30/7/11

Một tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đập phá

Tàu đánh cá Việt Nam (ảnh minh hoạ)
Tàu đánh cá Việt Nam (ảnh minh hoạ)
Thanh Phương 30/7/2011
 
Một tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đập phá cách đây hơn một tháng, nhưng hôm nay báo chí chính thức mới loan tin. Hôm nay, tờ Thanh Niên loan tin là hôm qua 29/7/2011, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa thông báo là một tàu cá của ngư dân điạ phương đã bị phía Trung Quốc đập phá, lấy tài sản khi đang hành nghề trên vùng quần đảo Hoàng Sa.

Điều đáng nói là vụ này đã xảy ra từ ngày 14/6/2011, tức là cách đây một tháng rưỡi. Theo thông tin của tờ Thanh Niên, hôm đó, chiếc tàu cá nói trên đã bị tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc khống chế tại khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa).

Lực lượng Trung Quốc đã đập bể cửa kính cabin tàu, lấy đi la bàn, lương thực và đồ dùng cá nhân, rồi xua đuổi ngư dân không cho tiếp tục hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa. Thuyền trưởng đã phải mượn ngư cụ của một con tàu khác để đánh bắt cá cho đến ngày 29/6/2011 mới trở về đảo Lý Sơn.

Những vụ tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc tấn công thường không được loan tải rộng rãi trên báo chí chính thức ở Việt Nam. Chẳng hạn như ngày 5/7/2011 vừa qua, ở khu vực Hoàng Sa, một chiếc tàu hải quân Trung Quốc đã đuổi theo tàu cá Việt Nam, sau đó đã cho một chiếc ca nô cao tốc chở theo 10 binh sĩ trang bị súng tự động và dùi cui, lên tàu Việt Nam, đánh đập thuyền trưởng, cướp đi một tấn cá và đuổi các ngư dân, không cho họ đánh bắt cá ở khu vực này nữa. Nhưng chỉ duy nhất có tờ Pháp Luật đăng tải thông tin này trên mạng vào ngày 14/7/2011.

Ngày càng có nhiều người yêu cầu xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ một cách công khai

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (DR)
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (DR)
Thanh Phương 30/7/2011
 
Ngày 2/8/2011, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ xử phúc thẩm tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ về bản án 7 năm tù với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam". Phiên xử sơ thẩm ngày 4/4 đã gây phản ứng bất bình trong dư luận trong và ngoài nước, vì phiên xử này vừa không công khai, vừa vi phạm nhiều thủ tục tố tụng hình sự.

Ông Cù Huy Hà Vũ đã bị tuyên án tù ngày 4/4, trong một vụ án được gọi là vụ án « bao cao su », vì khởi đầu ông bị bắt trong khách sạn ở Sài Gòn với lý do là có quan hệ bất chính với một phụ nữ, với bằng chứng là « 2 bao cao su đã qua sử dụng ».

Nhưng ai cũng thừa biết đó là một cái cớ để công an bắt và điều tra tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ về tội danh « Tuyên truyền chống Nhà nước », dựa trên những bài viết, bài trả lời phỏng vấn của ông kêu gọi dân chủ đa đảng, hoà giải dân tộc, nhưng bị coi là có nội dung « xuyên tạc đường lối chính sách » của Đảng và Nhà nước.

Phiên xử sơ thẩm ngày 4/4 đã gây phản ứng bất bình trong dư luận trong và ngoài nước, là vì phiên xử này vừa không công khai, vừa vi phạm nhiều thủ tục tố tụng hình sự. Vài ngày sau, ngày 9/4, trang mạng Bauxite Việt Nam tung ra một Kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ mà nay đã thu thập gần 2000 chữ ký.

Trong những ngày qua, ngày càng có nhiều người yêu cầu là lần này Tòa phải xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ một cách công khai, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Trong lá đơn gởi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đề ngày 27/7, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ, đã đề nghị tòa cho truyền thanh truyền hình trực tiếp phiên tòa phúc thẩm ra bên ngoài phòng xử, để mọi người đến tham dự có thể theo dõi đầy đủ. Trong đơn, luật sư Dương Hà nhắc lại điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự : « Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do bộ luật này quy định.»

Nhưng không chỉ có gia đình Cù Huy Hà Vũ, một số nhân sĩ trí thức, cách mạng lão thành cũng đã đưa ra yêu cầu tương tự trong kiến nghị đề ngày 25/7 gởi Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao, yêu cầu cho người dân tham dự phiên toà phúc thẩm.

Những người ký tên vào kiến nghị nói rõ : « Chúng tôi không phải là những người tham gia phiên tòa, mà chỉ là những người tham dự phiên toà, nên không cần giấy triệu tập hay giấy mời của Tòa án. Chúng tôi chỉ mong muốn thực hiện quyền tham dự phiên tòa của công dân để giám sát hoạt động xét xử và thông qua đây cũng để được giáo dục thêm về pháp luật. ». Họ còn yêu cầu là Tòa không được dùng lực lượng an ninh để cản trở, thậm chí bắt bớ những người đến dự phiên tòa giống như đã làm khi xử sơ thẩm ngày 4/4.

Về phần luật sư Hà Huy Sơn, một trong những người đã bào chữa cho Cù Huy Hà Vũ trong phiên xử sơ thẩm, trong một bài viết đề ngày 30/7 gởi trang mạng Bauxite Vietnam, lập luận rằng trong 10 bài viết được dùng làm chứng cứ trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, có 8 bài đã được phổ biến rộng rãi, không còn là bí mật nữa, cho nên vụ án cần được xét xử công khai. Luật sư Hà Huy Sơn nhấn mạnh : « Xét xử công khai vụ án Cù Huy Hà Vũ là khẳng định tính chính danh của Nhà nước ».

Là một trong số 2000 người đã ký vào Kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong bài viết vừa đăng trên trang blog của ông hôm nay 30/7 cũng cho rằng « vụ xử sơ thẩm vội vàng và phức tạp đã gây ra sự bất tín về sự minh bạch và công bằng, ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận trong nước và thế giới ». Cho nên, theo ông, « việc xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ phải làm rõ công tội để mọi người dân có thể "đồng thuận" được ».

29/7/11

Liên hiệp châu Âu yêu cầu Việt Nam trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý

Linh mục Nguyễn Văn Lý trong phiên tòa năm 2007 bị kết án 8 năm tù giam vì tội danh "tuyên truyền chống nhà nước"
Linh mục Nguyễn Văn Lý trong phiên tòa năm 2007 bị kết án 8 năm tù giam vì tội danh "tuyên truyền chống nhà nước"
Thanh Phương 29/7/2011
 
Đại diện Ngoại giao cao cấp của Liên hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton hôm nay 29/7 đã yêu cầu Việt Nam trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý, vừa bị đưa trở lại nhà tù sau hơn một năm được tự do tạm để chữa bệnh. Trong bản thông cáo, phát ngôn viên bà Ashton cho biết « Đại diện Ngoại giao cao cấp rất quan ngại bởi quyết định của Việt Nam giam cầm trở lại cha Nguyễn Văn Lý, trong khi tình trạng sức khoẻ của ông rất kém và ông có thể tử vong ».

Đại diện Ngoại giao châu Âu nhân dịp này kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho toàn bộ những người bị cầm tù vì đã bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa.

Là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Việt Nam, cha Lý đã tham gia sáng lập Khối 8406, phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam và cũng là thành viên ban biên tập tạp chí đối lập Tự Do Ngôn Luận. Do vậy, vào năm 2007, linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị tuyên án 7 năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ».

Đến tháng 3/2010, cha Lý đã được tạm hoãn thi hành án để về Huế chữa bệnh, vì ông bị khối u trong đầu và đã ba lần bị tai biến mạch máu não trong tù. Mặc dù chưa khỏi bệnh và sức khỏe còn kém, ngày 25/7 vừa qua, linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị công an Việt Nam đưa đến trại giam Ba Sao, cách nhà của ông 500 km.

Chính phủ Hoa Kỳ, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao hôm 26/7 vừa qua, đã phản ứng rất mạnh về việc này và yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho cha Lý. Ngoại trưởng Canada John Baird ngày 27/7 cũng đã bày tỏ thái độ ‘’thất vọng về việc cha Nguyễn Văn Lý đã bị đưa trở lại nhà tù’’, đồng thời cho biết là Ottawa ‘’rất quan ngại về tình trạng sức khoẻ của linh mục’’.

Sau hai tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch, hôm qua, đến lượt tổ chức Phóng viên Không biên giới ra thông cáo lên án mạnh mẽ việc chính quyền Việt Nam đưa trở lại trại giam cha Nguyễn Văn Lý, xem đây là một hành động « tàn nhẫn ».

Phản ứng về tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga khẳng định là việc đưa cha Lý trở lại nhà tù là « quyết định đúng theo quy định của pháp luật về thi hành án tại Việt Nam ». Bà Nguyễn Phương Nga còn nhắc lại tuyên bố thường lệ của Hà Nội là « Ở Việt Nam không có ai bị giam giữ vì lý do bày tỏ chính kiến. Chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo các quy định của pháp luật. »

Nhưng ngoài linh mục Nguyễn Văn Lý, trong bản thông cáo hôm qua, Phóng viên không biên giới còn quan ngại về số phận của của blogger Điếu Cày, tức nhà báo Nguyễn Văn Hải. Lẽ ra ông phải được trả tự do từ tháng 10/2010, nhưng vẫn tiếp tục bị giam cho tới nay và từ nhiều tháng qua, đã mất liên lạc với gia đình. Vợ của blogger Điếu Cày, bà Dương Thị Tân rất lo ngại cho chồng sau khi nghe một sĩ quan công an nói là ông đã bị mất một tay.

Phóng viên Không biên giới yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Điếu Cày. Tổ chức này cũng yêu cầu chính quyền khoan hồng đối với hai người khác là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, sẽ được xử phúc thẩm ngày 2/8 tới về bản án 7 năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam » và giáo sư Phạm Minh Hoàng, sẽ ra tòa ngày 10/8 với tội danh « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền».
Trong bản thông cáo, Phóng viên Không biên giới nhắc lại là trong bản xếp hạng về tự do báo chí do tổ chức này xác lập, Việt Nam đứng thứ 165 trên 178 quốc gia, và Việt Nam cũng nằm trong danh sách các quốc gia « kẻ thù của Internet ».

Liên quan đến phiên xử phúc thẩm tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ngày 2/8, trong lá đơn gởi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Chánh án Tòa phúc thẩm Hà Nội đề ngày 27/7, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Hà Vũ, đã đề nghị tòa cho truyền thanh truyền hình trực tiếp phiên tòa ra bên ngoài phòng xử để mọi người có thể theo dõi.

Về phần Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội hôm qua đã kêu gọi giáo dân tối thứ bảy 30/7 đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để tham dự lễ thắp nến cầu nguyện cho tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, cũng như cho linh mục Nguyễn Văn Lý.

Tây Ban Nha có nguy cơ bị hạ điểm tín nhiệm thêm một nấc

Các thành viên phong trào "Stop Foreclosures" căng biểu ngữ "Chấm dứt tịch biên nhà" trước căn hộ của một gia đình ở Valencia có nguy cơ bị tịch biên ngày 21/7/11.
Các thành viên phong trào "Stop Foreclosures" căng biểu ngữ "Chấm dứt tịch biên nhà" trước căn hộ của một gia đình ở Valencia có nguy cơ bị tịch biên ngày 21/7/11.
Reuters
Thanh Phương 29/7/2011
 
Công ty xếp hạng tín nhiệm Moody’s hôm nay 29/7 đã dọa sẽ hạ thêm một nấc điểm về nợ của Tây Ban Nha và đã phạt 6/17 vùng của nước này do tình hình tài chính tồi tệ.

Các công ty xếp hạng tín nhiệm, các nhà phân tích, cũng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ nhiều tháng qua đã bày tỏ mối quan ngại của họ về tình trạng tài chính của 17 vùng của Tây Ban Nha, mà hiện mắc nợ rất nhiều, với tổng số nợ lên tới 121 tỷ euro. Các vùng này vẫn được hưởng quyền tự trị rất lớn về mặt tài chính và cho tới nay vẫn chi xài thoải mái, bất chấp thâm thủng ngân sách.

Hôm nay, Moody’s đã loan báo hạ thêm một nấc điểm của 6 vùng, trong đó có một trong những vùng mạnh nhất là Catalunya, do tình hình ngân sách và nợ của các vùng này đang xấu đi.

Về tình hình chung của Tây Ban Nha, sau khi đã hạ điểm nước này ngày 10/3 vừa qua, hôm nay Moody’s dọa sẽ hạ điểm về nợ thêm một bậc nữa. Bởi vì theo công ty này, Tây Ban Nha « ngày càng dễ bị tổn thương do căng thẳng của thị trường », mặc dù chính phủ Madrid đã nỗ lực thi hành nhiều kế hoạch khắc khổ để giảm thâm thủng ngân sách, cũng như đã thực hiện các cải tổ để hiện đại hóa thị trường lao động, chế độ hưu trí và khu vực ngân hàng. Hiện giờ, nợ của Tây Ban Nha được xếp điểm « Aa2 ».

Có hai lý do khiến Moody’s đưa ra lời de dọa nói trên: Thứ nhất, chính phủ Tây Ban Nha vẫn liên tục bị áp lực phải vay thêm tiền. Thứ hai, nước này sẽ khó mà cắt giảm được thâm thủng ngân sách, do mức tăng trưởng quá kém và do nhiều chính quyền địa phương tiếp tục bị thiếu hụt ngân sách.

Tây Ban Nha đã nằm trong tầm ngắm của các thị trường từ hơn một năm nay, kể từ khi các công ty xếp hạng tín nhiệm Fitch và Standard&Poor’s hạ điểm của nước này vào tháng 4 và tháng 5/2010. Nền kinh tế Tây Ban Nha vừa mới thoát khỏi khủng hoảng, với mức tăng trưởng trong quý 1 chỉ đạt khoảng 0,3% và mức thất nghiệp lên tới gần 21% trong quý 2, mức kỷ lục trong số các nước công nghiệp hóa.

Ngay sau khi Moody’s ra lời cảnh báo về Tây Ban Nha, tỷ giá đồng euro hôm nay đã sụt xuống dưới mức 1,43 đôla, do áp lực của thị trường. Như vậy là sau vài ngày yên ắng, nhờ cuộc họp thượng đỉnh châu Âu ở Bruxelles 21/7 đã thông qua được kế hoạch trợ giúp Hy Lạp, khủng hoảng về nợ của khu vực đồng euro nổi lên trở lại. Nguy cơ khủng hoảng Hy Lạp lan sang các nước khác của vùng euro vẫn còn đó, nhất là vì các thị trường tài chính vẫn hoài nghi về hiệu quả của kế hoạch trợ giúp Hy Lạp.

Nhưng các thị trường còn bị dao động vì một lý do khác nữa, đó là bế tắc chính trị tại Hoa Kỳ, do hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa vẫn bất đồng với nhau trên vấn đề nâng mức trần của nợ công và trên vấn đề cắt giảm thâm thủng ngân sách.

Các nhà đầu tư sợ rằng khủng hoảng này sẽ khiến Hoa Kỳ bị các công ty xếp hạng tín nhiệm hạ điểm, cho dù cuối cùng hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa có đạt được thoả thuận.

28/7/11

Chuyên mục: Thấy mà ngán ngẩm 7/2011

 Căng thẳng tìm đường vận chuyển bauxite ( Thanh Niên Online 28/7/11 )
Ông Dương Danh Quý, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Đồng Nai ví von: "Lo ngại nhất là cầu La Ngà, từng bị đứt cáp, phải hạ tải (nay là 25 tấn - PV). Nếu bị sập, thì phương tiện đi về phía Lâm Đồng và ngược lại chỉ có cách bơi xuồng để qua. Nếu TKV không có giải pháp gia cố, nâng cấp cầu đường thì nguy cơ sập cầu là đáng báo động".


Cán bộ tư pháp tấn công cảnh sát giao thông ( VnExpress 28/7/11 )
Chắc lại "bức xúc " về chuyện công an đạp mặt ngươi biểu tình?

Lính Trung Quốc tịch thu tài sản, đánh ngư dân Việt Nam ( Pháp Luật TPHCM 13/7 ) 
Phái đoàn Hội Nhà báo Việt Nam thăm Trung Quốc ( TTXVN 12/7 ) 
Đánh thì cứ đánh, thăm thì cứ thăm


Cụ Rùa đã được bí mật thả về Hồ Gươm ( VietnamNet 13/7/11 )
Sao lại "bí mật"? Sợ "tụ tập" đông người à?

Thịt ôi, cá ươn vào quán ăn ( TN Online 11/7/11 )

 Doanh nghiệp điêu đứng vì Trung Quốc thu gom nguyên liệu (VnExpress 11/7/11 )
"Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), khẳng định Cục đã yêu cầu các tỉnh báo cáo về tình hình Trung Quốc thu gom các mặt hàng và nông sản. "Tuần này Cục sẽ có báo cáo chính thức", ông Giao nói."
 Đợi có báo cáo chính thức thì tụi nó đã mua hết ráo rồi còn gì!

Thương nhân Trung Quốc trồng khoai trên đất Việt  ( Thanh Nien Online 9/7/11 )
"Theo thông tin của chúng tôi, ngày 7.7, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị về phát triển kinh tế tập thể. Nhiều đại biểu đã có ý kiến về việc người TQ mướn đất nông nghiệp để sản xuất. Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành phối hợp với địa phương có liên quan tìm hiểu thực tế để có biện pháp xử lý.".
Đợi đến lúc " tìm hiểu thực tế" xong thì họ đã trồng qua thứ khác rồi!

 Giảng viên thừa nhận gạ tình sinh viên ( NLDO 5/7/11 )

Vụ gạ tình sinh viên rơi vào im lặng?  ( NLDO 7/7/11 )

 Đây chỉ là " hiện tượng" thôi, chứ bản chất nền giáo dục XHCN đâu phải thế!

26/7/11

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối đầu với nhiều thách thức về kinh tế

Ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh chụp ngày 21/07/201, sau buổi lễ khai mạc khoá họp Quốc hội.
Ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh chụp ngày 21/07/201, sau buổi lễ khai mạc khoá họp Quốc hội.
Reuters
Thanh Phương 26/7/2011
 
Hôm nay, 26/07/2011, ông Nguyễn Tấn Dũng đã được Quốc hội Việt Nam bầu lại vào chức thủ tướng. Cầm quyền thêm 5 năm nữa, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đối đầu với những thách thức to lớn về kinh tế, vốn đã gặp nhiều xáo trộn trong nhiệm kỳ đầu của ông.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, kinh tế Việt Nam đang bị mất cân đối ở nhiều mặt : lạm phát tăng vọt, thâm thủng mậu dịch ngày càng lớn, thâm hụt ngân sách và cán cân vãng lai ở mức cao, đầu tư công thiếu hiệu quả và nợ nước ngoài gia tăng. Cũng theo ông Lê Đăng Doanh, nhiều xí nghiệp cỡ nhỏ và vừa đang bên bờ phá sản.

Lạm phát ở Việt Nam trong tháng 7 đã lên tới 22% so với cùng kỳ năm ngoái, thuộc loại cao nhất thế giới hiện nay. Vật giá leo thang, đời sống dân nghèo càng thêm khốn đốn. Theo báo chí chính thức, con số các vụ đình công đang gia tăng cũng là do tác động của lạm phát.

Hãng tin AFP trích lời ông Vương Quân Hoàng , chủ tịch công ty tư vấn và nghiên cứu DHVP, hôm nay cho rằng dân chúng ngày càng không chấp nhận tình trạng lạm phát tăng cao. Như vậy, áp lực lên chính phủ mới về mặt này sẽ rất lớn. Theo ông Vương Quân Hoàng, kinh tế Việt Nam đang gặp khủng hoảng, « một cuộc khủng hoảng lớn ».

Phòng Thương mại châu Âu ở Việt Nam hôm qua cũng vừa công bố kết quả điều tra cho thấy là sư tin tưởng của các doanh nghiệp thành viên đã sụt giảm thêm 7 điểm, cho thấy giới doanh nghiệp ngoại quốc ngày càng thận trọng khi đầu tư vào Việt Nam, vì họ thấy là không có cải thiện gì trong các chính sách kinh tế vĩ mô.
Theo chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu ở Việt Nam, Alain Cany, nếu không có cải thiện rõ rệt, Việt Nam có thể sẽ mất sự thu hút do với các nước khác trong ASEAN. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam sẽ khó mà đạt mục tiêu 20 tỷ đôla đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI cho năm nay.

Chưa biết là trong nhiệm kỳ mới ban lãnh đạo mới làm cách nào để đưa kinh tế Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, nhưng điều chắc chắn là về mặt chính trị, họ sẽ tiếp tục duy trì chế độ độc đảng, không chấp nhận bất cứ hình thức đối lập nào. Thậm chí, giới hoạt động nhân quyền sợ rằng, với việc ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử thủ tướng, chính sách đàn áp các quyền tự do sẽ còn ác liệt hơn.

Hiện giờ, theo Ân Xá Quốc Tế, hàng chục nhà bất đồng chính kiến và nhà hoạt động chính trị đang bị giam cầm ở Việt Nam. Ngay trước ngày ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử thủ tướng, hôm qua, linh mục Nguyễn Văn Lý, một trong những nhà đấu tranh dân chủ nổi tiếng ở Việt Nam, đã bị đưa trở lại nhà tù, mặc dù tình trạng sức khoẻ còn rất kém.

Trong vài ngày nữa, ngày 10/8, chính quyền Việt Nam sẽ đem ra xét xử giáo sư Phạm Minh Hoàng, một blogger mang hai quốc tịch Việt Pháp, với tội danh « Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền », một tội danh vẫn thường được dùng để kết án các nhà bất đồng chính kiến. Trước đó, ngày 2/8, tòa án Hà Nội sẽ xử phúc thẩm tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, bị kết án 7 năm tù trong phiên xử sơ thẩm đầu tháng 4 vừa qua với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam ».

Hai nhà hoạt động này đều có điểm chung là đã phản đối dự án bauxite ở Tây Nguyên, dự án mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định cho thực hiện, bất chấp những nguy cơ về môi trường, kinh tế và an ninh quốc gia. Vốn rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trưòng ở Việt Nam, giáo sư Phạm Minh Hoàng đã tham gia ký kiến nghị yêu cầu dừng dự án bauxite Tây Nguyên. Còn tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ thì đã kiện ông Nguyễn Tấn Dũng vì đã cho phép tiến hành dự án này.

Ban lãnh đạo mới của Việt Nam cũng đang phải đối đầu với phong trào phản đối Trung Quốc đang ngày càng lan rộng trong nước. Hôm qua, tân chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và trước đó vào đầu tháng 6, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh hải trước chính sách bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc. Nhưng mặt khác, chính quyền Việt Nam lại thẳng tay đàn áp những người biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn, gây phẫn nộ dư luận.

Phong trào phản đối Trung Quốc đang dần dần trở thành một phong trào đòi các quyền tự do căn bản, mà trước hết là quyền tự do biểu tình. Đi tiên phong là giới nhân sĩ trí thức, những người mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần bịt miệng, vì không muốn nghe những lời « phản biện » của họ.

Ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử thủ tướng Việt Nam

Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các cưụ lãnh đạo Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn Minh Triết tại phiên  họp Quốc Hội mới, ngày 21/07/2011.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các cưụ lãnh đạo Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn Minh Triết tại phiên họp Quốc Hội mới, ngày 21/07/2011.
Reuters
Thanh Phương 26/7/2011
 
Hôm nay, các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ 5 năm. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã tái đắc cử với 94% phiếu bầu. Thật ra, cũng giống như đối với các chức vụ lãnh đạo khác, cuộc bỏ phiếu hôm nay chỉ mang tính hình thức, vì mọi việc đều đã được quyết định từ Đại hội Đảng tháng Giêng vừa qua.

Năm nay 62 tuổi, sinh tại Cà Mau, ông Nguyễn Tấn Dũng xuất thân từ quân đội, từng giữ chức chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, rồi bí thư tỉnh Kiên Giang. Có thể nói ông là một trong những nhân vật lên nhanh nhất trong chính giới Việt Nam. Năm 1995, ông Nguyễn Tấn Dũng được thăng chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong chính phủ Võ Văn Kiệt và Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Năm sau đó, ông trở thành ủy viên trẻ tuổi nhất của Bộ Chính trị và kể từ đó liên tục được bầu vào Bộ Chính trị trong mỗi kỳ Đại hội Đảng. Năm 1997, ông được giao giữ chức Phó thủ tướng, rồi Phó thủ tướng thường trực. Đến tháng 6/2006, ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành thủ tướng trẻ nhất Việt Nam kể từ năm 1975.

Theo nhận định của ông Philippe Papin, nhà sử học chuyên nghiên cứu về Việt Nam ở Paris, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng được nhiều người đặt kỳ vọng, vì ông là người gốc miền Nam, tương đối trẻ và có quan hệ với cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, vốn được coi là nhà kiến tạo chính sách đổi mới ở Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và đã tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế với kẻ thù của Hoa Kỳ. Nói chung, Việt Nam trong 5 năm qua đã tiếp tục mở cửa kinh tế, tuy vẫn kiểm soát chặt chẽ về chính trị.

Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã mất nhiều uy tín do đã quyết định cho phép khai thác bauxite ở Tây Nguyên và vì trách nhiệm của ông trong việc tập đoàn Vinashin đi đến chỗ gần như phá sản. Ông cũng bị chỉ trích là không đạt kết quả gì trong việc chống nạn tham nhũng lan tràn trong mọi cấp chính quyền.

Trước kỳ Đại hội Đảng vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải đấu đá quyết liệt với đối thủ chính trị Trương Tấn Sang, nhân vật cũng muốn lên lãnh đạo chính phủ. Nhưng nhờ sự ủng hộ cùa bộ máy công an và quân đội, nên ông Nguyễn Tấn Dũng đã củng cố được vị thế. Cuối cùng, ông Trương Tấn Sang đành phải bằng lòng với chức chủ tịch Nước, một chức vụ hầu như chỉ có tính chất hình thức.

Thế lực của ông Nguyễn Tấn Dũng càng tăng thêm sau khi hôm thứ bảy vừa qua, nhân vật được coi là đồng minh của ông là Nguyễn Sinh Hùng chính thức được bầu làm chủ tịch Quốc hội. Về mặt lý thuyết, nhân vật lãnh đạo số một của chế độ Hà Nội là tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, nhưng theo các nhà phân tích, trong bộ ba cầm quyền hiện nay, ông Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng là nhân vật có thế lực nhất.

23/7/11

Việt Nam : từ phản đối Trung Quốc đến đòi quyền biểu tình

Thanh Phương 23/7/2011
 
Những hành động đàn áp thô bạo những người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội đã gây bất bình trong dư luận và khiến phong trào phản đối Trung Quốc đang dần dần chuyển sang một cuộc vận động đòi thực thi một trong những quyền đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam, đó là quyền biểu tình.

Trong lịch sử thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chúng ta đã từng thấy sức mạnh của hình ảnh. Cũng giống như trong thời gian chiến tranh Việt Nam, có thể nói không quá đáng là Mỹ đã thua trận một phần chính là do bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trên đường sau khi trúng bom napalm. Bức ảnh này đã gây xúc động dư luận Hoa Kỳ và thế giới, vì nó thể hiện tính chất phi lý, tàn khốc của chiến tranh, cho dù là với danh nghĩa nào. Nó đã khiến cho phong trào phản chiến ở Mỹ dâng cao đến tột đỉnh, buộc chính quyền Hoa Kỳ phải quyết định nhan chóng rút quân khỏi Việt Nam, bỏ rơi miền Nam vào tay Cộng sản.

Liên hệ đến tình hình Việt Nam hiện nay, có thể nói không ngoa rằng hình ảnh, hay đúng hơn là đoạn video clip, quay cảnh một công an đứng trên xe bus đạp vào đầu một người biểu tình đang bị bốn công khác khiêng lên xe, là một dấu mốc quan trọng.

Nếu như chuyện này xảy ra cách đây vài năm, có lẽ là đa số độc giả sẽ chỉ nghe loáng thoáng thông tin là biểu tình phản đối Trung Quốc bị đàn áp. Nếu chỉ tay nghe, mà mắt không thấy, thì phản ứng sẽ không mạnh. Nhưng bây giờ, trong thời đại công nghệ thông tin toàn cầu, hầu như ai cũng có thể xem được đoạn video clip nói trên. Chỉ cần vào Goggle gõ hàng chữ « công an đạp mặt người biểu tình », là có thể xem được ngay cảnh đó.

Hình ảnh này ngay khi được phổ biến trên mạng đã gây phẩn nộ cho rất nhiều người, mà tiêu biểu là nhà văn Nguyên Ngọc. Trên trang blog Nguyễn Xuân Diện hôm qua, tác giả của « Đất nước đứng lên » đã viết : « Viên thượng tá mặc áo trắng đứng trên xe đưa tay hằm hằm chỉ huy. Viên đại úy mặc áo vàng, hoàn toàn như một tên lưu manh, thẳng chân đạp vào mặt vào mồm người thanh niên đã bị cả một lũ xúm vào khiêng, kéo như đối với một con vật. Ở bất cứ đâu, trong bất cứ chế độ nào, không thể có cách gọi nào khác đối với hai kẻ ấy: hai tên ác ôn! ». Nhà văn Nguyên Ngọc yêu cầu phải trừng trị hai tên « ác ôn » đó.

Hành động đàn áp biểu tình không chỉ gây phẩn nộ dư luận, mà còn khiến những người biểu tình thêm quyết tâm xuống đường phản đối Trung Quốc, nhưng lần này họ đòi thực thi quyền tự do biểu tình, một trong những quyền tự do đã được Hiến pháp Việt Nam quy định.

Trong lời kêu gọi biểu tình ngày mai 24/7, giới nhân sĩ trí thức đã nói rõ là nếu biểu tình lại bị « ngăn cản, giải tán trái Hiến pháp », họ sẽ yêu cầu Quốc hội khẩn trương ra Luật Biểu tình, phù hợp với Hiến pháp Việt Nam. Đây cũng là yêu cầu của một số luật sư như luật sư Trần Vũ Hải trong bản kiến nghị ngày 29/6 gởi Uỷ ban thường vụ Quốc hội.


Các cuộc cách mạng có những nguyên nhân xâu xa, nhưng thường bùng lên từ một ngòi nỗ, chẳng hạn như Cách Mạng Hoa Lài ở Tunisia đã xuất phát từ vụ tự thiêu của một thanh niên bán hàng rong để phản đối cảnh sát. Hãy còn quá sớm để nói rằng hành động đạp vào mặt người biểu tình, mà có người đã gọi châm biếm là « cú đạp lịch sử », sẽ châm ngòi cho một cuộc « Cách Mạng Hoa Lài » ở Việt Nam, nhưng hình ảnh đó làm nổi rõ một điều, đó là ở Việt Nam các quyền tự do cơ bản của người dân còn bị cấm đoán, hạn chế, nếu không muốn nói là bị đàn áp.

Việc các nhân sĩ trí thức đòi thực thi quyền tự do biểu tình có lẽ sẽ là khởi đầu cho một tiến trình đấu tranh lâu dài hơn cho một nền dân chủ ở Việt Nam. Trong bản kiến nghị « Về vấn đề bảo vệ và phát triển đất nước » , mà nay đã thu thập được hơn 970 chữ ký, các nhân sĩ trí thức cũng đã đưa ra yêu sách là phải « thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định ».

22/7/11

Phiên xử phúc thẩm Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sẽ diễn ra ngày 2/8

Tiến sĩ luật Cù Hà Huy Vũ (DR).
Tiến sĩ luật Cù Hà Huy Vũ (DR).
Thanh Phương 22/7/2011
 
Theo nguồn tin từ luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ông sẽ được đưa ra xử phúc thẩm ngày 2/8 tới đây. Trong phiên xử sơ thẩm ngày 4/4 vừa qua, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam», do ông có những bài viết, bài trả lời phỏng vấn với nội dung đòi đa nguyên đa đảng, đòi trưng cầu dân ý về Hiến pháp, kêu gọi hòa giải dân tộc, những nội dung bị xem là « xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng ».

 Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã nổi tiếng đặc biệt kể từ khi ông kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về quyết định cho phép khai thác bauxite ở Tây Nguyên, một dự án bị chỉ trích là gây nhiều tác hại về kinh tế, môi trường và an ninh quốc gia. Trước khi bị bắt vào tháng 11 năm ngoái, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng đã kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về nghị định cấm khiếu kiện tập thể.
Vụ xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã gây phản ứng mạnh trong dư luận, vì trong vụ án này ngay từ đầu đã có nhiều sự vi phạm luật tố tụng hình sự, với những tội danh ngụy tạo. Ngay sau phiên xử sơ thẩm, gần 2.000 người đã ký tên vào bản kiến nghị đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam. Trong số những người ký tên có nhiều vị cách mạng lão thành, cựu sĩ quan, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ. Bản kiến nghị đòi « xóa bỏ kết quả của phiên tòa sơ thẩm, xóa bỏ vụ án và trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ. »

Nhiều người ký tên vào kiến nghị sau đã bị công an Việt Nam hù dọa, sách nhiễu. Trong một lá đơn đề ngày 29/6, gởi các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Toà án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, bà Cù Thị Xuân Bích, em gái của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ tố cáo việc công an Việt Nam đã đến từng nhà riêng của những người ký tên để đe doạ đuổi việc, bắt bớ, truy tố, đồng thời tung tin « bịa đặt » về tư cách của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

Nhiều chính phủ phương Tây, cũng như nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng phản đối vụ xử Cù Huy Hà Vũ và đòi trả tự do cho ông. Riêng Human Rights Watch ngày 26/5 đã ra hẳn một báo cáo về vụ án Cù Huy Hà Vũ, người mà tổ chức này xem như là một « biểu tượng, một thách thức về nhân quyền chưa từng có đối với chính quyền Việt Nam».

21/7/11

Hành động đàn áp biểu tình phản đối Trung Quốc gây bất bình trong dư luận

Biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn lãnh hải, Hà Nội 17/7/2011.
Biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn lãnh hải, Hà Nội 17/7/2011.
(DR)
Hôm qua, khoảng 100 người lại xuống đường ở Hà Nội để biểu tình phản đối những hành động gây hấn và xâm phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc. Trong cuộc biểu tình, có sự tham gia một số nhân sĩ trí thức tên tuổi. Cũng như ngày Chủ nhật tuần trước, lực lượng an ninh đông đảo hơn gấp bội đã nhanh chóng giải tán đoàn biểu tình, nhưng lần này họ đã đàn áp thẳng tay, bắt giữ rất thô bạo khoảng một chục người, tống lên xe bus đưa đi; đồng thời quát tháo, nhục mạ những người khác, dù đó là những người lớn tuổi.

Hành động của lực lượng an ninh đã khiến những người tham gia biểu tình hôm qua, như giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện nguyên tử Đà Lạt, rất bất bình. Đây là lần thứ hai giáo sư Phạm Duy Hiển xuống đường phản đối Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, giáo sư Phạm Duy Hiển trước hết nêu lên những cảm nhận của ông khi tham gia biểu tình hôm qua:

GS Phạm Duy Hiển : Tôi là một người bình thường, một nhà khoa học. Công việc chính của tôi là làm khoa học và bây giờ tôi vẫn phải mất rất nhiều thời giờ vào chuyện này. Nhưng khi đất nước có những vấn đề, đang có những sự gây hấn đối với đất nước mình, bất cứ người nào cũng phải nghĩ là mình phải làm gì ?

Tôi không thể làm gì được, ngoài việc xuống đường để thể hiện thái độ bất bình đối với hành động gây hấn của nước ngoài. Tôi cho là tình yêu nước chỉ có ý nghĩa khi ta chịu hy sinh cho đất nước. Ta học tình yêu nước từ thuở tuổi thơ, nhưng suốt cuộc đời ta không làm được gì để thể hiện tình yêu nước đó. Đất nước cần ta một sự hy sinh, dù đó là sự hy sinh rất nhỏ, mà ta không làm, thì làm sao gọi là yêu nước được ?

Trong những ngày vừa qua, dân đánh cá ở quê tôi bị đàn áp. Tại sao họ phải ra đó để đánh cá ? Đấy là nơi họ đánh cá từ bao đời cha ông rồi. Họ ra đó đánh cá không chỉ vì kế sinh nhai, mà còn để thể hiện đấy là vùng đất, vùng nước của Việt Nam. Họ giương cao chính nghĩa của người Việt Nam. Họ mới chính là những người anh hùng, mới chính là những người hy sinh nhất và ta phải làm gì cho họ. Còn việc xuống đường biểu tình chỉ là việc rất nhỏ so với việc kia của họ.

Tôi suy nghĩ như thế nên thấy là mình chẳng làm được bao nhiêu. Có điều tôi không hiểu là tại sao trong hoàn cảnh như vậy, mặc dù báo chí chính thống không đưa những chuyện ấy lên, nhưng thông tin thì có rất nhiều, thế mà cũng không có mấy người tham gia.

Khi đoàn chúng tôi đi, cứ bị đuổi hết chỗ này đến chỗ khác, rồi không thể đi được nữa. Xung quanh là rất nhiều người, những người đi đường, những người uống cà phê bên đường. Nhưng họ cũng chỉ xem đoàn biểu tình như là một gánh hát rong. Họ suy nghĩ gì trong đầu ? Tôi không hiểu.

Đây là vấn đề nhức nhối nhất đối với tôi, chứ không phải là vấn đề chính sách này, chính sách kia, hay là có những người đi đêm với Trung Quốc. Những chuyện đó không khó hiểu. Chuyện tôi không hiểu nổi là tại sao giới thanh niên, nhiều người Việt Nam vẫn thờ ơ. Cái đó mới là mối họa.

Cũng có thể có người nghĩ rằng ta phải giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, như cách nói của một số công an dẹp biểu tình. Họ nói là : Không có vấn đề gì đâu, mọi việc đều tốt đẹp. Ngoài Biển Đông không có chuyện gì, mọi người cứ về đi.

Dù như thế như cái giai điệu của 16 chữ vàng và bốn nốt nhạc « tốt » ấy đang ru ngũ khá nhiều người Việt Nam và đấy là cái thành công của Trung Quốc.

RFI : Thưa Giáo sư, hôm qua, lực lượng an ninh đối phó với những người biểu tinh như thế nào ?

GS Phạm Dưy Hiển : Tôi không thuộc những người quyết định chính sách ngoại giao, nên tôi không rõ, nhưng tôi rất hiểu điều này. Có những việc đàm phán với TQ thuộc về bí mật quốc gia, chúng tôi không đòi hỏi phải biết những chuyện đó. Đất nước nào cũng vậy, có chuyện mà người dân không thể biết, mà chỉ có thể trông chờ vào sự anh minh của những người lãnh đạo.

Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, dù có muốn giữ quan hệ tốt với người mình đang đàm phán, cũng không thể làm cái việc như sáng hôm qua. Không gì có thể biện minh cho hành động đáng xấu hổ như vậy. Người dân thể hiện nguyện vọng rất ôn hòa, chưa làm gì cả, thậm chí chưa hô khẩu hiệu nào, mà đã tống người ta lên xe đưa đi nơi khác. Hoặc họ đẩy chúng tôi đi, khoảng 20 người, có cả phụ nữ, ông già. La hét, quát tháo và làm những chuyện, không còn chút gì là lễ độ, văn hóa. Một chính quyền như vậy là một chính quyền như thế nào ? Rất khó hiểu.

Thật ra, trong số những công an trẻ mặc sắc phục, chúng tôi thấy có những người rất ngây thơ. Có một cháu rất đẹp trai, da trắng, hồng hào. Tôi nói với cháu ấy : « Thôi cháu ơi, đẹp trai như cháu lẽ ra nên đi đóng phim, chứ làm việc này phí của giời ». Nó cũng chỉ cười thôi.

Nhưng đáng trách nhất là những người không mặc sắc phục. Họ lấy quyền gì để quát tháo, để nói chúng tôi những điều chả ra gì cả ? Có những người tỏ vẻ thiện chí, muốn mời chúng tôi đi, nhưng cũng có người quát tháo những người đáng tuổi ông, tuổi cha của họ. Văn hóa của đất nước này đã xuống đến mức tàn tệ như vậy. Người ta yêu nước, chứ người ta có làm gì bậy đâu ? Người ta yêu nước với một cách khác với cách yêu nước của những người đi qua đi lại Trung Quốc để đàm phán. Người ta yêu nước một cách đơn giản, tức là xuống đường để bảo rằng : không được gây hấn đối với đồng bào của tôi, không được đánh đập đồng bào của tôi. Nhưng chưa kịp nói gì thì đã bị bắt ! Hành động của một cơ quan công quyền như thế khiến tôi rất bi quan về văn hóa của đất nước này.

Tôi nhắc lại là những người có trách nhiệm cứ đi đàm phán với Trung Quốc, miễn là làm cho rõ ràng mọi thứ. Nhưng còn người dân, họ chưa động chạm gì đến TQ, chưa nói câu gì xúc phạm đến TQ, chỉ mới tụ tập là bị bắt lên xe. Thế là thế nào ?

Đất nước ta có ngàn năm văn hiến, có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Văn hiến, truyền thống ấy có được bảo tồn sau hàng ngàn năm như thế này, chính là nhờ tinh thần yêu nước. Không cho phép biểu lộ tinh thần yêu nước, thì đất nước này làm sao tồn vong được !

RFI : Giáo sư có định sẽ tiếp tục biểu tình phản đối TQ Chủ nhật tới ?

GS Phạm Dưy Hiển: Tôi sẽ tiếp tục. Trước đây tôi không định như vậy, nhưng bây giờ thì tôi sẽ tiếp tục và thậm chí tôi chờ đợi khả năng là mình bị bắt . Tôi không làm gì chống lại đất nước, tôi không sợ gì cả. Tôi sẽ vẫn xuống đường cho đến khi nào người ta đối xử một cách văn minh, lịch s ựvới những người biểu lộ tình yêu nước.

RFI : Xin cám ơn Giáo sư Phạm Duy Hiển.

Dưới áp lực của dư luận, chính quyền phải giải thích về công hàm Phạm Văn Đồng

Công hàm 1958 của thủ tướng Việt Nam Dân  Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng
Công hàm 1958 của thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng
Thanh Phương 21/7/2011
 
Lần đầu tiên, một tờ báo chính thức ở Việt Nam đã đề cập đến công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, để chứng minh rằng không hề có chuyện tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bài báo được đăng tải trên tờ Đại Đoàn Kết hôm qua, 20/07/2011, trong bối cảnh dư luận trong nước, đặc biệt là giới nhân sĩ, trí thức, đòi chính quyền phải công khai hóa các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt – Trung, đặc biệt là về công hàm Phạm Văn Đồng.

Nhờ bài báo của Đại Đoàn Kết, tờ báo của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản, mà độc giả Việt Nam biết được cụ thể nội dung, cũng như bối cảnh của bức công hàm nói trên:

Ngày 4/9/1958, thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố với quốc tế quyết định của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam).


Sau đó, ngày 14/9/1958, thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã gởi cho thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm ghi rõ: “Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành” tuyên bố nói trên của chính phủ Trung Quốc và “sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.

Trong suốt mấy chục năm qua, giới lãnh đạo Hà Nội đã hoàn toàn im hơi lặng tiếng về bức công hàm Phạm Văn Đồng. Nhưng trong bản tin ngày 28/06/2011, Tân Hoa Xã, khi tường thuật về cuộc gặp gỡ giữa hai thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam -Trung Quốc tại Bắc Kinh, đã nhắc lại bức công hàm này như là một bằng chứng cho thấy Hà Nội thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa- Hoàng Sa. Thông tin nói trên càng khiến dư luận Việt Nam xôn xao, nhất là vì nhiều người chẳng biết mặt mũi bức công hàm Phạm Văn Đồng ra sao.

Thật ra, từ lâu, nhiều chuyên gia đã phân tích rõ là công hàm Phạm Văn Đồng chẳng có giá trị nào về mặt pháp lý trên vấn đề chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, bởi một lý do đơn giàn là hai quần đảo này, vào thời đó, thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Người ta không thể từ bỏ những gì không nắm trong tay.

Trong bài báo hôm qua, tờ Đại Đoàn Kết cũng phải công nhận rằng vào thời điểm năm 1958, Hoàng Sa và Trường Sa “tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa” và chính phủ này “đã liên tục thực thi” chủ quyền trên hai quần đảo đó và đặc biệt đã quyết liệt chống trả sự xâm lược của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền trên hai quần đảo này. Theo tờ Đại Đoàn Kết, công hàm Phạm Văn Đồng không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa - Trường Sa và cách diễn giải của phía Trung Quốc về bức công hàm là “xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý”.

Bài báo biện minh rằng, công hàm Phạm Văn Đồng được đưa ra trong bối cảnh “phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc, cũng như trong bối cảnh quan hệ đặc thù giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Trung Quốc lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”, và nhất là vào lúc mà miền Bắc Việt Nam rất cần sự chi viện của Trung Quốc.

Vấn đề là bối cảnh thế giới nay đã thay đổi, nhưng quan hệ Việt-Trung vẫn bị ràng buộc bởi 4 chữ “tốt” và 16 chữ vàng, và giới lãnh đạo Hà Nội vẫn bị nghi là quá nhân nhượng Bắc Kinh trên vấn đề lãnh thổ. Mối nghi ngờ này càng tăng thêm sau chuyến đi Trung Quốc của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Son với tư cách đặc phái viên của các lãnh đạo Việt Nam.

Với việc giải thích rõ công hàm Phạm Văn Đồng, chính quyền Việt Nam hy vọng sẽ xoa dịu phần nào dư luận trong nước, mà nay không chỉ phẫn nộ về những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn đang rất bất bình trước hành động đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc.

17/7/11

Diễn đàn Khu vực ASEAN sẽ ra tuyên bố về tranh chấp Biển Đông

Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Đà Nẵng hồi tháng  5/2010 (DR)
Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Đà Nẵng hồi tháng 5/2010 (DR)
Thanh Phương 16/7/2011
 
Các Ngoại trưởng của ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ họp lại ở Bali, Indonesia vào tuần tới trong khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) để bàn về những vấn đề an ninh ở châu Á. Diễn đàn ARF dự kiến kêu gọi thực hiện "ngoại giao ngăn ngừa", đề ra các biện pháp để tránh xảy ra tranh chấp.

Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chống lại việc diễn đàn ARF đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải ra bàn thảo, trong khi những nước có liên hệ đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Việt Nam và Philippines muốn giải quyết vấn đề này với sự hợp tác của những nước như Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Theo nhật báo Nikkei, số ra chiều hôm qua, bản tuyên bố của chủ tịch Diễn đàn Khu vực ASEAN, dự kiến được công bố ngày 23/7, có thể sẽ nhấn mạnh rằng ARF « phải đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định khu vực », trong một nỗ lực dường như là nhằm mở rộng vai trò của cơ chế này. Bản tuyên bố của Diễn đàn ARF theo dự kiến cũng sẽ kêu gọi thực hiện « ngoại giao ngăn ngừa », cũng như kêu gọi những nước tham gia diễn đàn đề ra các biện pháp để tránh xảy ra các tranh chấp.

Bản tuyên bố có thể cũng sẽ khẳng định rằng Trung Quốc và ASEAN đều cần một môi trường hoà bình, hữu nghị và hài hòa, ý muốn nhắc việc cần thiết phải giảm căng thẳng trên Biển Đông.

Cách đây vài ngày, Tổng thư ký của ASEAN, ông Surin Pitsuwan cũng đã tỏ ý hy vọng rằng tại Diễn đàn ARF ở Bali, ASEAN và toàn bộ các cường quốc khu vực, kể cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, sẽ có cuộc « thảo luận mang tính xây dựng » về tranh chấp Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền lãnh hải khác.

Nhưng vấn đề là cho tới nay, Trung Quốc vẫn chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông trong khuôn khổ song phương với Việt Nam hay Philippines, chứ không muốn đưa vấn đề này ra bàn trong các cuộc họp đa phương. Mặt khác, Bắc Kinh đã nhiều lần phản đối việc Hoa Kỳ can dự vào vấn đề Biển Đông, yêu cầu Washington phải tôn trọng « quyền lợi cốt lõi » của Trung Quốc trong khu vực này.

Trước thái độ dứt khoát như vậy của Bắc Kinh, trước mắt, điều mà ASEAN có thể làm được với tư cách tổ chức khu vực đó là lập ra một cơ chế để giải quyết các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Theo hãng tin Kyodo, cuộc họp lần thứ 44, tại Bali giữa các ngoại trưởng ASEAN (họp trước Diễn đàn ARF) dự kiến sẽ tiến thêm một bước trong việc đúc kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (COC). Bản dự thảo thông cáo chung, mà hãng tin Kyodo có được, ghi rằng : « ASEAN và Trung Quốc nỗ lực để hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông trước cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 11 của ASEAN tại Bali vào tháng 11. »

ASEAN và Trung Quốc đã ký bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002 để làm khuôn khổ giải quyết hòa bình tranh chấp chủ quyền của vùng này. Nhưng đây chỉ là « tuyên bố », không có tính chất bó buộc thi hành. Từ nhiều năm qua, các nỗ lực nhằm tiến tới một văn bản có tính chất bó buộc vẫn bị cản trở do lập trường của Bắc Kinh chỉ muốn giải quyết tranh chấp lãnh hải trên cơ sở song phương.

Nhưng cho dù có ý kết được trong năm nay, Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông thật ra chỉ là nhằm ngăn ngừa xảy ra khủng hoảng do tranh chấp chủ quyền, chứ không thể giải quyết vấn đề cốt lõi, đó là tham vọng bành trướng của Trung Quốc, thể hiện qua đường lưỡi bò trên Biển Đông. Trong quan hệ với các nước ASEAN, Bắc Kinh chỉ dùng thế mạnh để áp đảo, tuy rằng ngoài miệng vẫn nói là muốn hòa bình, không sử dụng vũ lực.

Vấn đề là, đối lại với một nước Trung Quốc bành trướng là một ASEAN đầy chia rẽ và bị Bắc Kinh lũng đoạn bằng cách gia tăng ảnh hưởng lên một số nước như Miến Điện hay Cam Bốt.Thành ra những nước như Việt Nam và Philippines cảm thấy rằng không thể trông chờ vào ASEAN, mà chỉ có thể dựa vào thế lực của Mỹ.

tags: Biển Đông - Châu Á - Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á - Phân tích - Việt Nam

LM Phạm Trung Thành bị cấm xuất cảnh: các Giám tỉnh Đông Á - Úc phản đối

Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành (DR)
Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành (DR)
Thanh Phương 16/7/2011
 
Các Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế vùng Đông Á - Úc châu lên tiếng phản đối Việt Nam cấm linh mục Phạm Trung Thành xuất cảnh. Theo thông báo của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, ngày 10/7 vừa qua, công an Việt Nam đã cấm linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, lên máy bay ra nước ngoài.

Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành bị cấm lên máy bay khi ông đến phi trường Tân Sơn Nhất để lên đường sang Singapore dự Hội nghị các Giám tỉnh DCCT vùng Đông Á - Úc châu (từ ngày 11/7 đến 14/7/2011). Biên bản của công an không ghi rõ lý do cấm xuất cảnh, mà chỉ ghi là cha Phạm Trung Thành « thuộc diện chưa được xuất cảnh ».

Ngày 12/7, Tỉnh Dòng Chúa Thế Việt Nam đã ra thông cáo chỉ trích hành động của công an là « xâm hại đến quyền tự do tôn giáo của người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp » và « lạm dụng quyền hành để đàn áp tôn giáo ».

Hôm thứ 5 vừa qua, đến lượt các Giám tỉnh DCCT cùng Đông Á - Úc châu (bao gồm Úc, New Zealand, Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan) gởi thư cho đại sứ Việt Nam, phản đối việc công an Việt Nam cấm linh mục Phạm Trung Thành xuất cảnh. Các Giám tỉnh lên án « việc hành xử thiếu ngay thẳng và bất công » đối với linh mục Phạm Trung Thành, cho đây là một hành động « vi phạm nhân quyền ».

Các Giám tỉnh Đông Á - Úc châu nhấn mạnh rằng hành động nói trên đã ngăn cản linh mục Phạm Trung Thành tham dự hội nghị ở Singapore, mà mục đích chỉ là nhằm thúc đẩy việc thực hiện sứ mệnh của DCCT là « phục vụ người nghèo và người bị bỏ rơi nhất trong vùng Á châu và Úc châu. »

Bản thông cáo của các Giám tỉnh DCCT Đông Á - Úc châu hy vọng là hình thức sách nhiễu các tu sĩ DCCT Việt Nam nói chung và linh mục Phạm Trung Thành nói riêng, sẽ không tái diễn.
tags: Tôn giáo - Việt Nam

15/7/11

Giới trí thức Việt Nam đòi thực hiện dân chủ để bảo vệ và phát triển đất nước

Biểu tình tại Hà Nội ngày 3/7/11 phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Biểu tình tại Hà Nội ngày 3/7/11 phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Reuters
Thanh Phương 15/7/2011
 
Ngày 13/7 vừa qua, giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam đã gởi lên Quốc hội và Bộ Chính trị một bản kiến nghị đề ngày 10/7 tựa đề « Về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay ». Bản kiến nghị này có chữ ký đầu tiên của 20 nhân sĩ, trí thức tên tuổi.

Các nhân sĩ đã ký vào bản kiến nghị là: ông Hồ Uy Liêm (Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam (VUSTA)), Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ( nguyên Đại sứ VN tại Trung Quốc), nhà nghiên cứu Trần Việt Phương, Trần Đức Nguyên (nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng), GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Chu Hảo (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ), nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Linh mục Huỳnh Công Minh, ông Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, Luật sư Trần Quốc Thuận, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, Thiền sư Lê Mạnh Thát, nhà văn Nguyên Ngọc, TS Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn Đình An. Một địa chỉ đã được lập ra ( kiennghi1007@gmail.com ) để thu thập chữ ký cho bản kiến nghị này.

Điều đáng chú ý là là bản kiến nghị không chỉ được công bố trên một số trang thông tin độc lập như Bauxite Việt Nam, mà thông tin về bản kiến nghị còn được đăng tải trên một tờ báo điện tử chính thức là VietnamNet, tuy là một số đoạn quan trọng bị cắt bỏ.

Không chỉ nêu lên nguy cơ Trung Quốc và những vấn đề nóng bỏng trong nước, các nhân sĩ trí thức nói trên còn đề nghị 5 điểm, trong đó có việc thực hiện đầy đủ các quyền tự do dân chủ của người dân.

Trước hết, về tình hình Biển Đông và quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, bản kiến nghị của các nhân sĩ trí thức nhấn mạnh rằng « Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng ». Về kinh tế, điều này được thể hiện qua nhập siêu từ Trung Quốc tăng rất nhanh, qua việc 90% công trình kinh tế quan trọng lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc, việc Trung Quốc vơ vét nguyên liệu, nông sản, khoáng sản.

Về chính trị, theo bản kiến nghị, « Hiện tượng thâm nhập của Trung Quốc về kinh tế kéo dài nhiều năm, có nhiều sự việc nghiêm trọng và còn đang tiếp diễn, đặt ra câu hỏi : Phía Trung Quốc đã làm gì, bàn tay quyền lực mềm của họ đã thọc sâu đến đâu ? »

Theo các tác giả bản kiến nghị, lãnh đạo Việt Nam đã quá dè dặt, không công khai minh bạch về quan hệ Việt-Trung, đặc biệt là qua bản Thông tin báo chí chung Việt Nam – Trung Quốc, được công bố ngày 26/6 sau chuyến đi Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn. Theo bản kiến nghị, bản thông tin báo chí chung này có những điều « mập mờ, khó hiểu, gây lo lắng trong dư luận. »

Trong khi đó, theo các nhân sĩ, trí thức, tình hình trong nước lại có nhiều khó khăn và mối nguy lớn. Trước hết là kinh tế Việt Nam vẫn ở trong tình trạng « phát triển kém chất lượng, kém hiệu quả và lâm vào khủng hoảng kéo dài". Thứ hai là thực trạng văn hóa-xã hội « có nhiều mặt xuống cấp, đặc biệt là nền giáo dục lạc hậu so với phần đông các nước trong khu vực, hiện tượng giả dối và tình trạng tha hóa trong lối sống và đạo đức xã hội. »

Căn nguyên của những vấn đề nói trên, theo các tác giả bản kiến nghị, chính là do « chế độ chính trị còn nhiều bất cập, cản trở sự phát triển của đất nước », đặc biệt nghiêm trọng là tệ nạn quan liêu tham nhũng, tình trạng tha hóa phẩm chất, đạo đức ngày càng tăng trong đội ngũ cán bộ công chức.

Bản kiến nghị cho rằng, « trong những việc đã làm có quá nhiều cái phô diễn, mang tính hình thức, giả dối. Trong đời sống thực tế, nhiều quyền dân chủ của dân tiếp tục bị vi phạm nghiêm trọng. Việc ứng cử, bầu cử các cơ quan quyền lực chưa bảo đảm dân chủ thực chất. Nhiều quyền công dân đã được Hiến pháp quy định nhưng vẫn chưa trở thành hiện thực trong cuộc sống, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền biểu tình... ». Cho nên, các nhân sĩ trí thức đề nghị phải cải cách hệ thống chính trị để xóa bỏ mọi trở ngại.

Nhưng những phân tích về kinh tế và chính trị nói trên đã không được tờ VietnamNet đề cập đến khi tường thuật về bản kiến nghị của các nhân sĩ trí thức. Cũng như tờ báo này đã cắt mất đoạn « Nhân dịp này, Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc ».

Đây là yêu cầu cụ thể trong điểm kiến nghị đầu tiên về việc Quốc hội và Bộ Chính trị phải công bố về thực trạng quan hệ Việt- Trung. Điểm thứ hai, các nhân sĩ trí thức yêu cầu phải trình bày rõ với toàn dân về thực trạng đất nước hiện nay và thực hiện những cải cách, mà đầu tiên là cải cách chính trị.

Nhưng muốn như thế, theo các nhân sĩ trí thức phải thực hiện đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định ; đặc biệt là quyền tự do ngôn luận tự do báo chí, quyền biểu tình , quyền lập hội. . .. Điểm thứ tư, họ đề nghị chính quyền ra lời kêu gọi người Việt trong và ngoài nước cùng nhau thực hòa hợp hòa giải dân tộc để bảo vệ và phát triển đất nước. Nhưng trong điểm cuối cùng, bản kiến nghị mong muốn là lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách đảng độc quyền lãnh đạo phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.

13/7/11

Hệ thống vệ tinh quân sự của Trung Quốc gây lo ngại

Trung Quốc từng công khai phô trương vệ tinh của mình, như nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tháng 10 năm 2009
Trung Quốc từng công khai phô trương vệ tinh của mình, nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tháng 10 năm 2009
David Gray/Reuters
Thanh Phương 13/7/2011
 
Theo hãng tin Reuters, trích một báo cáo sắp đăng trên tạp chí chuyên về quân sự và ngoại giao của Anh Quốc, Journal of Strategic Studies, Trung Quốc đang thiết lập một hệ thống vệ tinh có thể giúp hoàn thiện một tên lửa đạn đạo có khả năng bắn chìm các hàng không mẫu hạm của Mỹ ở tầm xa. Thông tin này được đưa ra vào lúc Trung Quốc chuẩn bị cho chạy thử chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này.

Trong những năm gần đây, Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều để hiện đại hóa, ngoài hàng không mẫu hạm, còn phát triển chiến đấu cơ tàng hình J20 và tên lửa Đông Phương -21D, có khả năng bắn chìm các hàng không mẫu hạm của Mỹ trong phạm vi 1.600 km.

Theo bài báo nói trên, hệ thống vệ tinh của Trung Quốc đang chuyển từ việc thu thập thông tin chiến lược sang một khả năng mới, đó là yểm trợ các chiến dịch quân sự, cụ thể là dò tìm và chấm toạ độ mục tiêu cho các tên lửa đạn đạo đối hạm.

Nói chung, theo bài báo, khả năng dọ thám của hệ thống vệ tinh quân sự Trung Quốc nay gần như đã ngang bằng với hệ thống của Mỹ về khả năng chụp tọa độ tĩnh, và có thể qua mặt Mỹ trong hai năm tới.

Từ mấy năm qua, Trung Quốc đã cố trấn an thế giới về cái gọi là « sự trỗi dậy hòa bình » và về chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, nhưng gần đây Bắc Kinh lại tỏ ra ngày càng hung hăng trong tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines.


Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm nay ra tuyên bố cho rằng việc Trung Quốc từ chối để cho Tòa án Quốc tế về Luật Biển phân xử tranh chấp lãnh hải Biển Đông  cho thấy là những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh là «  không vững chắc ». Theo Ngoại trưởng Philippines, Trung Quốc từ chối như vậy là vì họ không thể chứng minh được những đòi hỏi chủ quyền dựa trên luật với quốc tế.  

Manila muốn đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển, một cơ chế độc lập được thiết lập trong khuôn khổ Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 để giải quyết các tranh chấp lãnh hải.

Nhưng hôm qua, Trung Quốc, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi,  đã bác bỏ đề nghị nói trên của Philippines. Theo phát ngôn viên Hồng Lỗi, Trung Quốc vẫn chủ trương là tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết qua thương lượng giữa các nước có liên hệ, dựa trên các luật quốc tế đã được thừa nhận.

Khu vực đồng euro lo ngại trước nguy cơ khủng hoảng Hy Lạp lan rộng

Jean-Claude Juncker (trái), Chủ tịch khối sử dụng đồng euro và Jean-Claude Trichet, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu tại cuộc họp ngày 11/07/2011.
Jean-Claude Juncker (trái), Chủ tịch khối sử dụng đồng euro và Jean-Claude Trichet, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu tại cuộc họp ngày 11/07/2011.
REUTERS/Thierry Roge
Thanh Phương 13/7/2011
 
Lãnh đạo các nước khu vực đồng euro sẽ lại phải họp vào cuối tuần này. ,Khả năng triệu tập cuộc họp thượng đỉnh bất thường vừa kể cho thấy là các lãnh đạo châu Âu rất lo ngại trước nguy cơ khủng hoảng Hy Lạp lan rộng, làm sụp đổ dự án thống nhất tiền tệ, 12 năm sau khi khối euro ra đời.
Chủ tịch Liên hiệp châu Âu Herman Van Rompuy dự trù triệu tập cuộc họp giữa lãnh đạo các nước khu vực đồng euro vào cuối tuần này, để tìm cách tránh cho khủng hoảng nợ của Hy Lạp lan sang Ý và Tây Ban Nha, làm tan rã khối tiền tệ châu Âu.

Sau cuộc họp dài tối hôm qua tại Bruxelles, 17 bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro đã đồng ý với nhau về những biện pháp để hổ trợ Hy Lạp, cũng như củng cố các cơ chế chống khủng hoảng của khối này.

Nhưng cuộc họp tại Bruxelles đã không giải quyết được vấn đề hóc búa nhất hiện nay, đó là điều kiện tham gia của các ngân hàng vào kế hoạch thứ hai hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp. Theo các nước Đức, Hà Lan và Phần Lan, phải có sự đóng góp của các ngân hàng chủ nợ của Hy Lạp, nhưng Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Pháp và các nước đang gặp khó khăn sợ rằng làm như vậy sẽ khiến khủng hoảng lan rộng thêm.

Khả năng triệu tập cuộc họp thượng đỉnh bất thường vào cuối tuần cho thấy các nhà lãnh đạo châu Âu ngày càng lo ngại trước nguy cơ khủng hoảng Hy Lạp lan rộng, làm sụp đổ dự án thống nhất tiền tệ, 12 năm sau khi khối euro ra đời. Bản thân thủ tướng Berlusconi hôm qua đã thừa nhận là tình hình của nước Ý hiện nay rất khó khăn và ông kêu gọi người dân hãy «đoàn kết » và chấp nhận thắt lưng buộc bụng.

Lãi suất cho vay theo đòi hỏi của các thị trường tài chính đối với Ý và Tây Ban Nha đã tăng vọt hôm thứ 2 vừa qua. Nếu tình hình này kéo dài, tài chính công của hai nước nói trên sẽ không thể đứng vững.

Cuộc khủng hoảng tài chính càng trầm trọng, áp lực càng gia tăng lên các lãnh đạo châu Âu, buộc họ phải vượt qua những bất đồng để tìm ra phương cách đối phó và nhất là thông qua kế hoạch thứ hai hỗ trợ Hy Lạp. Trước mắt để giảm gánh nặng nợ nần cho Hy lạp, các bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro đang nghiên cứu khả năng cho phép Quỹ hỗ trợ tài chính mua lại nợ công của Hy Lạp từ các nhà đầu tư.

Làm như vậy coi như sẽ phá bỏ một điều cấm kỵ trong khu vực đồng euro, giải pháp mà Đức và Hà Lan cho tới nay vẫn không chấp nhận. Hai nước này vẫn chủ trương Ngân hàng Trung ương châu Âu là cơ chế duy nhất có quyền can thiệp vào thị trường nợ bằng cách thức nói trên.

Một điều cấm kỵ khác có thể cũng sẽ bị phá bỏ, vì bộ trưởng Tài chính Hà Lan hôm qua không loại trừ khả năng là để cho Hy Lạp bị vỡ nợ một phần. Nhưng bộ trưởng Hy Lạp đã bác bỏ ngay khả năng đó, đòi là châu Âu phải đáp ứng toàn bộ nhu cầu về tài chính của nước này vì hệ thống tài chnh Hy Lạp là một phần của hệ thống tài chính châu Âu.

Nhưng bây giờ không còn là lúc để tranh cãi dằng dai nữa, nhất là vì tối hôm qua, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa hạ thấp thêm một nấc điểm tín nhiệm về nợ công của Ireland. Kể từ nay, quốc gia này bị xem là một nơi đầu tư có tính chất « đầu cơ », tức là có mức độ rủi ro rất cao. Như vậy là trong danh sách các « ứng viên » khủng hoảng tài chính, bây giờ có thêm Ireland.

Tổng thống Obama sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali tháng 11

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng được đón tiếp long trọng khi đến Jakarta ngày 09/11/ 2010 nhân chuyến đi thăm Indonesia lần thứ nhất.
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng được đón tiếp long trọng khi đến Jakarta ngày 09/11/ 2010 nhân chuyến đi thăm Indonesia lần thứ nhất.
REUTERS/Jason Reed
Thanh Phương 13/7/2011
 
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 12/07/2011 xác nhận : Tổng thống Barack Obama sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á quy tụ 18 quốc gia tại Bali vào tháng 11 năm nay. Theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Hillary Clnton sẽ đến Indonesia trong tháng này để chuẩn bị cho việc ông Obama lần đầu tiên tham gia hội nghị này.

Vào tháng 5 vừa qua, phát ngôn viên chính quyền tỉnh Bali cho biết là đảo nghỉ mát nổi tiếng này đang chuẩn bị đón tiếp tổng thống Mỹ ngày 19/11. Đây sẽ là chuyến viếng thăm chính thức lần thứ hai của ông Obama tại Indonesia, quốc gia là ông đã sống vào thời niên thiếu cuối thập niên 1960.

Trong chuyến viếng thăm đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái, tổng thống Obama đã ca ngợi chuyển biến của Indonesia từ độc tài sang dân chủ, cũng như tinh thần khoan dung của quốc gia Hồi giáo này.

Với tư cách chủ tịch ASEAN, Indonesia sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11. Hoa Kỳ và Nga đã được thâu nhận vào cơ chế này từ năm ngoái, nhưng tổng thống Obama đã không đến dự cuộc họp thượng đỉnh Đông Á tại Hà Nội vào tháng 10, mà đã cử Ngoại trưởng Clinton thay mặt.

Theo dự kiến, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng sẽ tham dự thượng đỉnh Bali.

Bali đã từng là nơi xảy ra các vụ khủng bố bằng bom những năm 2002 và 2005 nhắm vào du khách phuơng Tây. Các giới chức tỉnh này hy vọng chuyến viếng thăm Obama sẽ giúp chứng minh cho du khách quốc tế và đặc biệt là du khách Mỹ thấy rằng Bali nay là nơi an toàn.

11/7/11

Kinh tế Việt Nam phụ thuộc ngày càng nhiều vào Trung Quốc.

 Một cửa hàng bán giày dép tại Hà Nội. Hàng hoá Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam.
Một cửa hàng bán giày dép tại Hà Nội. Hàng hoá Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam.
Reuters
Thanh Phương 11/7/2011
 
Nhập siêu từ Trung Quốc tăng đều đặn hàng năm, 90% dự án công nghiệp nặng lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc: nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách đáng ngại. RFI Việt Nam phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội.

Chuyên trang Diễn đàn Kinh tế VEF ngày 27/6 vừa qua đã đăng trên mạng Internet một bài báo tựa đề “Sự ưu ái kỳ lạ cho một nhà thầu Trung Quốc”. Trong bài này, tác giả Minh Tân đã đề cập đến Dự án cung cấp thiết bị, vật tư kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật cho nhà máy thủy điện Dakđrinh ( Quảng Ngãi ). Đây là một gói thầu quốc tế, nhưng theo bài báo, “ ngay từ khâu đánh giá sơ bộ hồ sơ thầu đến khâu lựa chọn nhà thầu đều có nhiều khuất tất.” Cho nên, cuối cùng, nhà thầu Dongfang Electric Corporation (DEC ) của Trung Quốc thắng thầu, mặc dù công ty này không hề đạt bất cứ tiêu chuẩn nào theo các quy định của Luật đấu thầu và lẽ ra đã bị gạt ra ngay từ giai đoạn đánh giá sơ bộ.

Nhưng đây không phải là trường hợp duy nhất mà hiện nay, tuyệt đại đa số các gói thầu EPC ( tạm gọi là thầu trọn gói, tức là thầu từ thiết kế, cung ứng thiết bị cho đến xây lắp ) đã lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR, Đại học Quốc gia Hà Nội, có đến 90% dự án công nghiệp nặng như các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm, với giá trị trúng thầu từ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ USD mỗi dự án.

Điều đáng nói là các nhà thầu Trung Quốc sau khi trúng thầu ở Việt Nam không chỉ đem theo các chuyên gia, mà còn đưa rất nhiều lao động phổ thông sang, mặc dù luật Việt Nam không cho phép sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài.

Theo tờ Thanh Niên, trong bài báo đăng trên mạng ngày 20/6, tại Hải Phòng, Quảng Ninh, đi kèm một nhà máy nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận là hàng trăm công nhân Trung Quốc đổ về. Cứ thế, xung quanh nhà máy những "phố Tàu" xuất hiện, làm đảo lộn cuộc sống của người dân địa phương.

Tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh ( Ninh Bình ), số công nhân Trung Quốc cũng đông đến mức mà theo tờ Thanh Niên, đã hình thành một “Phố Trung Quốc”, với gần 1.500 lao động Trung Quốc làm việc cho Nhà máy đạm Ninh Bình mà không có giấy phép. Hậu quả của sự có mặt đông đảo công nhân Trung Quốc là người lao động Việt Nam thiếu công ăn việc làm và tình trạng này gây ra nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự.

Đã không có biện pháp ngăn chận hoặc giảm bớt làn sóng ồ ạt lao động Trung Quốc, có nơi còn xây phố dành riêng cho người Hoa. Báo mạng Tuần Việt Nam cuối tháng 6 vừa qua đã tiết lộ là một khu phố dành riêng cho người Hoa mang tên mang cái tên rất Tàu là Đông Đô Đại Phố đang được triển khai đầu tư xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương. Khu phố này do chính Công ty Becamex IJC của tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư.

Trang web của công ty Becamex IJC quảng cáo dự án này là: “Sự kết hợp tài tình trong cách bố trí màu sắc và những biểu tượng truyền thống của người Hoa, tượng trưng cho sự thịnh vượng, vương giả và trường tồn với thời gian.”!

Một hiện tượng khác cũng đáng lo ngại không kém là việc các lái buôn Trung Quốc gần đây lại đẩy mạnh hơn nữa việc thu gom nông sản ở Việt Nam, thậm chí vào tận vườn của nông dân để mua. Điều này không hẳn là có lợi cho nông dân, mà trái lại, các lái buôn Trung Quốc có đầy mưu mẹo, để lúc thì đẩy giá lên thật cao, lúc thì ép giá xuống thật thấp.

Hiện tượng này gây thiệt hại lâu dài cho nông dân và cho ngành xuất khẩu nông sản nói chung của Việt Nam. Ngoài ra, nó còn gián tiếp làm giá lương thực, thực phẩm cũng như các mặt hàng thiết yếu trong nước tăng cao, khiến đời sống dân nghèo càng thêm khốn đốn. Điều đáng nói là hiện tượng nói trên đã kéo dài từ nhiều năm qua, chứ chẳng phải mới mẻ gì.

Trả lời tờ Nông Thôn Ngày Nay tháng 6 vừa qua, tiến sĩ Phạm Tất Thắng, chuyên gia kinh tế cao cấp giải thích: “ Từ trước đến nay sự phối hợp giữa các bộ, ngành của ta không tốt, dẫn đến không quản lý, không thống kê được lượng hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng xuất sang TQ. Lợi ích quốc gia của chúng ta đã chưa được đặt lên hàng đầu, mà mới chỉ quan tâm đến lợi ích của một nhóm nào đó. Do vậy, nhiều nông sản của ta xuất sang TQ rơi vào tình trạng không thể quản lý nổi. Cuối cùng thiệt hại vẫn là chúng ta.”

9/7/11

Philippines tìm cách cân bằng quan hệ với hai siêu cường Mỹ-Trung

Ngoại trưởng Albert del Rosario và đồng nhiệm Dương Khiết Trì (Reuters)
Ngoại trưởng Albert del Rosario và đồng nhiệm Dương Khiết Trì (Reuters)
Thanh Phương 9/7/2011
 
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm qua đã kết thúc chuyến viếng thăm Bắc Kinh bằng một bản tuyên bố chung với đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì. Trong bản tuyên bố này, hai Ngoại trưởng đồng ý là sẽ không để tranh chấp chủ quyền Biển Đông ảnh hưởng đến “quan hệ hữu nghị và hợp tác” giữa Philippines với Trung Quốc.

Ngoại trưởng hai nước cũng cam kết tuân thủ bản Tuyên bố chung về cách ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các quốc gia ASEAN ký kết năm 2002, đồng thời khẳng định sẽ “duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Phủ tổng thống Philippines hôm nay đã tỏ ý hy vọng là sau bản tuyến bố nói trên, hai nước sẽ đạt được giải pháp hòa bình cho các vùng tranh chấp trên Biển Đông, mà nay Manila gọi là biển Tây Philippines.
Như vậy là sau nhiều tuần lễ liên tục tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và có những hành động gây hấn trên Biển Đông, Manila nay đã dịu giọng với Bắc Kinh.

Phát biểu tại một diễn đàn về Trường Sa hôm thứ năm vừa qua, một chuyên gia về chính sách đối ngoại thuộc Trung tâm châu Á (Đại học Philippines Diliman), giáo sư Aileen Baviera, cho rằng Philippines cũng như Hoa Kỳ không thể có chiến tranh với Trung Quốc được, do ba nước phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Theo các số liệu của Bộ Ngoại giao Philippines, trao đổi mậu dịch song phương Trung Quốc – Philippines đã tăng 35% trong năm 2010 và trong quý đầu đã tăng 216% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhận định của giáo sư Baviera, Philippines hiện đứng ngay chính giữa trong cuộc tranh chấp Hoa Kỳ với Trung Quốc. Hoa Kỳ đang suy thoái về kinh tế, còn Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh, nhưng Mỹ vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới và là quốc gia có lực lượng quân sự mạnh nhất toàn cầu.

Hôm qua, phát biểu tại một hội nghị trước cuộc gặp gở giữa hai Ngoại trưởng Philippines và Trung Quốc tại Bắc Kinh, cố vấn chính trị của tổng thống Banigno Aquino, ông Ronald Llamas, cho biết Manila hy vọng sẽ cân bằng quyền lợi của nước này giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong khi tìm cách giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh trên vấn đề chủ quyền Biển Đông.

Vào tháng trước, Ngoại trưởng del Rosario đã đi thăm Washington và đã nhận được cam kết mạnh mẽ của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ủng hộ Philippines. Dầu sao, giữa hai nước đã ký một hiệp ước an ninh năm 1951, Mỹ buộc phải bảo vệ Philippines trong trường hợp nước này bị tấn công.

Giống như chuyến đi của Ngoại trưởng Philippines đến Bắc Kinh, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng đã đến Trung Quốc ngày 25/6 với tư cách đặc phái viên của các nhà lãnh đạo Hà Nội và đã gặp ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc.

Dư luận ở Philippines không có phản ứng gì đặc biệt về bản tuyên bố chung của hai Ngoại trưởng Trung Quốc Philippines hôm qua, nhưng trong khi đó, chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn lại đặt ra nhiều nghi vấn trong dư luận Việt Nam, nhất vì báo chí chính thức của Trung Quốc và Việt Nam đưa tin khác nhau về nội dung các trao đổi giữa hai bên. Cho nên một số nhân sĩ trí thức ở Việt Nam đã gởi kiến nghị lên Bộ Ngoại giao đề nghị cung cấp những thông tin về thỏa thuận giữa ông Hồ Xuân Sơn với phía Trung Quốc.

Tất nhiên, nằm sát cạnh một láng giềng khổng lồ vẫn không từ bỏ tham vọng bá quyền, mà lại không có một đồng minh như Hoa Kỳ yểm trợ, Việt Nam không thể lúc nào cũng tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, mà phải biết lúc cương, lúc nhu. Nhưng nếu không rõ ràng, minh bạch trong quan hệ với Bắc Kinh, Hà Nội sẽ tiếp tục bị xem là nhân nhượng quá mức về mặt chủ quyền lãnh thổ, do bị ràng buộc bởi cái gọi là “16 chữ vàng”.

8/7/11

Trung Quốc, Philippines đồng ý không để căng thẳng gia tăng trên Biển Đông

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (trái) và đồng sự Trung Quốc Dương Khiết Trì  tại Bắc Kinh hôm 8/7/2011.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (trái) và đồng sự Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh hôm 8/7/2011.
REUTERS/China Daily
Thanh Phương 8/7/2011
 
Cam kết không làm gia tăng căng thẳng là nội dung tuyên bố chung được công bố sau các cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và đồng nhiệm Philippines Albert del Rosario, vừa kết thúc chuyến đi Bắc Kinh 2 ngày.

Trong bản tuyên bố chung này, hai ngoại trưởng đồng ý sẽ tuân thủ bản Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông ( DOC ), ký kết năm 2002 giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Chuyến đi của ông del Rosario diễn ra vào lúc Philippines tố cáo Trung Quốc có những hành động gây hấn trên Biển Đông và cũng vào lúc mà Philippines và Hoa Kỳ đang tập trận chung kéo dài 11 ngày gần khu vực Biển Đông.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật hôm nay loan báo là hải quân Mỹ, Nhật và Úc sẽ mở cuộc tập trận chung ngày mai trên Biển Đông.

Theo thông cáo của của Bộ Quốc phòng Nhật, lực lượng hải quân Nhật sẽ gởi khu trục hạm Shikazae tham gia tập trận cùng với một khu trục hạm của hải quân Mỹ và một tàu tuần tra của hải quân Hoàng gia Úc ở ngoài khơi Brunei.

Đây sẽ là cuộc tập trận chung đầu tiên trên vùng Biển Đông, nơi mà căng thẳng gia tăng do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á. Theo thông báo Bộ Quốc phòng Nhật, cuộc tập trận này nhằm "nâng cao kỹ năng tác chiến của hải quân Nhật và củng cố quan hệ với những nước tham gia".

Crédit Suisse: Lạm phát ở Việt Nam vào năm tới sẽ cao hơn dự báo

Mức lạm phát ở Việt Nam trong tháng 6 đã lên tới 20,82%, cao nhất từ 2008 đến nay.
Mức lạm phát ở Việt Nam trong tháng 6 đã lên tới 20,82%, cao nhất từ 2008 đến nay.
REUTERS/ KHAM
Thanh Phương 8/7/2011
 
Mức lạm phát ở Việt Nam trong tháng 6 vừa qua đã lên tới 20,82%, mức cao nhất từ 2008 đến nay. Theo lời Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc ngày 9/6, chính phủ Việt Nam sẽ giữ nguyên chính sách thắt chặt tiền tệ ít nhất là cho đến cuối năm nay để kìm chế lạm phát.

Cùng ngày, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải tăng lãi suất hơn nữa để chống lạm phát và tránh áp lực lên tiền đồng. Nhưng ngày 4/7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước lại thả lỏng phần nào chính sách tiền tệ khi, quyết định hạ lãi suất đối với các khoản vay trên thị trường mở ( OMO ) từ mức 15% xuống còn 14%.

Theo hãng tin Bloomberg News, trong một bài nghiên cứu công bố hôm nay, một kinh tề gia của ngân hàng Thụy Sĩ Crédit Suisse, Santitarn Sathirathai, , cho rằng « quyết định cắt giảm lãi suất là quá sớm và có nguy cơ chuyển tải một thông điệp không rõ ràng đến thị trường. Quyết định nói trên phản ánh xu hướng cố hữu của chính phủ là đạt mức tăng trưởng cao hơn duy trì ổn định, trong khi chính điều này đã khiến lạm phát và thâm thủng mậu dịch tăng cao. » Theo chuyên gia kinh tế Sathirathai, tác động của chính sách này sẽ được thấy rõ trên các dữ liệu về tăng trưởng và lạm phát năm tới.

Theo dự báo của ngân hàng Crédit Suisse, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm tới có thể đạt mức 6,2 % so với mức 5,8% năm nay. Theo ngân hàng này, các chỉ số kinh tế vĩ mô mới nhất cho thấy bắt đầu có dấu hiệu mức cầu đang giảm, nhưng còn quá sớm để kết luận rằng các biện pháp thắt chặt tiền tệ đã đạt hiệu quả, để biện minh cho việc cắt giảm lãi suất, nhất là vào lúc mà lạm phát còn có thể tăng nữa.

Chính quyền Miến Điện vẫn sẽ cấm bà Aung San Suu Kyi hoạt động chính trị

Bà Augn San Suu Kyi gặp gỡ người dân trong chuyến đi thăm Bagan hôm 6/7/2011
Bà Augn San Suu Kyi gặp gỡ người dân trong chuyến đi thăm Bagan hôm 6/7/2011
REUTERS/Soe Zeya Tun
Thanh Phương 8/7/2011
 
Hôm nay (08/07/2011), bà Aung San Suu Kyi đã kết thúc chuyến đi tỉnh đầu tiên kể từ khi được tự do, nhưng chế độ Miến Điện sẽ không nhắm mắt làm ngơ cho những hoạt động chính trị sau này của bà. 

Trong chuyến đi tỉnh vừa qua, cụ thể là tại Bagan, cố đô ở miền Trung Miến Điện, nguời ta thấy có nhiều người dân, rất xúc động, đã vay quanh bà Aung San Suu Kyi. Có ngưòi đã bật khóc khi được bà cho chữ ký và chụp hình với bà.

Chuyến đi này được mô tả như là có tính chất riêng tư và thực tế bà Aung San Suu Kyi đã không có tuyên bố nào có nội dung chính trị. Trước khi lên máy bay trở về Rangun, bà cũng đã không có bình luận gì. Nhà đối lập Miến Điện đã có thể tự do đi lại để chiêm ngưỡng những di tích của cố đô Bagan mà không gặp trở ngại gì. Bà đi đến đâu, cảnh sát chìm đều bám sát theo, nhưng không ngăn cản.

Nhưng chuyến đi này rõ ràng là dịp để trắc nghiệm uy tín của bà đối với người dân Miến Điện. Cho dù số người đến gặp bà Aung San Suu Kyi không thấm vào đâu so với những đám đông dày đặt đón tiếp bà vào những năm 2002-2003, nhưng sự xúc động thể hiện qua nét mặt những người vây quanh bà hôm thứ tư vừa qua cho thấy là bà vẫn được dân chúng mến mộ, sau 7 năm bị quản chế.

Nhưng theo các nhà quan sát, chính quyền Miến Điện sẽ không dễ dãi như vậy nếu bà Aung San Suu Kyi bắt đầu có những phát biểu về chính trị. Tờ nhật báo chính thức New Light of Myanmar cách đây vài ngày đã cảnh cáo bà Aung San Suu Kyi rằng một chuyến đi mang tính chính trị có thể sẽ kéo theo « hỗn loạn và bạo động ».

Theo lời ông Trevor Wilson, cựu đại sứ Úc ở Rangun, chính quyền Miến Điện muốn nhắn gởi một điều : chính trị là « vùng cấm » đối với bà Aung San Suu Kyi. Nhưng ông Wilson cho rằng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ có thể sẳn sàng thách thức chính quyền, để chứng tỏ là họ vẫn có một vai trò nào đó.

Vào năm 2003, trong một chuyến du hành đến các tỉnh, đoàn của bà đã lọt vào ổ bị phục kích, dường như là do tập đoàn quân sự dựt giây, khiến cả trăm người chết( theo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ), nhưng phía chính quyền chỉ công nhận có 4 nạn nhân. Sau vụ tấn công này, lãnh đạo đối lập Miến Điện đã bị quản thúc tại gia.
Vì sợ xảy ra các vụ lộn xộn, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã điều động một số cận vệ để bảo đảm an toàn cho Aung San Suu Kyi khi bà đến Bagan. Cảnh sát Miến Điện dường như cũng đã bảo vệ bà khỏi bị đám đông chen lấn.

Tuy nhiên tương lai của nhà đối lập Miến Điện còn rất mờ mịt. Chính quyền Miến Điện đã trả tự do cho bà, một tuần sau cuộc tuyển cử mà phe đối lập tẩy chay, nhưng chỉ là nhằm làm giảm áp lực của quốc tế.

Sau cuộc bầu cử này, tập đoàn quân phiệt đã chuyển giao quyền hành cho một chính quyền có vỏ bọc dân sự, nhưng thực tế vẫn do giới quân sự kiểm soát và phe này thì chắc chắn sẽ làm sao cho bà Aung San Suu Kyi không trở thành mối đe doạ đối với chế độ. Cho nên, cựu đại sứ Wilson dự báo là chính quyền sẽ nhanh chóng dựa vào một cớ nào đó để hạn chế sự đi lại của nhà đối lập này.

2/7/11

Gia đình Cù Huy Hà Vũ phản đối công an hù dọa những người ký tên đòi trả tự do cho ông

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tại phiên xử tháng 4/2011 (DR)
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tại phiên xử tháng 4/2011 (DR)
Thanh Phương 2/7/2011
 
Sau khi tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh « Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam », trong phiên xử sơ thẩm ngày4/4, tính đến nay, đã có gần 2000 người ký tên trên trang mạng Bauxite Việt Nam đề nghị tòa tuyên bố không phạm tội và trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Trong số những người ký tên có nhiều vị cách mạng lão thành, sĩ quan, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ.

Trong một lá đơn đề ngày 29/6/2011, gởi các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Toà án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, bà Cù Thị Xuân Bích, em gái của tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ tố cáo việc công an Việt Nam đã đến từng nhà riêng của những người ký tên để đe doạ đuổi việc, bắt bớ, truy tố, đồng thời tung tin « bịa đặt » về tư cách của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

Theo lá đơn của bà Cù Thị Xuân Bích, các hành vi nêu trên của công an Việt Nam có mục đích « tung hỏa mù về hình ảnh một Cù Huy Hà Vũ rất xấu về nhân cách, có dấu hiệu phản động, nhận tiền của các cá nhân, tổ chức chống đối nhằm gây hoang mang dư luận, dọn đường cho phiên xử phúc thẩm sắp diễn ra ».

Lá đơn của bà Cù Thị Xuân Bích yêu cầu Đảng và Nhà nước ngăn chận các hành vi mà bà cho là « vi phạm dân chủ » của công an, đồng thời tuyên bố không phạm tội và trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

1/7/11

Mỹ và Việt Nam sẽ hoạt động chung trên biển kể từ 15/7

Các quan khách quân sự và dân sự Việt Nam đang nghe một sĩ quan Mỹ giải thích cách điều hành "sân bay" trên hàng không mẫu hạm USS George Washington ngày 08/08/2010
Các quan khách quân sự và dân sự Việt Nam đang nghe một sĩ quan Mỹ giải thích cách điều hành "sân bay" trên hàng không mẫu hạm USS George Washington ngày 08/08/2010
US. NAVY/Danielle A. Brandt/Released
Thanh Phương 1/7/2011
 
Theo hãng tin Đức DPA, thiếu tá hải quân Mỹ Mike Morley hôm nay (1/7/2011) cho biết, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiến hành các hoạt động chung kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 15/ 7, trên các lĩnh vực kỹ thuật xây dựng, tìm kiếm cứu nạn và y tế, với sự tham gia của nhiều bác sĩ và nha sĩ. Theo chương trình dự kiến, sẽ có lễ tiếp đón chiến hạm USS Chung-Hoon cập bến cảng Tiên Sa của Đà Nẳng.

Thiếu tá hải quân Morley nhấn mạnh đây không phải là các hoạt động « luấn luyện một chiều », mà mang tính chất trao đổi nhiều hơn. Đợt hoạt động chung giữa hai nước lần này là tiếp nối mở rộng các hoạt động tương tự đã diễn ra lần đầu tiên vào năm ngoái giữa hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam.

Quan hệ quân sự giữa Việt Nam với Hoa Kỳ đã gia tăng đều đặn kể thời điểm chiến hạm USS Vandegrift vào năm 2003 đã là chiến hạm đầu tiên của Mỹ ghé thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh. Việc cải thiện quan hệ Mỹ - Việt càng thêm được chú ý trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội trên vấn đề Biển Đông.
Nhưng theo lời thiếu tá hải quân Morley, hoạt động chung này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước, chứ «không có liên hệ gì » với căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Việt Nam tố cáo tàu hải giám của Trung Quốc đã hai lần cắt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như thường xuyên sách nhiễu các tàu cá của Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa.

Ngày 17/6 vừa qua, Washington và Hà Nội đã ra một tuyên bố chung kêu gọi duy trì hòa bình và ổn định ở vùng Biển Đông. Bản tuyên bố này cho rằng : « Mọi tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết thông qua một tiến trình ngoại giao hợp tác, không ép buộc hay sử dụng vũ lực”.