29/9/12
28/9/12
Mood'ys hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam do ngân hàng quá yếu kém
Tại một ngân hàng ở Hà Nội ngày 29/11/10
Reuters
Hôm nay, 28/09/2012, cơ quan thẩm định tài chính quốc tế
Moody's đã hạ điểm của Việt Nam, với lý do là tình trạng yếu kém của hệ
thống ngân hàng có nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể,
Moody's hạ điểm tín nhiệm đối với trái phiếu do chính phủ Việt Nam phát
hành từ « B1 » xuống thành « B2 », kéo theo việc hạ điểm của 8 ngân hàng
Việt Nam.
Đồng thời, Moody's cũng hạ điểm đối với tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ « B2 » xuống « B3 ».Nhưng triển vọng tín dụng dài hạn của Việt Nam được Moody's duy trì ở mức ổn định.Việc Moody's hạ điểm tín nhiệm rất có thể sẽ làm chậm thêm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, vốn đã bị tác động của suy thoái toàn cầu, bởi vì khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng để hỗ trợ hoạt động kinh tế sẽ kém hơn.
Chính sách siết chặt tín dụng từ đầu năm ngoái đã giúp giảm nhiệt cho nền kinh tế Việt Nam sau một thời gian lạm phát tăng vọt, nhưng nó cũng đã góp phần làm suy thoái chất lượng tín dụng, trong một hệ thống ngân hàng vốn thiếu sự minh bạch và nay có tỷ lệ nợ xấu cao nhất Đông Nam Á. Lạm phát đã được kềm chế, nhưng mức tăng trưởng kinh tế cũng đã sụt giảm mạnh xuống dưới mức 5%.
Việc Moody's hạ điểm tín nhiệm đối với Việt Nam diễn ra sau khi hôm qua công an Việt Nam loan báo khởi tố cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá, nguyên chủ tịch ngân hàng ACB, ngân hàng đang bị tai tiếng tài chính. Ông Trần Xuân Giá bị khởi tố với tội danh « cố ý làm trái quy định, gây hậu quả nghiêm trọng ».
Theo nhận định của tờ Financial Times hôm nay, vào lúc mà các lãnh đạo chính trị của Việt Nam đang chịu áp lực buộc phải có hành động, hàng chục lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước và lãnh đạo ngân hàng đã bị bắt hoặc bị truy tố. Thế nhưng, do sự thiếu minh bạch trong hệ thống tư pháp của Việt Nam, nhiều nhà quan sát nghĩ rằng, những vụ bắt bớ nói trên vừa là do nhu cầu tái cấu trúc nền kinh tế, nhưng cũng vừa là hậu quả của các vụ thanh toán chính trị giữa các phe đảng trong giới cầm quyền.
Chính phủ Việt Nam đã nêu ý định thành lập một công ty để mua lại nợ xấu ngân hàng, một biện pháp mà các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đánh giá là một bước đi theo hướng tốt. Nhưng giới lãnh đạo Hà Nội đã bác bỏ khả năng nhờ sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế để giải quyết vấn đề nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Tám ngân hàng Việt Nam bị Moody's hạ điểm:
- ACB (Ngân hàng Thương mại Á Châu - Asia Commercial Bank)- BIDV (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Bank for Investment & Development of Vietnam)
- MB ((Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Military Commercial Joint Stock Bank)
- SHB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Saigon - Hanoi Commercial Joint Stock Bank)
- SacomBank (Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Saigon Thuong Tin Commercial Joint-Stock Bank)
- Techcombank (Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam)
- VietinBank (Ngân Hàng Công Thương Việt Nam - Vietnam Bank for Industry and Trade)
- VIB (Ngân hàng Quốc tế - Vietnam International Bank)
26/9/12
Tòa án Vinh y án sơ thẩm với 2 trong 3 thanh niên Công giáo
Người thân của các thanh niên Công giáo bị đưa ra xét xử trước cửa Tòa án thành phố VInh ngày 25/9/2012
Ảnh: Nguồn nuvuongcongly.net
Sau một phiên xử phúc thẩm chỉ kéo dài có ba tiếng đồng hồ,
hôm nay, 26/09/2012, Tòa án thành phố Vinh đã xử y án sơ thẩm 39 tháng
tù đối với anh Trần Hữu Đức và 42 tháng tù đối với anh Đậu Văn Dương.
Riêng anh Chu Mạnh Sơn thì được giảm án 6 tháng, xuống còn 30 tháng tù.
Ba thanh niên Công giáo nói trên đã bị xử sơ thẩm ngày 24/05/2012 với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », vì theo bản cáo trạng, họ đã rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội tại tỉnh Nghệ An vào tháng 5 năm ngoái.
Anh Đậu Văn Dương, sinh viên Cao đẳng Thương mại và Du lịch Nghệ An, cùng với anh em họ là Trần Hữu Đức, sinh viên Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức tại Nghệ An, đã bị bắt từ tháng 8/2011. Một ngày sau đó, đến lượt anh Chu Mạnh Sơn, sinh viên Đại học Y khoa Vinh bị bắt. Một thanh niên Công giáo thứ tư là Hoàng Phong, vừa tốt nghiệp Đại học Công nghệ Giáo dục Vinh, thì bị bắt ngày 29/12/2011 và cũng đã bị xử sơ thẩm ngày 24/05/2011 với ba thanh niên kia, với bản án 24 tháng tù treo, nhưng Hoàng Phong đã không kháng án.
Theo tin từ Truyền thông Chúa Cứu Thế, trước tòa án Vinh hôm nay, nhiều giáo dân và một số linh mục đã tập hợp để ủng hộ ba thanh niên Công giáo. Cũng như tại phiên xử ba blogger ở Sài Gòn ngày 24/09 vừa qua, công an và dân phòng đã giật các biểu ngữ của những người tham dự phiên tòa. Trước đó, công an cũng đã tìm cách ngăn chận đoàn giáo dân Tổng Giáo phận Hà Nội đi xe vào Nghệ An để dự phiên tòa.
Trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, ông Trần Đức Trường, bố của anh Trần Hữu Đức, một trong 3 thanh niên Công giáo trong phiên xử phúc thẩm hôm nay, kể lại diễn tiến phiên tòa :
Trần Đức Trường : « Phiên tòa hôm nay thì mọi sự đã được chuẩn bị đâu đó rồi, không có gì thay đổi cả, mặc
dù luật sư
đã đưa ra những chứng cớ để chứng minh là hành động của các em không
cấu thành tội. Thứ nhất, các em công nhận các hành vi các em làm, nhưng
không công nhận đó là tội. Luật sư yêu cầu tòa nghiên cứu xem những hành
vi ấy có cấu thành tội hay không. Thứ hai, các em cũng như luật sư đã
đưa ra những bằng chứng là đã có những điều sai về mặt tố tụng hình sự.
Thế nhưng, đây là một một tòa được định sẵn, được dàn dựng đâu đó cả
rồi, hôm nay xử chỉ là về mặt hình thức thôi. Đức và Dương thì vẫn bị y
án, còn Sơn thì được giảm án. Công nhận là có tội, rồi xin giảm án, thì
sẽ được giảm ngay. Chứ còn Đức và Dương thì vẫn chứng minh mình vô tội,
chứ không có nhu cầu giảm án.
RFI : Tức là người nào không nhận mình có tội thì sẽ không được giảm án ?
Ông Trần Đức Trường: Nếu Đức và Dương nhận là có tội thì vẫn được giảm, nhưng mà Đức và Dương vẫn nói là các em không có tội.
RFI : Còn tình hình bên ngoài tòa án hôm nay thì thế nào ?
Ông Trần Đức Trường: Tình hình bên ngoài, thì hôm nay nói chung là lực lượng an ninh đã chuẩn bị rất chặt chẽ. Họ bố trí xa hơn so với lúc xử sơ thẩm. Lúc xử sơ thẩm thì họ cũng bố trí một lực lượng đông, nhưng họ bị bất ngờ, khi dân ta kéo đến đông thì họ mới đối phó. Còn hôm nay, họ đã chuẩn bị sẳn một đội ngũ an ninh dày đặc, công tác chuẩn bị chu đáo hơn so với lần trước.
RFI : Theo ông biết, có ai đã bị câu lưu hoặc bị hành hung khi đến dự phiên xử ỏ bên ngoài ?
Ông Trần Đức Trường: Dân tham dự phiên tòa thì bị đánh, bị dí điện rất nhiều, bản thân vợ chồng của tôi cũng bị dí điện, lý do là người dân xô đẩy, chen lấn nhau. Sáng nay, khi đoàn người dự phiên tòa đến nơi, thì họ chặn lại không cho vào, khi xô đẩy nhau thì họ đánh đập và dí điện.
RFI : Thưa ông, có nhiều giáo dân và linh mục đến để ủng hộ ba thanh niên Công giáo bị xử ?
Ông Trần Đức Trường: Riêng ở xã này thì giáo dân xuống đông lắm. Còn nói chung sinh viên trong tỉnh và ngoài tỉnh, ở Hà Nội vào đông lắm. Đoàn xe ở Hà Nội vào dự phiên xử rất là đông.
RFI : Sau phiên xử phúc thẩm này, gia đình ông có sẽ kháng cáo lên cấp cao hơn.
Ông Trần Đức Trường: Gia đình không có ý định kháng cáo, vì nói chung là họ sẽ không bao giờ nhận là mình sai. Xử phúc thẩm lần này, người ta biết trước là tòa sẽ xử y án. Thông tin đó, gia đình đã nhận được rồi. Thế nhưng, nếu mình không kháng án, thì điều đó đồng nghĩa với việc mình công nhận là có tội, còn kháng án ( lên cấp phúc thẩm ) là nhằm chứng minh là mình vô tội. Còn bây giờ kháng cáo tiếp cũng chỉ là vô ích thôi.
RFI : Xin cám ơn ông Trần Đức Trường.
Anh Đậu Văn Dương, sinh viên Cao đẳng Thương mại và Du lịch Nghệ An, cùng với anh em họ là Trần Hữu Đức, sinh viên Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức tại Nghệ An, đã bị bắt từ tháng 8/2011. Một ngày sau đó, đến lượt anh Chu Mạnh Sơn, sinh viên Đại học Y khoa Vinh bị bắt. Một thanh niên Công giáo thứ tư là Hoàng Phong, vừa tốt nghiệp Đại học Công nghệ Giáo dục Vinh, thì bị bắt ngày 29/12/2011 và cũng đã bị xử sơ thẩm ngày 24/05/2011 với ba thanh niên kia, với bản án 24 tháng tù treo, nhưng Hoàng Phong đã không kháng án.
Theo tin từ Truyền thông Chúa Cứu Thế, trước tòa án Vinh hôm nay, nhiều giáo dân và một số linh mục đã tập hợp để ủng hộ ba thanh niên Công giáo. Cũng như tại phiên xử ba blogger ở Sài Gòn ngày 24/09 vừa qua, công an và dân phòng đã giật các biểu ngữ của những người tham dự phiên tòa. Trước đó, công an cũng đã tìm cách ngăn chận đoàn giáo dân Tổng Giáo phận Hà Nội đi xe vào Nghệ An để dự phiên tòa.
Trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, ông Trần Đức Trường, bố của anh Trần Hữu Đức, một trong 3 thanh niên Công giáo trong phiên xử phúc thẩm hôm nay, kể lại diễn tiến phiên tòa :
Trần Đức Trường : « Phiên tòa hôm nay thì mọi sự đã được chuẩn bị đâu đó rồi, không có gì thay đổi cả, mặc
|
RFI : Tức là người nào không nhận mình có tội thì sẽ không được giảm án ?
Ông Trần Đức Trường: Nếu Đức và Dương nhận là có tội thì vẫn được giảm, nhưng mà Đức và Dương vẫn nói là các em không có tội.
RFI : Còn tình hình bên ngoài tòa án hôm nay thì thế nào ?
Ông Trần Đức Trường: Tình hình bên ngoài, thì hôm nay nói chung là lực lượng an ninh đã chuẩn bị rất chặt chẽ. Họ bố trí xa hơn so với lúc xử sơ thẩm. Lúc xử sơ thẩm thì họ cũng bố trí một lực lượng đông, nhưng họ bị bất ngờ, khi dân ta kéo đến đông thì họ mới đối phó. Còn hôm nay, họ đã chuẩn bị sẳn một đội ngũ an ninh dày đặc, công tác chuẩn bị chu đáo hơn so với lần trước.
RFI : Theo ông biết, có ai đã bị câu lưu hoặc bị hành hung khi đến dự phiên xử ỏ bên ngoài ?
Ông Trần Đức Trường: Dân tham dự phiên tòa thì bị đánh, bị dí điện rất nhiều, bản thân vợ chồng của tôi cũng bị dí điện, lý do là người dân xô đẩy, chen lấn nhau. Sáng nay, khi đoàn người dự phiên tòa đến nơi, thì họ chặn lại không cho vào, khi xô đẩy nhau thì họ đánh đập và dí điện.
RFI : Thưa ông, có nhiều giáo dân và linh mục đến để ủng hộ ba thanh niên Công giáo bị xử ?
Ông Trần Đức Trường: Riêng ở xã này thì giáo dân xuống đông lắm. Còn nói chung sinh viên trong tỉnh và ngoài tỉnh, ở Hà Nội vào đông lắm. Đoàn xe ở Hà Nội vào dự phiên xử rất là đông.
RFI : Sau phiên xử phúc thẩm này, gia đình ông có sẽ kháng cáo lên cấp cao hơn.
Ông Trần Đức Trường: Gia đình không có ý định kháng cáo, vì nói chung là họ sẽ không bao giờ nhận là mình sai. Xử phúc thẩm lần này, người ta biết trước là tòa sẽ xử y án. Thông tin đó, gia đình đã nhận được rồi. Thế nhưng, nếu mình không kháng án, thì điều đó đồng nghĩa với việc mình công nhận là có tội, còn kháng án ( lên cấp phúc thẩm ) là nhằm chứng minh là mình vô tội. Còn bây giờ kháng cáo tiếp cũng chỉ là vô ích thôi.
RFI : Xin cám ơn ông Trần Đức Trường.
Freedom House: Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia hạn chế tự do Internet
Tổ chức Freedom House, trụ sở tại Washington, hôm qua
25/09/2012, vừa ra báo cáo thường niên về tình hình tự do Internet trên
thế giới trong thời gian từ đầu năm 2011 đến tháng 05/2012. Trong số 47
quốc gia được nghiên cứu, bản báo cáo của Freedom House cho biết khoảng
20 quốc gia, trong đó có Việt Nam, vẫn hạn chế tự do Internet, với việc
các chính phủ sử dụng những phương tiện kiểm soát ngày càng tinh vi để
đàn áp những nhà đối lập sử dụng mạng.
Riêng về Việt Nam, Freedom House nhận định là việc sử dụng
Internet ở Việt Nam tiếp tục gia tăng đều đặn, nhờ giá cước giảm, cũng
như nhờ hệ thống điện và viễn thông được cải thiện. Nhưng Đảng Cộng sản
Việt Nam lại lo ngại rằng Internet có thể đe dọa đến độc quyền lãnh đạo
của họ, cho nên đã có nhiều chính sách trái ngược nhau, khi thì thúc
đẩy, khi thì trấn áp các hoạt động trên mạng.
Theo báo cáo của Freedom House, không gian tự do ngôn luận ở Việt Nam đã bị siết chặt hơn trong những tháng trước Đại hội Đảng tháng 01/2011 và thay vì được nới lỏng sau Đại hội Đảng như người ta chờ đợi, chính sách kiểm soát Internet trong năm qua vẫn rất gắt gao. Trong năm 2001, ít nhất có 9 nhà báo mạng bị cầm tù, tăng vọt so con số 5 phóng viên bị giam trong năm 2010, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước giam cầm nhà báo nhiều nhất thế giới. Các vụ tấn công vào những trang mạng chỉ trích chính quyền, bắt đầu từ cuối năm 2009 đã tiếp diễn trong suốt năm 2011.
Báo cáo của Freedom House cho biết, tuy chính phủ Việt Nam có ít phương tiện kiểm soát hơn là Trung Quốc, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đã thiết lập được một hệ thống sàng lọc thông tin hữu hiệu và ngày càng tinh vi. Mặc dù chế độ kiểm duyệt được mô tả là nhằm hạn chế việc truy cập các trang web khiêu dâm, đồi trụy, nhưng trên thực tế, việc kiểm soát thông tin chủ yếu nhắm vào các trang web bị xem là đe dọa đến độc quyền lãnh đạo của Đảng, như các trang của những nhà bất đồng chính kiến, các trang liên quan đến dân chủ và nhân quyền, đến các cuộc biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Freedom House, trong năm 2011, mạng xã hội Facebook tiếp tục bị cấm ( tuy rằng việc thi hành không được chặt chẽ ) và các trang web có liên quan đến vấn để chủ quyển biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc tiếp tục bị tường lửa chặn và bị tấn công. Với việc hạn chế tự do ngôn luận trên Internet ngày càng tệ hại hơn, mức độ tự kiểm duyệt cũng gia tăng đáng kể. Chẳng hạn như tờ Tuổi Trẻ đã không dám đăng bất cứ lời bình luận nào về vụ bắt giữ nhà báo Hoàng Khương, vốn nổi tiếng về những bài tố cáo nạn ăn hối lộ trong lực lượng công an Việt Nam.
Ban tuyên giáo Trung ương Đảng và Bộ Công an thường xuyên yêu cầu các báo điện tử và trang thông tin gỡ bỏ các bài báo có nội dung chỉ trích chính phủ. Những nhà báo nào đăng những bài viết như vậy có thể bị kỷ luật cảnh cáo, bị mất việc hoặc bị cầm tù.
Cũng theo báo cáo của Freedom House, mặc dù đa số các trang blog ở Việt Nam chỉ viết về chuyện cá nhân hoặc các chủ đề phi chính trị, nền báo chí công dân naỳ đã nổ lên thành một hiện tượng quan trọng và là một nguồn thông tin đối với nhiều độc giả Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát quá chặt chẽ các phương tiện truyền thông chính thức. Những trang web như anhbasam.wolrpress.com hay quechoa.vn đã trở thành những trang có ảnh hưởng lớn đến công luận, nhất là trong việc huy động người dân xuống đường phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn và Hà Nội.
Cũng theo Freedom House, mặc dù Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, nhưng trên thực tế Đảng Cộng sản vẫn sử dụng các nghị định về Internet, Luật Hình sự, Luật Xuất bản và Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước để cầm tù các nhà báo và blogger.
Do ngành tư pháp không được độc lập, nhiều phiên xử liên quan đến tự do ngôn luận chỉ diễn ra có vài tiếng. Ngoài ra, khi bắt giữ các blogger và các nhà đấu tranh sử dụng mạng, công an thường không tuân thủ luật pháp Việt Nam, bắt giữ mà không có lệnh của tòa hoặc tạm giam quá thời hạn luật định.
Theo báo cáo của Freedom House, không gian tự do ngôn luận ở Việt Nam đã bị siết chặt hơn trong những tháng trước Đại hội Đảng tháng 01/2011 và thay vì được nới lỏng sau Đại hội Đảng như người ta chờ đợi, chính sách kiểm soát Internet trong năm qua vẫn rất gắt gao. Trong năm 2001, ít nhất có 9 nhà báo mạng bị cầm tù, tăng vọt so con số 5 phóng viên bị giam trong năm 2010, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước giam cầm nhà báo nhiều nhất thế giới. Các vụ tấn công vào những trang mạng chỉ trích chính quyền, bắt đầu từ cuối năm 2009 đã tiếp diễn trong suốt năm 2011.
Báo cáo của Freedom House cho biết, tuy chính phủ Việt Nam có ít phương tiện kiểm soát hơn là Trung Quốc, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đã thiết lập được một hệ thống sàng lọc thông tin hữu hiệu và ngày càng tinh vi. Mặc dù chế độ kiểm duyệt được mô tả là nhằm hạn chế việc truy cập các trang web khiêu dâm, đồi trụy, nhưng trên thực tế, việc kiểm soát thông tin chủ yếu nhắm vào các trang web bị xem là đe dọa đến độc quyền lãnh đạo của Đảng, như các trang của những nhà bất đồng chính kiến, các trang liên quan đến dân chủ và nhân quyền, đến các cuộc biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Freedom House, trong năm 2011, mạng xã hội Facebook tiếp tục bị cấm ( tuy rằng việc thi hành không được chặt chẽ ) và các trang web có liên quan đến vấn để chủ quyển biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc tiếp tục bị tường lửa chặn và bị tấn công. Với việc hạn chế tự do ngôn luận trên Internet ngày càng tệ hại hơn, mức độ tự kiểm duyệt cũng gia tăng đáng kể. Chẳng hạn như tờ Tuổi Trẻ đã không dám đăng bất cứ lời bình luận nào về vụ bắt giữ nhà báo Hoàng Khương, vốn nổi tiếng về những bài tố cáo nạn ăn hối lộ trong lực lượng công an Việt Nam.
Ban tuyên giáo Trung ương Đảng và Bộ Công an thường xuyên yêu cầu các báo điện tử và trang thông tin gỡ bỏ các bài báo có nội dung chỉ trích chính phủ. Những nhà báo nào đăng những bài viết như vậy có thể bị kỷ luật cảnh cáo, bị mất việc hoặc bị cầm tù.
Cũng theo báo cáo của Freedom House, mặc dù đa số các trang blog ở Việt Nam chỉ viết về chuyện cá nhân hoặc các chủ đề phi chính trị, nền báo chí công dân naỳ đã nổ lên thành một hiện tượng quan trọng và là một nguồn thông tin đối với nhiều độc giả Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát quá chặt chẽ các phương tiện truyền thông chính thức. Những trang web như anhbasam.wolrpress.com hay quechoa.vn đã trở thành những trang có ảnh hưởng lớn đến công luận, nhất là trong việc huy động người dân xuống đường phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn và Hà Nội.
Cũng theo Freedom House, mặc dù Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, nhưng trên thực tế Đảng Cộng sản vẫn sử dụng các nghị định về Internet, Luật Hình sự, Luật Xuất bản và Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước để cầm tù các nhà báo và blogger.
Do ngành tư pháp không được độc lập, nhiều phiên xử liên quan đến tự do ngôn luận chỉ diễn ra có vài tiếng. Ngoài ra, khi bắt giữ các blogger và các nhà đấu tranh sử dụng mạng, công an thường không tuân thủ luật pháp Việt Nam, bắt giữ mà không có lệnh của tòa hoặc tạm giam quá thời hạn luật định.
25/9/12
Người thân của các nhà đấu tranh cũng bị áp lực ngày càng nặng
Bà Dương Thị Tân và ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày).
Trong một báo cáo rất chi tiết, công bố ngày 19/09/2012, Uỷ ban bảo vệ nhà báo CPJ, trụ sở tại New York, cũng đã nêu lên rất nhiều vụ công an gây áp lực, thậm chí dùng vũ lực với các nhà bất đồng chính kiến, các blogger đối kháng và cả người thân của họ.
Tác giả bản báo cáo của CPJ, ông Shawn Crispin, đã gặp anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày. Anh Dũng cho biết anh đã bị chính quyền quấy rối rất dữ dội và dai dằng, khi anh vận động đòi tự do cho cha mình. Các nhân viên an ninh thường xuyên dò hỏi láng giềng và bạn học của Dũng. Việc đi lại và thông tin liên lạc của anh đều bị giám sát chặt chẽ.
Trả lời phỏng vấn RFI vào tuần trước, bà Dương Thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày, nói rõ hơn về những hành động gây áp lực của chính quyền đối với cả gia đình bà.
Về phần luật sư Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, không chỉ đã nhiều lần bị công an dùng vũ lực, mà còn bị côn đồ đón đường dùng các tuýt sắt đánh gây thương tích nặng ngày 19/08 vừa qua. Nhưng ngay cả người em trai của luật sư Quân, một doanh nhân không có hoạt động chính trị gì, cũng bị vạ lây.
Điều đáng nói là để làm lung lạc tinh thần của luật sư Lê Quốc Quân, chính quyền còn đánh cả về mặt kinh tế, bằng cách gây áp lực khiền các nhân viên văn phòng luật sư của ông phải ngưng cộng tác với ông.
Nhưng kinh khủng nhất đó là trường hợp của gia đình ông Phan Ngọc Tuấn ở Phan Rang, một nhà đấu tranh cho quyền lợi công nhân, hiện đang ngồi tù vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước ». Trong cả hai phiên xử sơ thẩm ngày 06/06/2012, cũng như xử phúc thẩm ngày 29/08, ông Phan Ngọc Tuấn đều không nhận tội và đang muốn kháng cáo lên cấp cao hơn nữa. Không biết có liên quan đến việc xét xử ông Tuấn hay không, nhưng ngày 18/09 vừa qua, con trai của ông Tuấn kà anh Phan Nguyễn Ngọc Tú đã bị một nhóm côn đồ vô cớ chém trọng thương, đứt cả bàn chân.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 21/09 vừa qua từ Phan Rang, bà Nguyễn Thị Ngụ, vợ của ông Phan Ngọc Tuấn kể lại về vụ tấn công kinh hoàng này.
Theo lời luật sư Lê Quốc Quân, việc gây áp lực lên gia đình những nhà bất đồng chính kiến, các blogger đối kháng là vi phạm pháp luật của chính Việt Nam.
Thế nhưng những áp lực đối với gia đình bà Dương Thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày, vẫn không làm cho ông và bà nao núng.
Riêng đối với luật sư Lê Quốc Quân, chính niềm tin tôn giáo đã gíúp có đủ nghị lực để can đảm tiếp tục dấn thân trên con đường đấu tranh.
Mời quý vị nghe toàn bộ tạp chí với các phần phỏng vấn bà Dương Thị Tân, LS Lê Quốc Quân và bà Nguyễn Thị Ngụ:
24/9/12
Người thân của các nhà đấu tranh cũng bị áp lực ngày càng nặng
Bà Dương Thị Tân và ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày).
DR
Trong một báo cáo rất chi tiết, công bố ngày 19/09/2012, Uỷ ban bảo vệ nhà báo CPJ, trụ sở tại New York, cũng đã nêu lên rất nhiều vụ công an gây áp lực, thậm chí dùng vũ lực với các nhà bất đồng chính kiến, các blogger đối kháng và cả người thân của họ.
Tác giả bản báo cáo của CPJ, ông Shawn Crispin, đã gặp anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày. Anh Dũng cho biết anh đã bị chính quyền quấy rối rất dữ dội và dai dằng, khi anh vận động đòi tự do cho cha mình. Các nhân viên an ninh thường xuyên dò hỏi láng giềng và bạn học của Dũng. Việc đi lại và thông tin liên lạc của anh đều bị giám sát chặt chẽ.
Trả lời phỏng vấn RFI vào tuần trước, bà Dương Thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày, nói rõ hơn về những hành động gây áp lực của chính quyền đối với cả gia đình bà.
Về phần luật sư Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, không chỉ đã nhiều lần bị công an dùng vũ lực, mà còn bị côn đồ đón đường dùng các tuýt sắt đánh gây thương tích nặng ngày 19/08 vừa qua. Nhưng ngay cả người em trai của luật sư Quân, một doanh nhân không có hoạt động chính trị gì, cũng bị vạ lây.
Điều đáng nói là để làm lung lạc tinh thần của luật sư Lê Quốc Quân, chính quyền còn đánh cả về mặt kinh tế, bằng cách gây áp lực khiền các nhân viên văn phòng luật sư của ông phải ngưng cộng tác với ông.
Nhưng kinh khủng nhất đó là trường hợp của gia đình ông Phan Ngọc Tuấn ở Phan Rang, một nhà đấu tranh cho quyền lợi công nhân, hiện đang ngồi tù vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước ». Trong cả hai phiên xử sơ thẩm ngày 06/06/2012, cũng như xử phúc thẩm ngày 29/08, ông Phan Ngọc Tuấn đều không nhận tội và đang muốn kháng cáo lên cấp cao hơn nữa. Không biết có liên quan đến việc xét xử ông Tuấn hay không, nhưng ngày 18/09 vừa qua, con trai của ông Tuấn kà anh Phan Nguyễn Ngọc Tú đã bị một nhóm côn đồ vô cớ chém trọng thương, đứt cả bàn chân.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 21/09 vừa qua từ Phan Rang, bà Nguyễn Thị Ngụ, vợ của ông Phan Ngọc Tuấn kể lại về vụ tấn công kinh hoàng này.
Theo lời luật sư Lê Quốc Quân, việc gây áp lực lên gia đình những nhà bất đồng chính kiến, các blogger đối kháng là vi phạm pháp luật của chính Việt Nam.
Thế nhưng những áp lực đối với gia đình bà Dương Thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày, vẫn không làm cho ông và bà nao núng.
Riêng đối với luật sư Lê Quốc Quân, chính niềm tin tôn giáo đã gíúp có đủ nghị lực để can đảm tiếp tục dấn thân trên con đường đấu tranh.
Mời quý vị nghe toàn bộ tạp chí với các phần phỏng vấn bà Dương Thị Tân, LS Lê Quốc Quân và bà Nguyễn Thị Ngụ:
14/9/12
Việt Nam dự lễ hội quốc tế dệt may ở Clermont-Ferrand
Bốn
người mẫu Huyền Trang, Ngọc Hân, Phương Liên và Phạm Trang biểu diễn
trang phục của nhà thiết kế Minh Hạnh tại Festival Clermont-Ferrand
trong hai ngày 13 và 15/09/2012
Thanh Phương/RFI
Thành phố Clermont – Ferrand bình thường không mấy nhộn nhịp, nhưng hôm nay có vẻ trở nên sôi động với buổi khai mạc Lễ hội quốc tế dệt may độc đáo ( Festival International des Textiles Extra Ordinaires ), lần đầu tiên được tổ chức tại Pháp, trong vòng năm ngày, từ 12 đến 16/09/2012.
|
|
Lễ hội quốc tế dệt may độc đáo cũng là dịp để giới chuyên môn có liên quan đến sáng tạo từ vài sợi: nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sử học nghệ thuật, nhà nghiên cứu gặp gỡ trao đồi với nhau. Một chợ dệt may "show room" cũng sẽ được tổ chức trong hai ngày cuối tuần đề các nghệ nhân, các nhà thiết kế có thể trực tiếp bán các sản phẩm, tác phẩm của họ cho công chúng. Các cuộc triển lãm với chủ đề dệt may cũng diễn ra ở nhiều nơi trong thành phố.
|
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)