòng chảy, thi công đào bới bờ kênh không đúng quy trình kỹ thuật, các phương tiện giao thông thủy chạy với công suất lớn. “.

Theo tính toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau, trước mắt cần phải đầu tư ngay 3.000 tỷ để củng cố những đoạn đê biển, đê sông có nguy cơ cao về sạt lở.

Thật ra muốn hiểu được vì sao Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng như vậy, chúng ta phải đặt hiện tượng này trong bối cảnh chung của việc phát triển vùng ven biển châu thổ đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua.
Đặc trách nghiên cứu về những biến đổi trong khu vực sông Cửu Long trong Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu, tiến sĩ Huỳnh Long Vân vào tuần trước đã nói về tác động của cơ sở hạ tầng lên vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam ( ĐBCLVN ).

Trong phần tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự tuần này, ông Huỳnh Long Vân trình bày về những sai lầm trong việc phát triển vùng ven biển châu thổ ĐBCLVN trong những năm qua, gây tác hại cho môi trường của vùng này và góp phần khiến tình trạng sạt lỡ bờ biển thêm nghiêm trọng. Từ đó, tiến sĩ Huỳnh Long Vân đề nghị một số biện pháp để ngăn chận những tác hại đối với toàn bộ vùng châu thổ ĐBCLVN.



RFI: Thưa tiến sĩ Huỳnh Long Vân, cho tới nay, vùng ven biển châu thổ ĐBCLVN được khai thác như thế nào?.
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân: Vùng ven biển châu thổ ĐBCLVN có ít người định cư vì điều kiện sinh sống nơi đây rất khắc nghiệt do nước mặn, đất phèn và nước bị ứ đọng. Ở đây, canh tác cổ truyền được điều chỉnh để thích hợp với những thay đổi theo mùa của môi trường: trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm vào mùa khô.
Nuôi trồng thủy sản là một phần trong cuộc sống nông nghiệp lâu đời của người dân vùng châu thổ ĐBCLVN.

Từ thập niên 1980, ngành nuôi tôm quảng canh trong ao được bành trướng nhanh chóng. Tuy nhiên, do kỹ thuật kém, nên năng suất giảm dần. Để bù đắp vào những giảm sút về lợi tức, một số nông dân bỏ những ao cũ, phá thêm rừng, đào thêm những ao mới. Điều này đưa đến hậu quả là cả một khu rừng đước trở thành vùng đất hoang đầy cỏ dại. Trong khoảng thời gian từ 1983 đến 1995, Cà Mau và Bạc Liêu mất một nửa diện tích rừng đước !

Thiết kế cống ngăn nước mặn và chuyển dòng nước sông Hậu để ngọt hoá bán đảo Cà Mau giúp thiết lập tiểu vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp và nhờ đó mà lúa được trồng 2-3 mùa mỗi năm, thay vì chỉ một mùa như trước kia. Diện tích trồng lúa thủy lợi tiếp tục được tăng thêm trong tương lai nhờ vào các công trình thủy lợi khác. Ở Bạc Liêu, người ta có kế hoạch mở rộng diện tích trồng lúa đến những vùng đất trước đây bị ngập mặn suốt năm.

RFI : Theo ông thì hiện tượng sạt lở các vùng bờ biển như ở Cà Mau không chỉ là do hiện tượng biến đổi khí hậu, mà còn do kế hoạch phát triển không đúng ?

TS Huỳnh Long Vân : Muốn nuôi tôm thì phải đào kinh ven biển. Đào kinh nuôi tôm đem chất trầm tích từ ngoài biển vào bồi lấp vùng ven biền hai bên bờ kinh cũng như đào ao nuôi tôm, đất đào lên dùng đắp bờ ao. Hai động tác này làm cho mặt đất của một số nơi vùng ven biển trở nên cao thêm, điều kiện này không thích hợp cho sự sinh tồn của một số các loại cây có tác dụng giữ đất chống sạt lỡ bờ biển. Vì thế các cây mấm, cây đước bị chết dần.

Nước xả dơ bẩn từ các ao nuôi tôm và acid phóng thích từ đất ngậm phèn của các bờ ao làm cây đước còi cọc. Đặt cống ngăn nước mặn để trồng lúa thủy lợi, làm mất đi môi trường nước lợ, khiến các cây dừa nước, cây đước mọc dọc theo bờ kinh bị hủy diệt.
Những ảnh hưởng tiêu cực nêu trên dẫn đến tình trạng sạt lỡ bờ biển rất trầm trọng như nhận thấy ở Vĩnh Châu, Bạc Liêu.

Ngoài ra, những kinh đào dọc theo bờ biển phía Đông (dùng để dẫn nước vào các ao nuôi tôm) làm gián đoạn hệ thống chuyên chở phù sa dọc theo bờ biến, khiến khối lượng trầm tích chuyển xuống phía Nam để bành trướng mũi Cà Mau cũng bị giảm dần.

Việc chuyển một khối nước khổng lồ từ sông Hậu để ngọt hoá bán đảo Cà Mau và trồng lúa 2-3 mùa, làm trầm trọng thêm tình trạng nước mặn xâm thực vào các vùng hạ nguồn châu thổ vào mùa khô.

Việc bành trướng kế hoạch trồng lúa thủy lợi đến những vùng ngập mặn vĩnh viễn sẽ làm giảm diện tích nuôi tôm của một số người dân trong vùng, vì thế có thể tạo ra những xung đột trong xã hội do mâu thuẫn trong sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất và nước), đe doạ khả năng sinh tồn của người dân địa phương.

RFI : Kế hoạch phát triển vùng ven biển có những ảnh hưởng tiêu cực nào đối với môi trường ?

TS Huỳnh Long Vân : Phát triển các cơ sở hạ tầng để gia tăng sản xuất nông nghiệp tạo ra một số vấn đề cho môi trường châu thổ ĐBCLVN. Đây là hậu quả của những sai lầm, không nhận ra châu thổ ĐBCLVN là một hệ thống gồm nhiều hệ môi sinh khác nhau, nhưng có tính liên kết.

Chận đứng khả năng bồi lấp của lũ lụt và hủy diệt rừng đước thật sự đã chấm dứt khuynh hướng bồi lấp thiên nhiên nhằm bành trướng diện tích của châu thổ, lấn biển để dần dần biến đổi môi trường nước mặn trở thành ngọt. Ở những khu đầm lầy của châu thổ, nước ngập tràn bờ mang phù sa bồi lấp vùng đất thấp ngậm phèn, một hình thức cải tạo tự nhiên đất đai.

Nếu những cơ chế thiên nhiên cải thiện môi trường này bị hủy bỏ, thì trong tương lai, châu thổ ĐBCLVN khó tránh khỏi những vấn đề về môi trường và kinh tế liên quan đến đất mặn, đất phèn.

RFI : Như vậy, chúng ta nên có kế hoạch phát triển vùng ven biển châu thổ ĐBCLVN như thế nào để ngăn chận những tác hại nói trên ?

TS Huỳnh Long Vân : Ví dụ như tái qui hoạch các vùng trồng trọt, khuyến khích nông dân trồng những loại hoa màu thích hợp với đất phèn như khóm, khoai từ, cây điều, tràm, ở vùng Đồng Tháp, Tứ giác Long Xuyên và Cà Mau v.v, giúp tiết kiệm một khối nước khổng lồ dùng để rửa đất xả phèn.

Ở xứ Úc, Murray-Darling là một hệ thống hai con sông với dòng nước được 5 tiểu bang và 1 lãnh thổ sử dụng. Từ nhiều thập niên trước đây, một khối nước quá lớn đã dành cho sản xuất nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở Adelaide, một thành phố hạ nguồn và nguồn nước ở đây ngày càng mặn hơn. Để giải quyết tình trạng khó khăn này, cắt giảm khối nước dành cho nông nghiệp là một trong những biện pháp được chính phủ Úc đem ra thi hành.

Do ảnh hưởng tàn phá rừng ngập mặn của nuôi tôm quảng canh và hủy hoại các loài cây có chức năng che chở bờ biển chống sạt lỡ gây ra bởi các cống ngăn mặn, thiết tưởng nhà cầm quyền địa phương và trung ương cần có những biện pháp thích ứng để bảo vệ và duy trì các khu rừng ven biển, vì nếu không, bờ biển phía Đông sẽ trở nên trơ trọi, gây nhiều thiệt hại cho người dân trong vùng khi gặp thiên tai.

Để bảo đảm ĐBCLVN được tăng trưởng một cách bền vững, đề nghị trong tương lai các kế hoạch phát triển vùng châu thổ phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc và dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế (được Ủy hội Mekong sử dụng) để đánh giá những lợi ích lẫn tổn hại mà chương trình có thể đem lại, đặc biệt đối với môi trường của toàn vùng châu thổ, cùng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, tác động của các đập thủy điện thượng nguồn và những thay đổi nhanh chóng trên mặt xã hội.

RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Huỳnh Long Vân, Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu.

27/6/11

Bành trướng Bắc Kinh qua con mắt báo chí nước ngoài ( tiếng Anh )

 South China Sea: the most dangerous waters in Asia ( Zanesville Times Recorder 6/7/11 )

 

Brace for a surge in Southeast Asian piracy ( The Japan Times 6/7/11 )

 

China's Perception Vacuum ( The Diplomat 1/7/11 )


Billiards in the South China Sea ( Wall Street Journal 30/7/11 )

 

Australian Think Tank Warns Of China War Threat At Sea ( Wall Street Journal 28/6/11 )



Analysis: China carrier will add to tensions but no threat yet ( Reuters 28/6/11 )



China's claim on sea leads Asian neighbors to strengthen ties with US ( Stars and Stripes 27/6/11 )



 China's aircraft carrier to begin sea trials next month ( DefenceWeb 27/6/11 )

 


Chinese Energy Policies Harming Neighbors ( AXcess News 27/6/11 )

 


The South China Sea Steams Up ( Council on Foreign Relations 27/6/11 )


 

China's Naval Brinksmanship Worries U.S. ( FrumForum 26/6/11 )


 

China creates waves in naval show of force ( Inquirer.net 27/6/11 )


 

Water policy strains China's relations with neighbors (HydroWorld 27/7/11 )


 

China runs gauntlet in South China Seas ( Asia Times Online  23/6/11 )

 

Chinese dilemmas in the South China Sea ( CNN International  23/6/11 )

 

China navy reaches far, unsettling the region ( Economic Times 15/6/11 )

 

China's rise pushes old enemies together ( Financial Times  14/6/11 )

 


 China Losing Grip on the Sea (iNEWP- Freedom of Speech  14/6/11 )

 

Fight or flight in the South China Sea (Asia Times Online 8/6/11 )

 

Different perceptions of a rising China ( Inquirer.net 8/6/11 )

 

Disputes cast doubt on China's 'peaceful rise' ( Asia Sentinel 7/6/11 )

 

Why do we fear a rising China? ( TIME7/6/11 )


 China's Troubled Neighbors ( New York Times 7/6/11 )

 

China Promises Peace While Sailors Say They Are Being Fired Upon ( Blogcritics.org 6/6/11)

 

China's Worried Neighbors Query South China Sea Peace Pledge (BusinessWeek 6/611 )

 

China Irritates Neighbors as Tensions Rise in South China Sea   ( Voice of America 6/6/11 )

 

The different perceptions of an emerging China ( Asia One 6/6/11 )

 

Why the South China Sea is turning more turbulent ( Christian Science Monitor 3/6/11 )

  

Territorial Hissings (The Irrawaddy News Magazine  6/6/11 )

 

China's Military Tries to Reassure Wary Neighbors ( TIME 6/6/11 )

 

South China Sea: 'Pescadore Power' Vietnam using People Power at sea versus ... ( GroundReport 6/6/11 )

 

China seeks to placate neighbours (BigPond News 5/6/11 )

 


 


 

26/6/11

Ấn Độ tìm cách xác lập sự hiện diện tại Biển Đông

Tàu chiến lớp G của hải quân Ấn Độ ( http://indiannavy.nic.in)
Tàu chiến lớp G của hải quân Ấn Độ ( http://indiannavy.nic.in)
Thanh Phương 26/6/2011
 
Ấn Độ đã có những bước đầu tiên nhằm tiến tới xác lập « một sự hiện diện lâu dài » trên Biển Đông. Theo tờ nhật báo Deccan Chronicle của Ấn Độ hôm nay, 26/06/2011, trong chiều hướng tăng cường hợp tác giữa hải quân hai nước, Việt Nam đã cho phép các chiến hạm của Ấn Độ thả neo tại cảng Nha Trang trong thời gian diễn ra các chuyến thăm hữu nghị.

Trích dẫn các nguồn tin từ chính phủ New Delhi, tờ Deccan Chronicle cho biết hải quân Ấn Độ có lẽ là hải quân nước ngoài duy nhất trong thời gian gần đây được đậu lại tại một cảng khác của Việt Nam ngoài Vịnh Hạ Long. Nguồn tin này nhận định : « Hành động nói trên của Việt Nam sẽ giúp Ấn Độ xác lập một sự hiện diện lâu dài trên Biển Đông, để New Delhi có thể đóng một vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á, một khu vực có tính chất chiến lược với những đường giao thương hàng hải quan trọng ».

Về phần mình, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam về huấn luyện và đóng tàu. Tư lệnh quân chủng hải quân Việt Nam, phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, kể từ ngày mai, sẽ lần lượt viếng thăm New Delhi, Mumbai và Visakhapatnam, để tìm hiểu về tiềm lực của hải quân của Ấn Độ.

Trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông hiện nay, dĩ nhiên là Trung Quốc lại càng theo dõi sát sao việc tăng cường hợp tác về hải quân giữa Việt Nam và Ấn Độ. Ngược lại, cả Hà Nội và New Delhi cũng đều lo ngại trước tiềm lực quân sự ngày càng mạnh của Bắc Kinh. Tuy nhiên, nguồn tin chính phủ New Delhi thận trọng nhấn mạnh rằng việc tăng cường quan hệ quốc phòng Việt - Ấn không nhắm vào Trung Quốc.

Tờ Deccan Chronicle trích lời một nhà phân tích quốc phòng, ông Commodore C. Uday Bhaskar nhận định: « Ấn Độ muốn giữ vấn đề hiện diện trên Biển Đông như là một phương án dự trù. Bất cứ cường quốc nào trên thế giới đều muốn mình có khả năng duy trì một sự hiện diện vững chắc trong 2 trên 3 đại dương có đường giao thương hàng hải. Trong toàn châu Á, Việt Nam có vị trí chiến lược nổi bất nhất ».

Tuy cho rằng hợp tác quốc phòng Việt - Ấn không nên được xem như là một chiến lược trả đủa phản ứng lại quan hệ Trung Quốc – Pakistan, ông Bhaskar nhìn nhận rằng hợp tác về hải quân của hai nước tạo ra một thế cân bằng ở Đông Nam Á. Mặt khác, cũng cần phải thấy là chính Bắc Kinh cũng đang thi hành một chiến lược bao vây Ấn Độ với việc tăng cường hợp tác trên biển với các nước như Miến Điện, Srilanka và Pakistan. Theo nhận định của tờ Deaccan Chronicle, đáp lại chiến lược này của Trung Quốc, Ấn Độ phải tăng cường khả năng phòng thủ tại các quần đảo Andaman và Nicobar nằm sát cạnh vùng Đông Nam Á.

Hiện giờ, hải quân Ấn Độ đang cố gắng bắt kịp Trung Quốc, với mục tiêu là trong một thập niên nữa, nâng tổng số chiến hạm lên từ 140 đến 145 chiếc, với 2 hàng không mẫu hạm, để có thể tung lực lượng hải quân đến những vùng biển xa như Biển Đông và Vịnh Ba Tư.

25/6/11

Chuyên mục: Thấy mà ngán ngẩm 6/2011

Sông Ba bị nhuộm đỏ vì tuyển quặng ( PLTP 26/6/11 )
"Từ huyện Kon Chro ngược lên thị xã An Khê, đến xã Đông, huyện Kbang (thị xã An Khê, Gia Lai), sông Ba hầu như không còn sự sống. Cả dòng sông bị nhuộm đỏ, đặc quánh. Đứng trên một ngọn đồi cao nhìn ra xung quanh, hầu hết các dòng suối lớn nhỏ đều bị đổi sang màu đỏ như những dải đất bazan."

 Ngư dân thành “tai mắt” cho biên phòng, hải quân ( PLTP 25/6/11 )
... và lãnh đạn dùm các chú bộ đội?

'Sóng' trên đại lộ dài nhất Việt Nam ( VnExpress 25/6/11 )
" Đại lộ Thăng Long là đường cao tốc dài nhất Việt Nam được đưa vào sử dụng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, với tổng đầu tư công trình 7.527 tỷ đồng gồm 6 làn đường tách biệt, 2 đường gom, 2 đường cao tốc, 2 đường hầm, 13 cầu vượt ngang đường..."

Giáo viên ẩu đả, hai người chết và bị thương ( PLTP 25/6/11 )
Nhậu say, hiệu trưởng cắt cổ giáo viên ( VietnamNet 25/6/11 )
Miễn bình luận.

Bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam cần thêm 760 tỷ đồng để hoàn thiện  ( Dân Trí  8/6/11)
Kỳ sau bỏ bớt chữ " hiện đại " đi cho nó đỡ hao.

 img Vụ bé gái vướng cáp tử nạn: Do thi công ẩu ( TT Online 6/6/11 )

Ảnh nổi bật Ứa nước mắt nhìn sông Nghệ đang từ từ chết ( Dân Trí 6/6/11 )

“Không độc lập, Quốc hội chỉ là cơ quan hình thức” ( VietnamNet 6/6/11 )
Bây giờ mới phát hiện ra "chân lý" đó?

23/6/11

Hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có những hoạt động chung

Thanh Phương 23/6/2011
 
Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay 23/6/2011, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga vừa loan báo là Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có những hoạt động chung trên biển. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, đây là những hoạt động thường niên nhằm tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước, tiến hành các hoạt động nhân đạo và trao đổi về chuyên môn, như công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong những năm gần đây, các chiến hạm của Mỹ vẫn thường ghé thăm Việt Nam.

Phát ngôn viên Hải quân Mỹ Mike Morley hôm nay cho biết là các hoạt động nói trên sẽ diễn ra trong tháng tới và kéo dài khoảng 1 tuần ở Đà Nẳng, và đây là những hoạt động đã được dự trù từ lâu, chỉ trùng hợp thời điểm, chứ không có liên quan gì đến căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Phát ngôn viên này nhấn mạnh rằng đây không phải là "diễn tập" vì không có huấn luyện tác chiến.
Trong cuộc họp báo hôm nay, bà Nguyễn Phương Nga cho biết, kể từ sau hai vụ tàu hải giám xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và cắt dây cáp hai tàu thăm dò của Việt Nam, đã không xảy ra sự cố gì mới. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhắc lại lập trường của Việt Nam là giải quyết tranh chấp « bằng những giải pháp hòa bình dựa trên công pháp quốc tế ».

Trung Quốc loan báo đã tuần tra chung với Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ


Trong khi đó, báo chí chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng tải một thông báo của Bộ Quốc phòng nước này về việc hải quân Trung Quốc và Việt Nam vừa tiến hành chuyến tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ trong hai ngày 19 và 20/6. Cũng theo thông báo này, một phái đoàn hải quân Việt Nam hiện đang viếng thăm thành phố Trạm Giang, Quảng Đông (Trung Quốc), cho đến ngày mai.

Đây là chuyến tuần tra chung lần thứ 11 trong khuôn khổ các hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ và hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã được ký kết giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Trong bối cảnh căng thẳng gia trên Biển Đông do những hành động gây hấn của tàu Trung Quốc, chuyến tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ của hải quân hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã được Thông tấn xã Việt Nam tường thuật rất tỉ mỉ trong bản tin phát ngày 21/6. Bản tin này cho rằng chuyến tuần tra chung này đã « tăng cường tình hữu nghị giữa hải quân, quân đội và nhân dân hai nước ».

Đại Đoàn Kết phản pháo Hoàn cầu Thời báo

Trong khi đó, báo Đại Đoàn Kết, cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hôm qua đã đăng một bài phản ứng rất mạnh về một bài báo đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 11/6. Trong bài xã luận dưới nhan đề : « Xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam », báo Đại Đoàn Kết nhắc lại là bài xã luận của tờ Hoàn cầu Thời báo nói Việt Nam "đe dọa”, "dọa dẫm” Trung Quốc, trong khi trên thực tế chính Trung Quốc đã có « hành vi khiêu khích, gây hấn, như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ. »

Theo Đại Đoàn Kết, « hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc ». Tờ Đại Đoàn Kết cho rằng : « Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh, chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau. »


Trong cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cũng tuyên bố rằng : ". Một số báo của Trung Quốc, trong đó có Hoàn cầu Thời báo, đã đưa các bình luận thiếu thiện chí, không có lợi cho mối quan hệ Việt - Trung và khiến tình hình thêm phức tạp". Theo bà Nguyễn Phương Nga, " Hoàn cầu Thời báo chỉ là tiếng nói của một nhóm người nhất định, không đại diện cho nhân dân Trung Quốc".

Giáo hội Công giáo Cuba kêu gọi đối thoại giữa chính quyền với đối lập

Đức Hồng y Jaime Ortega
Đức Hồng y Jaime Ortega
Reuters/Desmond Boylan
Thanh Phương 23/6/2011
 
Cách đây khoảng hơn một năm, Giáo hội Công giáo Cuba đã mở một cuộc đối thoại đầu tiên với chính quyền Cộng sản và nhờ vậy mà nhiều tù chính trị ở nước này đã được phóng thích. Nay, Giáo hội Cuba muốn đi xa hơn, với lời kêu gọi đối thoại giữa chính quyền La Habana với phe đối lập.

Ngày 19/5 năm ngoái, lần đầu tiên kể từ khi chế độ Cộng sản được thiết lập trên đất nước này năm 1959, Đức Hồng y Jaime Ortega, lãnh đạo Giáo hội Công giáo Cuba từ 30 năm qua, đã bắt đầu chính thức đối thoại với chủ tịch Raoul Castro. Kết quả của cuộc đối thoại này là chính quyền La Habana chấp nhận trả tự do cho 52 nhà đối lập trong nhóm 75 người đã bị bắt và bị kết án tù nặng nề sau đợt đàn áp dữ dội mùa xuân năm 2003. Trước đó, 23 người trong nhóm tù chính trị này đã được thả, chủ yếu vì lý do sức khoẻ.

Cho tới nay, 40 tù chính trị được trả tự do nhờ trung gian của Giáo hội Cuba, đã phải chấp nhận sống lưu vong tại Tây Ban Nha, 12 người kia thì được phép ở lại Cuba. Ngoài 52 tù chính trị, chính quyền Raoul Castro cũng đã thả gần 80 tù thường phạm. Những người này cũng đã sang Tây Ban Nha định cư. Tổng cộng, khoảng 130 phạm nhân đã được phóng thích.

Tuy nhiên, theo các tổ chức nhân quyền ở Cuba, tại nước này hiện vẫn còn khoảng 60 tù nhân đang bị giam với lý do « xâm phạm an ninh quốc gia ». Các lãnh đạo Giáo hội hiện vẫn tiếp tục làm trung gian với chính quyền để giúp cho những tù chính trị đó cũng được tự do. Tuy nhiên, đối với Giáo hội Cuba, việc trả tự do cho các tù chính trị không phải là một « giải pháp lý tưởng » để hóa giải hoàn toàn cuộc đối đầu dai dẳng giữa chính quyền với đối lập Cuba.

Trong một bài báo đăng trên trang web của tạp chí Công giáo Palabra Nueva hôm qua, phát ngôn viên của Tòa Tổng giám mục La Habana Orlando Marquez viết : « Bây giờ, hoặc trong tương lai gần, đất nước cần phải tìm ra một không gian, mà trong đó mọi ý kiến, quyền lợi và vị thế khác biệt có thể gặp nhau và hòa nhịp trong một dự án chung và phổ quát ».

Phát ngôn này viết tiếp : « Lúc đó, có thể là vai trò trung gian của Giáo hội sẽ không còn cần thiết nữa, vì chúng ta sẽ có một xã hội mà, thông qua tiến trình thương lượng thẳng thắn và có trách nhiệm, sẽ chuyển đổi thành xã hội của mọi người, thịnh vượng và tràn đầy sức sống. ». Nhưng tác giả bài báo lấy làm tiếc là trước mắt, tiến trình đối thoại giữa chính quyền và đối lập chưa được hoạch định.

Dầu sao, với lời kêu gọi nói trên, Giáo hội Cuba đã một lần nữa thể hiện tính năng động trong một đất nước đang bắt đầu chuyển đổi, ít ra là về mặt kinh tế. Bên cạnh cuộc đối thoại đã giúp cho nhiều tù chính trị được tự do, Giáo hội Công giáo Cuba đã tuyên bố ủng hộ các cải cách kinh tế của chính phủ Raoul Castro. Gần đây, các lãnh đạo Giáo hội còn đề nghị được tham gia vào một số lĩnh vực kinh tế, như các dịch vụ y tế ở Cuba.

22/6/11

Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ ngừng can dự vào tranh chấp Biển Đông

Tàu tuần hải 31 của Trung Quốc ở Biển Đông (DR)
Tàu tuần hải 31 của Trung Quốc ở Biển Đông (DR)
Thanh Phương 22/6/2011
 
Theo hãng tin Reuters, hôm nay thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải vừa yêu cầu Hoa Kỳ nên rút ra khỏi tranh chấp chủ quyền Biển Đông, cho rằng sự can dự của Mỹ có thể khiến tình hình xấu đi. Ông Thôi Thiên Khải còn khẳng định rằng Trung Quốc rất lo ngại do những "hành động gây hấn thường xuyên của các bên khác trên Biển Đông".

Tuyên bố của thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải được đưa ra sau khi thượng nghị sĩ John McCain tại một cuộc hội thảo ở Washington hôm thứ hai vừa qua đã kêu gọi Hoa Kỳ giúp các nước Đông Nam Á tăng cường lực lượng trên biển để đối phó với những đòi hỏi chủ quyền « không có cơ sở vững chắc » của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trong khi đó, theo hãng tin AP, các giới chức Philippines hôm nay cho rằng quân đội Mỹ có nghĩa vụ giúp bảo vệ binh lính, chiến hạm và phi cơ của Philippines chiếu theo Hiệp ước Tương trợ Phòng thủ ký năm 1951 giữa hai nước, nếu quân đội Philippines bị tấn công ở vùng quần đảo Trường Sa.

Chiếu theo hiệp ước Mỹ- Philippines 1951, nước này có nghĩa vụ giúp nước kia phòng thủ trong trường hợp bị một quốc gia khác tấn công trên lảnh thổ chính quốc hoặc trên vùng Thái Bình Dương. Nhưng vấn đề đang được đặt ra là hiệp ước này có thể được áp dụng trong trường hợp quân đội Philippines bị tấn công trên một vùng lãnh thổ đang tranh chấp với Trung Quốc và một số nước khác hay không.

Hãng tin AP cho biết, theo một tài liệu của Bộ Ngoại giao Philippines, do vùng Thái Bình Dương mà hiệp ước 1951 quy định bao gồm cả Biển Đông, nên Washington có nghĩa vụ giúp bảo vệ quân đội Philippines nếu họ bị tấn công ở khu vực Trường Sa. Nhưng đại sứ quán Mỹ ở Manila từ chối thảo luận về chi tiết của việc thi hành hiệp ước nói trên.

Trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông gia tăng, một tờ báo của Hồng Kông hôm qua loan tin là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc sẽ hoạt động thử trên biển vào ngày 1/7 tới, tức là sớm hơm dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, theo kế hoạch, chiếc hàng không mẫu hạm này đến tháng 10 năm 2012 với chính thức đi vào hoạt động.

Chiếc tàu dài 300 mét này nguyên là một chiến hạm từ thời Liên Xô mà Trung Quốc đã mua lại của Ukraina vào năm 1998. Mãi đến đầu tháng 6 vừa qua, quân đội Trung Quốc mới chính thức công nhận sự hiện hữu của chiếc hàng không mẫu hạm, biểu tượng cho tham vọng của Bắc Kinh trên biển.

Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dọa sử dụng biện pháp quân sự đối với Việt Nam

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng bảo vệ lãnh hải của mình (DR)
Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng bảo vệ lãnh hải của mình (DR)
Thanh Phương 22/6/2011
 
Tờ Global Times (Hoàn cầu Thời báo), một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong bài xã luận đăng ngày hôm qua, đã cảnh cáo Việt Nam là Bắc Kinh sẽ thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả hành động quân sự, để bảo vệ quyền lợi của mình ở Biển Đông. Kể từ khi căng thẳng về chủ quyền trên Biển Đông gia tăng, đây là lần đầu tiên mà Bắc Kinh đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam.

Trong bài xã luận nói trên, tờ Hoàn cầu Thời báo viết rằng, nếu không tìm được một « giải pháp hòa bình » cho các tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc sẽ buộc phải sử dụng lực lượng hải quân và hải giám để bảo vệ lãnh hải của mình. Tờ báo viết : « Nếu Việt Nam muốn gây ra chiến tranh trên biển Hoa Nam, Trung Quốc sẽ nhất quyết đáp ứng mong muốn đó. Trung Quốc có đủ sức mạnh để đè bẹp các hạm đội từ Việt Nam. Trung Quốc sẽ không nương tay với đối thủ. ».
Bắc Kinh đã giận dữ kể từ khi Việt Nam tuyên bố hoan nghênh Hoa Kỳ can dự vào vấn đề Biển Đông, một vấn đề mà cho tới nay, Trung Quốc vẫn đòi là phải được giải quyết trên cơ sở song phương. Tờ Hoàn cầu Thời báo đã đăng bài xã luận nói trên sau khi thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, phát biểu tại một cuộc hội thảo về Biển Đông ở Washington, hôm thứ hai vừa qua đã kêu gọi Hoa Kỳ giúp các nước Đông Nam Á phát triển lực lượng hải quân để đối phó với Trung Quốc. Theo ông McCain, chính những đòi hỏi chủ quyền « không vững chắc » và thái độ hung hăng của Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.

Nhưng báo chí Trung Quốc, đặc biệt là những tờ báo Anh ngữ như Global Times hay China Daily, trong những ngày qua vẫn liên tục khẳng định ngược lại. Tờ China Daily hôm nay đã đăng ý kiến một học giả thuộc Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải cho rằng « nguồn gốc của tranh chấp trên biển Hoa Nam hiện nay là do những hành động đơn phương của Việt Nam và Philipppines ». Vị học giả này cho rằng, « Hoa Kỳ, quốc gia không thuộc khu vực này, đã đổ thêm dầu vào lửa, khi đòi tự do lưu thông hàng hải và mở các cuộc tập trung ở các vùng biển của Trung Quốc ».

Tác giả bài viết trên tờ China Daily còn đề nghị là Trung Quốc trước hết phải nói rõ cho quốc tế viết lập trường của mình về vấn đề Biển Đông, thứ hai là Trung Quốc phải bám lấy nguyên tắc « cùng phát triển những vùng đang tranh chấp » và thứ ba là chính phủ phải lập ra một cơ quan cao cấp về các vấn đề biển để phối hợp hành động, đồng thời khẳng định đường ranh giới hình chữ U ( mà dân Việt Nam vẫn gọi là đường lưỡi bò ) trên Biển Đông.

Như vậy là một mặt đe doạ dùng vũ lực đối với Việt Nam, mặt khác, báo chí chính thức bằng Anh ngữ của Trung Quốc vẫn cố gắng làm cho công luận quốc tế nghĩ rằng chính những nước khác trong khu vực như Việt Nam và Philippines đang « gia tăng nỗ lực khai thác tài nguyên và lấn chiếm quần đảo Nam Sa ( Trường Sa ) và Tây Sa ( Hoàng Sa ) của Trung Quốc".

21/6/11

Triển lãm Hàng không và Không gian Quốc tế Le Bouget 2011


1982 nhà triển lảm đến từ 46 quốc gia, 142 máy bay được trưng bày, trong đó có 42 chiếc bay biểu diễn, 138 ngàn khách doanh nghiệp, nhà chuyên môn, gần 200 ngàn khách công chúng. Đó là những con số của Triển lãm hàng không và không gian quốc tế Le Bourget 2009. Cuộc triển lãm Le Bourget năm nay ( 20/6 đến 23/6 dành cho giới doanh nghiệp, nhà chuyên môn và từ 24 đến 26/6 dành cho công chúng ) được dự báo là sẽ vượt qua những số liệu nói trên.

Triển lãm Le Bourget rất được quân đội nhiều nước trên thế giới quan tâm. Trong ảnh là một phái đoàn quân đội Vìệt Nam đang nghe giải thích về các loại tên lửa được trưng bày tại triển lảm. Tò mò, tôi hỏi thử: « Thế các ông có định mua ít tên lửa về ( để đánh trả Trung Quốc, bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa ) không ? ». « Không », một viên sĩ quan trong đoàn Việt Nam trả lời, « chúng tôi chỉ đến xem, chứ chưa tính mua gì đâu ».


Chiếc Airbus A380 khổng lồ trong màu cờ Hàn Quốc của hãng Korea Air. Do bị một tai nạn nhỏ ( khi di chuyển trên mặt đất vào trước ngày khai mạc đã đụng cánh vào một tòa nhà tại khu triển lãm ), nên A380 không thể bay biểu diễn trên bầu trời Le Bourget được.


Cách không xa chiếc A380 là đối thủ Boeing 747 kiểu mới nhất. Le Bourget bao giờ cũng là nơi mà Airbus và Boeing giao chiến trực diện qua việc công bố hàng loạt hợp đồng mua máy bay.


Ai cũng muốn lên xem bên trong chiếc phi cơ vận tải quân sự khổng lồ này của Mỹ.


Phi cơ vận tải quân sự A400M do Airbus chế tạo. Tập đoàn châu Âu hy vọng sẽ bán được hàng trăm chiếc sau triển lãm Le Bourget lần này.
 

Chiến đấu cơ F-15 của Mỹ bao giờ cũng trực chiến tại mỗi lần triển lãm Le Bourget.
 
Đây, máy bay không người lái RQ-7, biệt hiệu “Shadow”, từng được quân đội Mỹ sử dụng để thám thính trong chiến tranh Irak.


Sukhoi Superjet 100  đang “ băng qua đường” để ra phi đạo biểu diễn cho công chúng xem. Với chiếc Superjet 100  kiểu mới này ( do Sukhoi hợp tác chế tạo với Boeing và Snecma Moteurs ), Nga hy vọng sẽ chinh phục thị trường thế giới.

 Sukhoi Superjet 100 đang biểu diễn vài đường lã lướt trên không.


Đúng là “cưng như trứng, hứng như hoa”, khách mời danh dự của Le Bourget năm nay, máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse, được bảo vệ kỹ lưỡng trong căn nhà này.  Rất tiếc là do thời tiết quá xấu, Solar Impulse đã không thể bay biểu diễn trong hai ngày đầu của cuộc triển lãm. Dầu sao, Solar Impulse cũng đã đi vào lịch sử như là một máy bay đầu tiên bay suốt ngày đêm mà không cần một nhiên liệu nào ngoài năng lượng mặt trời. Dài bằng một chiếc A320 ( 64 m ), nhưng Solar Impulse chỉ nặng bằng một chiếc xe hơi hạng trung ( 1,6 tấn ).


Maquette của Falcon 7X, máy bay chuyên dụng doanh nghiệp do hãng Dassault Aviation chế tạo.  Falcon 7X vừa được cải tiến thêm sau một trục trặc kỹ thuật vào tháng 5 vừa qua. Đây là mộg trong những chiếc nằm trong đội máy bay của tổng thống Pháp. Ông Sarkozy thường dùng máy bay này để đi thăm các tỉnh.

 

Lần đầu tiên tại Le Bourget ( đúng hơn là lần đầu tiên ở nước ngoài ), hãng chế tạo máy bay COMAC của Trung Quốc giới thiệu C919 dưới dạng maquette. COMAC có tham vọng dùng C919 để cạnh tranh với Airbus A320 và Boeing737. Theo dự kiến, C919 sẽ được giao cho khách hàng vào năm 2016 để phục vụ cho các tuyến bay đường ngắn và trung. Có ai dám đi máy bay made in China không?

18/6/11

Mỹ và Việt Nam cùng kêu gọi tự do lưu thông hàng hải trên Biển Đông

Đối thoại về Chính trị An ninh Quốc phòng Mỹ - Việt lần thứ tư tại Washington (DR)
Đối thoại về Chính trị An ninh Quốc phòng Mỹ - Việt lần thứ tư tại Washington (DR)
Thanh Phương 18/6/2011
 
Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi hai nước kết thúc cuộc Đối thoại về chính trị, an ninh và quốc phòng lần thứ tư tại Washington hôm qua, 17/6/2011. Bản thông cáo chung ghi rõ : "Các bất đồng trên Biển Đông phải được giải quyết thông qua một tiến trình ngoại giao, không sử dụng vũ lực và bao gồm toàn bộ các bên có liên hệ".

Trong bản thông cáo chung, phái đoàn hai nước Mỹ và Việt Nam còn nhấn mạnh : « Việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông là nằm trong lợi ích của cộng đồng quốc tế». Theo đó, những sự cố xảy ra trong vùng đang gây quan ngại về an ninh hàng hải, đặc biệt là quyền tự do lưu thông, phát triển kinh tế và thương mại mà không gặp cản trở và việc tôn trọng công pháp quốc tế ».

Phái đoàn hai nước Mỹ-Việt Nam cũng tuyên bố ủng hộ các cuộc thương lượng giữa ASEAN với Trung Quốc để thông qua một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, thay thế cho Bản tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, ký vào năm 2002.

Theo nhận định của AFP, mặc dù quá khứ chiến tranh, Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhanh chóng phát triển quan hệ, một phần là do căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội với Bắc Kinh. Trong một cuộc họp báo ngày thứ hai vừa qua, thượng nghị sĩ Jim Webb đã cho rằng tình hình Biển Đông đã giúp thúc đẩy quan hệ Mỹ Việt . Theo ông Jim Webb, Hoa Kỳ cần tỏ thái độ cứng rắn hơn trên vấn đề Biển Đông. Cho tới nay, về mặt chính thức, Washington không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền.

Hãng tin AFP nhắc lại, tuy hầu hết ủng hộ mối quan hệ nồng ấm hơn với Hà Nội, nhiều nghị sĩ Mỹ vẫn chỉ trích mạnh mẽ Việt Nam về những vi phạm nhân quyền và đòi hỏi Việt Nam phải có những tiến bộ trong lĩnh vực này, đổi lại mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ.

Cũng về Biển Đông, Philippines đã phản đối Trung Quốc tại một cuộc họp ở Liên hiệp quốc về việc Bắc Kinh giành chủ quyền khu vực Reed Bank của Philippines.

Cuộc họp giữa các bên ký kết Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển ( UNCLOS ) đã diễn ra từ ngày 13 đến 17/6 tại Liên hiệp quốc. Tại cuộc họp này, phái đoàn của Manila đã phản đối mưu đồ Trung Quốc mở rộng các vùng biển tranh chấp ra vùng biển và thềm lục địa hoàn toàn thuộc chủ quyền và/hoặc quyền tài phán của Philippines trên Biển Đông ( mà nay Manila đặt tên lại là Biển Tây Philippines ).

Theo Bộ Ngoại giao Philippines, đại diện các nước Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Singapore cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết duy trì hòa bình và an ninh trên Biển Đông và đến tính thượng tôn của UNCLOS, được coi như là bản « Hiến pháp » của thế giới về các đại dương.

Trung Quốc phô trương lực lượng trên Biển Đông

Tàu Tuần hải 31 của hải quân Trung Quốc (DR)
Tàu Tuần hải 31 của hải quân Trung Quốc (DR)
Thanh Phương 18/6/2011
 
Hôm qua, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đã chiếu cảnh các tàu tuần tra của Trung Quốc nả súng liên tục vào một mục tiêu dường như là một đảo không người ở, bên trên là hai chiến đấu cơ bay yểm trợ. Bản tin cho biết có hai chiến đấu cơ và 14 chiến hạm tham gia tập trận, bao gồm các cuộc tập luyện chống tàu ngầm và đổ bộ.

Đó là cuộc tập trận mà hải quân Trung Quốc đã tiến hành trong ba ngày, trong đó có việc tập bắn đạn thật, mà tờ Hoàn Cầu Thời báo loan tin hôm qua. Không rõ là cuộc tập trận nói trên diễn ra lúc nào, nhưng theo Hoàn Cầu Thời báo, đây là lần đầu tiên Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mở cuộc tập trận chung giữa lực lượng tuần dương và lực lượng hải giám ở khu vực chung quanh đảo Hải Nam.

Không chỉ có tập trận, hôm thứ tư vừa qua, Trung Quốc còn điều động tàu hải giám lớn nhất, tàu Tuần hải 31, đến khu vực Biển Đông. Về mặt chính thức, chiếc tàu này sẽ đậu tại cảng Singapore trong hai tuần trong khuôn khổ các trao đổi về tìm kiếm cứu nạn, chống hải tặc và quản lý bến cảng. Hôm qua, Trung Quốc vừa loan báo kế hoạch tăng cường lực lượng hải giám, nâng số tàu lên 520 chiếc vào năm 2020.

Như vậy, mặc dù Bắc Kinh cam kết sẽ không sử dụng vũ lực trong việc tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Việt Nam, nhưng qua những hành động nói trên, rõ ràng là Bắc Kinh muốn phô trương lực lượng trên Biển Đông nhằm cảnh cáo Hà Nội, sau khi Việt Nam tiến hành huấn luyện bắn đạn thật trên Biển Đông, tại khu vực đảo Hòn Ông, thuộc tỉnh Quảng Nam. Hà Nội khẳng định đây chỉ là một cuộc huấn luyện « thông thường » hàng năm, nhưng các nhà phân tích Trung Quốc lại xem đây là một « hành động khiêu khích ».

Không chỉ tập bắn đạn thật, Việt Nam trên nguyên tắc cũng sẽ luyện tập chung với Mỹ vào tháng tới. Các giới chức Đệ thất hạm đội của Hoa Kỳ vào đầu tuần đã xác nhận là một khu trục hạm Mỹ sẽ cập bến cảng Đà Nẵng vào tháng tới để tham gia hoạt động luyện tập tìm kiếm cứu hộ với hải quân Việt Nam, trong khuôn khổ các cuộc luyện tập thưòng niên với các đồng minh và các đối tác trong khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, cuộc tập trận chung Mỹ-Việt nếu thật sự diễn ra vào tháng tới chắc chắn sẽ gặp phản ứng của Trung Quốc.

Hải quân Philippinnes sẽ tập trận chung với đồng minh Hoa Kỳ trong 11 ngày, kể từ ngày 28/6/2011. Trước mắt, Manila cũng biểu dương lực lượng theo kiểu của mình khi hôm qua thông báo sẽ gởi một chiến hạm đến vùng Biển Đông. Tuy nhiên, phát ngôn viên quân đội Philippines hôm nay đã giảm nhẹ ý nghĩa cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông, cho rằng đó là chuyện « bình thường ».

Về phần Indonesia, hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, hôm nay vừa lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên bắt đầu ngay cuộc thương lượng để thông qua một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Nhưng tiếng nói của Indonesia, quốc gia đang có quan hệ rất hữu hảo với Trung Quốc, bây giờ chẳng có trọng lượng gì đáng kể và nói chung, ASEAN đang hoàn toàn bất lực trước căng thẳng gia tăng trên Biển Đông.

17/6/11

Sáu tháng sau Cách mạng Hoa Nhài, người dân Tunisia tin tưởng vào tương lai

Một phần tư dân Tunisia hiện vẫn sống dưới ngưỡng nghèo khó
Một phần tư dân Tunisia hiện vẫn sống dưới ngưỡng nghèo khó
MCT via Getty Images
Thanh Phương 17/6/2011

Khi châm lửa tự thiêu ngày 17/12 năm ngoái, Mohamed Bouazizi, một thanh niên bán hàng rong ở Sidi Bouzid, Tunisia, chỉ muốn tỏ thái độ phẫn uất trước việc cảnh sát tịch thu phương tiện sinh sống của anh. Nhưng có lẽ anh không ngờ là hành động tuyệt vọng này sẽ châm ngòi cho một cuộc cách mạng làm rúng động thế giới Ả Rập, lật đổ hai nhà độc tài Ben Ali ở Tunisia và Mubarak tại Ai Cập, đồng thời đe dọa các chế độ Libya, Yemen, Bahrein và Syria.

Sáu tháng sau sự kiện được gọi là Cách mạng Hoa Nhài hay còn được mệnh danh là « mùa xuân Ả Rập », mọi việc đã không diễn ra xuông xẻ tại hai nước thoát khỏi chế độ độc tài như Tunisia và Ai Cập và tình hình vẫn rất phức tạp tại những nước như Libya và Syria.

Là nước đi tiên phong trong phong trào dân chủ thuộc khối Ả Rập, Tunisia tương đối ổn định hơn các nước kia, tức là không bị rơi vào nội chiến và cũng không gặp tình trạng bạo động quá lớn.Về mặt chính trị, cuộc tuyển cử tự do đã được ấn định vào ngày 23/10 tới để bầu ra một Quốc hội lập hiến. Nhưng vấn đề là sân khấu chính trị Tunisia đã trở nên manh mún, vì trong những tháng qua, các chính đảng mọc lên như nấm. Hiện nay tổng cộng có đến hơn 90 đảng phái khác nhau với đủ mọi xu hướng, khiến cử tri chẳng biết đường nào mà lần, nhất là vì chẳng có nhân vật nào thật sự nổi trội như là một lãnh tụ tương lai.

Về mặt kinh tế, tình hình đang rất bi đát, bởi lẽ sau Cách mạng Hoa Nhài, số du khách quốc tế sụt giảm rất mạnh, trong khi đây là một trong những nguồn thu nhập chính của nước này. Theo dự báo của bộ trưởng Du lịch Tunisia hôm thứ tư vừa qua, thu nhập của ngành này trong năm nay sẽ giảm đến phân nửa. Bên cạnh đó, Tunisia còn gánh chịu hậu quả của chiến tranh Libya, tức là phải đón nhận khoảng 500 ngàn người tỵ nạn ở biên giới. Chính vì những khó khăn kinh tế trong nước, mà ngày càng có nhiều người Tunisia tìm đường vượt biên sang châu Âu.

Nói chung, sau những ngày vui sướng, phấn khởi, vì đã lật đổ chế độ Ben Ali, người dân Tunisia nay phải đối diện với thực tế, đó là không phải cứ thoát khỏi độc tài là cuộc sống trở nên tươi đẹp ngay. Tuy nhiên, theo kết quả một cuộc thăm dò do Viện Sigma thực hiện, hơn 70% người dân Tunisia tin tưởng vào tương lai.

Để xây dựng tương lai trên một cơ sở lành mạnh hơn, thì phải thanh toán những tàn dư của quá khứ. Vào thứ hai tới, 20/6/11, tòa án Tunis sẽ bắt đầu xử khiếm diện cựu tổng thống Ben Ali và vợ, hiện đang sống lưu vong ở Ả Rập Xê Út, sau 23 năm độc quyền lãnh đạo Tunisia. Vấn đề là chính quyền Ả Rập Xê Út không hề muốn giao nộp Ben Ali cho Tunisia, cho nên phiên xử cũng sẽ không thỏa mãn đòi hỏi công lý của người dân nước này.

Nhưng sáu tháng là một khoảng thời gian quá ngắn, so với hơn 20 năm sống trong sự kềm kẹp. Nếu có một câu tóm lược một cách hùng hồn thành quả của Cách mạng Hoa Nhài, chúng ta có thể trích câu nói của Lina Ben Mhenni, một trong những blogger nổi tiếng của Tunisia : « Chúng tôi đã gạt bỏ được cái sợ ».

Cũng giống như tựa một cuốn sách của lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi « Tự giải phóng khỏi cái sợ », khi người dân không còn sợ đàn áp, bắt bớ, tù đày, khi lòng khao khát tự do đủ sức mạnh để chế ngự sự hèn yếu, thì mọi chế độ độc tài đều cáo chung. Chính vì lý do đó mà những chế độ như Trung Quốc và Việt Nam rất lo ngại ảnh hưởng của « mùa xuân Ả Rập ».

15/6/11

Việt Nam chứng tỏ quyết tâm bảo vệ lãnh hải trên Biển Đông

Tàu hải quân Việt Nam (ảnh:www.hcmutrans.edu.vn)
Tàu hải quân Việt Nam (ảnh:www.hcmutrans.edu.vn)
Thanh Phương 15/6/2011
Giới lãnh đạo Việt Nam một mặt tỏ thái độ kiên quyết với Trung Quốc, nhưng mặt kia vẫn muốn kềm chế sự bộc phát tinh thần dân tộc trong nước, mặc dù nhiều nhà trí thức trong những ngày qua đã kêu gọi chính quyền nên dựa vào dân để chống đỡ mưu đồ xâm lăng của Bắc Kinh.

Ngày thứ hai vừa qua, 13/6/2011, chính phủ Việt Nam đã ban hành một nghị định quy định những trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1/8. Nghị định đã được một số tờ báo chính thức loan tải mà không có một lời giải thích nào và trên mạng cũng có rất nhiều người thắc mắc là vì sao chỉ nói đến những trường hợp miễn gọi nhập ngũ ?

Trong bối cảnh mà căng thẳng trên Biển Đông gia tăng sau những hành động gây hấn của Trung Quốc, theo một số nhà phân tích, nghị định nói trên là nhằm chứng tỏ Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình.

Trước khi ban hành nghị định về nhập ngũ, ngày 8/6, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011 tại thành phố Nha Trang, đã tuyên bố : “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.”

Một dấu hiệu đáng chú ý khác, đó là Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 11/6 vừa qua đã đăng một bài báo lên án điều mà tờ báo này gọi là « Những bước đi có tính toán, có hệ thống của Trung Quốc trên Biển Đông ». Theo bài báo, Trung Quốc đang cố gắng phức tạp hóa vấn đề Biển Đông để thực hiện các mưu đồ của họ, bằng việc « biến cái của người khác thành của mình, biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, đòi chia sẽ tài nguyên và quyền kiểm soát biển trên vùng biển của những nước khác, dưới chiêu thức ''gác tranh chấp cùng khai thác'' ».

Thật ra thì từ nhiều ngày trước, các tờ báo chính thức khác ở Việt Nam cũng đã thi nhau phân tích mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, nhưng việc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam có lời lẽ nặng nề như thế cho thấy Hà Nội không còn kiêng nể đồng chí Bắc Kinh nữa.

Bên cạnh việc lên án những hành động của Trung Quốc, hôm thứ hai vừa qua, Việt Nam đã tổ chức huấn luyện bắn đạn thật trên Biển Đông. Đồng thời, báo chí Việt Nam lần đầu tiên đã đăng những hình ảnh về các chiến hạm « hiện đại » và các vũ khí mà các chiến hạm này được trang bị.

Không những thế, ngày 10/6 vừa qua, Việt Nam đã chính thức kêu gọi cộng đồng quốc tế (kể cả Hoa Kỳ) can thiệp vào vấn đề Biển Đông qua tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao : « Mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông đều được hoan nghênh. »

Đó là nói về những động thái của giới lãnh đạo Hà Nội đối với Bắc Kinh, nhưng còn về tiếng nói của người dân trong vấn đề này là như thế nào ? Trong hai ngày chủ nhật 5/6 và 12/6 ở Hà Nội và Sài Gòn đã diễn ra các cuộc biểu tình tuần hành phản đối Trung Quốc, với sự tham gia của hàng ngàn người, đa số là giới trẻ.

Cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra tương đối êm xuôi, vì chính quyền Việt Nam chỉ cản chứ không cấm, nhưng trong cuộc biểu tình thứ hai, công an đã mạnh tay hơn, dùng mọi thủ đoạn để ngăn chận biểu tình, kể cả bắt giữ một cách thô bạo những người bị xem là cầm đầu. Không khí khủng bố bao trùm đường phố.

Như vậy, giới lãnh đạo Việt Nam một mặt tỏ thái độ kiên quyết với Trung Quốc, nhưng mặt kia vẫn muốn kềm chế sự bộc phát tinh thần dân tộc trong nước, mặc dù nhiều nhà trí thức trong những ngày qua đã kêu gọi chính quyền nên dựa vào dân để chống đỡ mưu đồ xâm lăng của Bắc Kinh. Hơn nữa, trong trường hợp chiến tranh Việt - Trung tái diễn, nếu chiếu theo nghị định mà chính phủ vừa ban hành, những người cầm súng ra trận sẽ là những người dân bình thường, chứ không phải là những người « có vị trí chủ chốt trong cơ quan Nhà nước, Đảng », « có trình độ cao cấp về chuyên môn » hay « có tay nghề cao ».

Hải quân Trung Quốc xác quyết chủ quyền ở những vùng biển đang tranh chấp

Thanh Phương 15/6/2011
 
Theo tờ New York Times hôm nay, Hải quân Trung Quốc đang cố gắng xác quyết chủ quyền ở những vùng biển đang tranh chấp. Theo tờ báo này, hình ảnh các chiến hạm Trung Quốc chạy giữa các đảo của Nhật Bản trên vùng biển Thái Bình Dương để tham gia tập trận ở Thái Bình Dương đã nhanh chóng lan truyền vào tuần trước, khiến Bộ trưởng Quốc phòng Nhật phải bày tỏ mối « quan ngại nghiêm trọng ».

New York Times nhắc lại là trong những tuần qua, Việt Nam, Philippines và cả Nhật Bản đều đã bày tỏ mối quan ngại hoặc chính thức phản đối về những hành động trên biển của Trung Quốc.

Theo các giới chức Mỹ, một trong những mục tiêu chính của Hải quân Trung Quốc là hiện đại hóa để có thể hoạt động tại một khu vực mà cho tới nay Mỹ vẫn chiếm thế thượng phong, đó là vùng biển Tây Thái Bình Dương, tức là phía Đông các đảo của Nhật Bản, Đài Loan và Philippines.

Tờ New York Times trích lời Lyle Goldstein, một giáo sư thuộc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, thuộc Học viện Hải chiến Mỹ, dự báo là các cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc tại khu vực này sẽ trở nên thường xuyên hơn, nhất là khi mà Bắc Kinh đưa vào sử dụng hàng không mẫu hạm.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào tuần trước khẳng định rằng những chiến hạm Trung Quốc được nhìn thấy giữa các đảo Okinawa và Miyako hoạt động đúng theo công pháp quốc tế, với mục đích là mở một cuộc « huấn luyện » thông thường, « theo kế hoạch huấn luyện hàng năm » của quân đội Trung Quốc.

Nhưng vào thứ sáu tuần trước Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa cho biết là kể từ năm 2008, ngày càng có nhiều hoạt động của các chiến hạm Trung Quốc ở vùng biển Okinawa. Vào tháng 4 năm ngoái, một hạm đội hùng hậu của Trung Quốc đã đi ngang qua gần đảo Okinawa. Khi một trong hai khu trục hạm của Nhật bám theo hạm đội Trung Quốc, một trực thăng của Trung Quốc đã bay cách tàu này rất thấp.

Bernard D. Cole, một cựu sĩ quan Hải quân Mỹ giảng dạy tại Học viện Hải chiến cho biết ông nghe nói là Hải quân Trung Quốc đang tìm cách mở rộng quyển kiểm soát sang các tàu ngư chính và các lực lượng tuần duyên khác.

Trong những năm gần đây, các tàu loại này đã là trung tâm điểm các vụ đụng độ trên Biển Đông. Theo các quan chức ngoại quốc và các nhà phân tích, các vụ va chạm trên Biển Đông năm nay có nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự.

13/6/11

Nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng một cách đáng ngại

Một siêu thị ở Hà Nội. Ảnh chụp tháng 5/2005.
Một siêu thị ở Hà Nội. Ảnh chụp tháng 5/2005.
Reuters
Thanh Phương 13/6/2011
 
Ngoài hiểm họa Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải trên Biển Đông, Việt Nam còn đang phải đối đầu với một cuộc xâm lăng khác về mặt kinh tế, thể hiện qua con số nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng lớn và tình trạng hàng hóa Trung Quốc, trong đó có nhiều hàng độc hại, đang tràn ngập thị trường Việt Nam.

Trung Quốc hiện nay đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt qua cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi hiệp định tự do mậu dịch ASEAN-Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/7/2005. Mức nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây, từ mức 2,67 tỷ đôla năm 2005 vọt lên tới 12,7 tỷ đôla năm 2010, tức là tăng gần gấp 5 lần!

Theo các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, trong 5 tháng đầu năm nay, mức thâm thủng mậu dịch, tức là nhập siêu, của Việt Nam chưa gì đã lên tới khoảng 6,5 tỷ đôla và trong đó, phần lớn vẫn là nhập siêu từ Trung Quốc. Nói chung, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc hiện là lớn nhất.

Cho đến nay, Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu thô, khoáng sản, nông lâm thủy sản, trong khi Trung Quốc bán sang Việt Nam chủ yếu là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, phụ tùng, hàng chế biến phep theo nguyên liệu như vải, chất dẻo. . . để Việt Nam chế biến hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Trả lời phỏng vấn ban Việt ngữ RFI, ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư ( Invest Consult Group ) cho rằng nhập siêu từ Trung Quốc là vấn đề rất nan giải và đang gây rất nhiều khó khăn cho ngành sản xuất của Việt Nam.

Còn theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách ( VERP ) thuộc Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, “chính sách thương mại và công nghiệp của Việt Nam chưa phát huy được tác dụng trước làn sóng hàng Trung Quốc đa dạng và giá rẻ. Việt Nam cũng thiếu vắng những hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Không những thế, Trung Quốc lại biết tận dụng lợi thế của các thỏa thuận thương mại khu vực.”

Ngược lại, theo VERP, “hàng hóa của Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém cả về giá cả và chất lượng nên khó thâm nhập thị trường Trung Quốc. Nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc là khoáng sản và nông lâm thủy sản với số lượng nhỏ, giá cả bấp bênh.”

Để giải bài toán nhập siêu từ Trung Quốc, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, giám đốc VERP cho rằng, “cần có các giải pháp đồng bộ, không chỉ về chính sách thương mại mà cả về chính sách đầu tư, chính sách công nghiệp trong cơ chế chọn nhà thầu khoán.”. Nhưng nói thì dễ, theo ông Nguyễn Đức Thành “đây hoàn toàn không phải là điều đơn giản trước sự hiện hữu ngày càng lớn của kinh tế Trung Quốc trên toàn thế giới.”

Bên cạnh tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc, một vấn còn nghiêm trọng hơn cả đó là sự tràn ngập hàng hoá Trung Quốc trên khắp Việt Nam.

Tờ Sài Gòn Giải Phóng Online ngày 8/6 vừa qua đã có bài báo động về tình trạng hàng giá rẻ vừa kém chất lượng, vừa độc hại của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam, như đồ chơi trẻ em có nồng độ chì vượt mức cho phép, điện thoại iPhone made in China mới xài có hai tuần sóng đã chập chờn, tiếng còn tiếng mất, radio sau một tháng tiếng phát ra như người bị nghẹt mũi.

Nguy hiểm hơn cả là nhiều thực phẩm ở Việt Nam hiện nay dùng các chất phẩm màu gây ung thư có nguồn gốc từ Trung Quốc, chưa kể sữa nhiễm melamine, trứng gà, gia vị lẫu, tương ớt có nguy cơ gây ngộ độc hoặc ung thư. Ngay cả chăn đệm, quần áo Trung Quốc cũng đe doạ sức khoẻ con người vì có chất formadehyde gây hại cho da. Rồi còn phải kể đến trà trân châu bằng polymer, trứng gà giả. Đồ trang sức made in China cũng kinh khủng không kém.

Mới đây lại có thông tin về ly cốc thủy tỉnh của Trung Quốc bị nhiễm độc chì nhưng vẫn được ồ ạt nhập vào bán ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Buồn cười hơn nữa là chuyện taxi đang chạy bị rớt hai bánh xảy ra ngày 7/6 vừa qua tại thành phố Huế. Thì ra đó là một chiếc xe do hãng Lifan của Trung Quốc sản xuất!

Trước sự độc hại của nhiều mặt hàng Trung Quốc, một số người tiêu dùng ở Việt Nam, nhất là những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên, đã bắt đầu tẩy chay rau quả Trung Quốc, chuyển sang mua rau quả nhập từ Mỹ, Úc hay New Zealand, an toàn hơn. Ngay cả những người thu nhập thấp cũng quay sang mua rau quả Việt Nam, ít ra bảo đảm là không bị nhiễm độc.

Những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam trong những ngày qua đang làm dấy lên thêm phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc, đẩy mạnh tinh thần “ Người Việt dùng hàng Việt”. Nhưng nếu, ngành công nghiệp Việt Nam không đủ sức tạo ra những hàng hóa vừa giá rẻ, vừa bảo đảm chất lượng, cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, thì phong trào dùng hàng nội hóa cũng chẳng đi đến đâu. Cũng như nếu các nhà quản lý không đủ sức ngăn chận những ngõ nhập hàng ồ ạt qua biên gìới phía Bắc, thì các sản phẩm độc hại của Trung Quốc tiếp tục đe dọa sức khỏe của người dân Việt Nam.

11/6/11

Báo Trung Quốc: "Việt Nam hãy đọc lại lịch sử"

Hải quân Việt Nam tuần tra tại Trường Sa.
Hải quân Việt Nam tuần tra tại Trường Sa.
Reuters
Thanh Phương 11/6/2011
 
 Hôm nay, tờ nhật báo Global Times của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cảnh báo Việt Nam là phải biết kềm chế, nếu không muốn là kẻ thua cuộc trong việc tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Trong bài xã luận, tờ báo này lên án Hà Nội là đang sử dụng “ hình thức hạ cấp nhất của chủ nghĩa dân tộc để gây hiềm khích giữa hai nhân dân hai nước”. Global Times viết rằng: “ Hà Nội dường như tìm cách hóa giải áp lực nội bộ và khích động tinh thần trong nước, đồng thời lôi kéo thêm sự quan tâm của quốc tế vào vấn đề tranh chấp Biển Đông”. Tờ báo kết luận: “ Nếu Việt Nam tiếp tục gây rối, nghĩ rằng càng gây rối, càng có lợi, thì chúng tôì muốn nhắc những người hoạch định chính sách ở Việt Nam là hãy đọc lại lịch sử.”

Hôm qua 10/6, Hải quân Việt Nam loan báo sẽ tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật vào thứ Hai tới trên Biển Đông.Hãng tin DPA hôm nay trích lời một sĩ quan cao cấp Hải quân Việt Nam xác định là cuộc thao dượt quân sự đó diễn ra ở khu vực đảo Hòn Ông, cách bờ biển tình Quảng Nam 150 km, tức là nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế ở Việt Nam. Địa điểm diễn tập nằm cách quần đảo Hoàng Sa 250 km và cách quần đảo Trường Sa đến 1.000 km.

Hôm qua, 10/6, phát ngôn viện Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cũng tuyên bố : “Đây là hoạt động huấn luyện thông thường hàng năm tại khu vực Hải quân Việt Nam vẫn thường xuyên huấn luyện theo chương trình và kế hoạch của Quân đội Nhân dân Việt Nam”.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên mà Việt Nam thông báo trước một cuộc diễn tập như vậy. Việc loan báo này khiến căng thẳng trên vấn đề chủ quyền Biển Đông tăng thêm một nấc, sau hai vụ tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận Việt Nam và cắt dây cáp của các tàu thăm dò dầu khí của công ty PetroVietnam.

Những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông đã gây phẫn nộ trong dư luận Việt Nam. Ngày Chủ nhật tuần trước, hàng ngàn người, đa số là thanh niên, đã biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn theo lời kêu gọi được lan truyền trên các mạng xã hội. Một lời kêu gọi tham gia các cuộc biểu tình mới vào ngày mai, 12/6 cũng đang được phổ biến rộng rãi trên Internet. Nhưng chưa biết là lần này chính quyền Việt Nam có sẽ lại ngầm cho phép biểu tình hay không.