Ông Obama cùg với gia đình tại Chicago trong đêm 07/11/2012 (REUTERS)
Nhưng vào thời ông Bill Clinton, tình hình kinh tế Mỹ khá hơn
nhiều so với hiện nay, với mức thất nghiệp lên tới 7,9%. Trong lịch sử
nước Mỹ, chưa có vị tổng thống nào tái đắc cử khi tỷ lệ thất nghiệp vượt
quá mức 7,2%.
Đắc cử tổng thống lần đầu tiên năm 2008 với những khẩu hiệu « hy vọng » và « thay đổi », lần này, vị tổng thống Dân chủ cũng đã thuyết phục người dân Mỹ rằng ông sẽ làm tốt hơn đối thủ Cộng hoà Mitt Romney trong việc hồi phục nền kinh tế Hoa Kỳ, mặc dù nước ngày còn đang gượng dậy sau 4 năm khủng hoảng.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Obama đã thực hiện được dự án đầy tham vọng đó là cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế của nước Mỹ, nhưng về mặt kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp nay vẫn còn cao hơn 2,9 điểm so với thời kỳ trước khủng hoảng.
Nợ của Nhà nước liên bang thì đã tăng thêm hơn phân nửa kể từ năm 2009. Vị tổng thống Dân chủ cũng đã chưa thông qua được luật cải tổ về nhập cư, cũng như chưa thực hiện được kế hoạch chuyển tiếp sang các năng lượng xanh.
Thật ra, không thể đổ hết trách nhiệm lên đầu ông Obama, vì trong hai năm qua, tổng thống Mỹ luôn gặp cản lực từ phe Cộng hòa, đặc biệt kể từ khi đảng này giành được đa số ở Hạ viện cuối năm 2010. Các dân biểu Cộng hòa vẫn luôn tìm cách cắt giảm chi tiêu Nhà nước, nhưng dứt khoát không tăng thuế, khiến ông Obama bị bó tay.
Hậu quả của cuộc chung sống đầy xung khắc này là chính trường nước Mỹ đã mấy lần gặp bế tắc. Sau bầu cừ hôm qua, tổng thống Obama sẽ phải chịu đựng thêm ít nhất hai năm nữa cuộc chung sống này. Trước mắt, từ đây đến cuối năm, các dân biểu Dân chủ và Cộng hòa sẽ phải thoả thuận được với nhau về vấn đề ngân sách.
Nếu không đạt được thoả thuận, kể từ ngày 1 tháng Giêng năm tới, các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế sẽ tự động có hiệu lực, có nguy cơ khiến kinh tế Mỹ rơi trở lại vào suy thoái. Quốc hội Mỹ cũng phải nhanh chóng đạt thoả thuận về nợ công để tránh cho Hoa Kỳ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Hồ sơ này vẫn gây xáo động chính trường nước Mỹ kể từ khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poors đánh rớt hạng điểm AAA đối với Hoa Kỳ.
Về mặt đối ngoại, điểm đáng chú ý trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Obama, đó là Hoa Kỳ đã chuyển hẳn trọng tâm sang châu Á, khác hẳn với thời George W. Bush. Ông Obama cũng đã thực hiện lời hứa rút quân khỏi Irak, nhưng lại tăng thêm quân ở Afghanistan, với mục tiêu tận diệt quân khủng bố Al Qaida. Trong cuộc chiến này, tổng thống Mỹ đã giành thắng lợi vang dội, với việc hạ sát trùm khủng bố Ben Laden. Ông cũng đã bắt đầu triệt thoái quân dần khỏi Afghanistan.
Nhưng tại Trung Đông, ông Obama đã không thúc đẩy được tiến trình hòa bình Israel - Palestine và đã tỏ ra hơi bị động trước phong trào dân chủ « mùa xuân Ả Rập ». Chính quyền Obama cũng vất vả đối phó với hiểm hoạ hạt nhân Iran, trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc và Nga không được hoàn toàn êm thắm.
Sau nhiệm kỳ đầy khó khăn vừa qua và cho dù đã gây thất vọng cho nhiều cử tri, ông Obama nay tiếp tục muốn là biểu tượng của sự thay đổi. Nhưng con đường bốn năm tới sẽ vẫn còn rất nhiều chông gai đối với vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.
Đắc cử tổng thống lần đầu tiên năm 2008 với những khẩu hiệu « hy vọng » và « thay đổi », lần này, vị tổng thống Dân chủ cũng đã thuyết phục người dân Mỹ rằng ông sẽ làm tốt hơn đối thủ Cộng hoà Mitt Romney trong việc hồi phục nền kinh tế Hoa Kỳ, mặc dù nước ngày còn đang gượng dậy sau 4 năm khủng hoảng.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Obama đã thực hiện được dự án đầy tham vọng đó là cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế của nước Mỹ, nhưng về mặt kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp nay vẫn còn cao hơn 2,9 điểm so với thời kỳ trước khủng hoảng.
Nợ của Nhà nước liên bang thì đã tăng thêm hơn phân nửa kể từ năm 2009. Vị tổng thống Dân chủ cũng đã chưa thông qua được luật cải tổ về nhập cư, cũng như chưa thực hiện được kế hoạch chuyển tiếp sang các năng lượng xanh.
Thật ra, không thể đổ hết trách nhiệm lên đầu ông Obama, vì trong hai năm qua, tổng thống Mỹ luôn gặp cản lực từ phe Cộng hòa, đặc biệt kể từ khi đảng này giành được đa số ở Hạ viện cuối năm 2010. Các dân biểu Cộng hòa vẫn luôn tìm cách cắt giảm chi tiêu Nhà nước, nhưng dứt khoát không tăng thuế, khiến ông Obama bị bó tay.
Hậu quả của cuộc chung sống đầy xung khắc này là chính trường nước Mỹ đã mấy lần gặp bế tắc. Sau bầu cừ hôm qua, tổng thống Obama sẽ phải chịu đựng thêm ít nhất hai năm nữa cuộc chung sống này. Trước mắt, từ đây đến cuối năm, các dân biểu Dân chủ và Cộng hòa sẽ phải thoả thuận được với nhau về vấn đề ngân sách.
Nếu không đạt được thoả thuận, kể từ ngày 1 tháng Giêng năm tới, các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế sẽ tự động có hiệu lực, có nguy cơ khiến kinh tế Mỹ rơi trở lại vào suy thoái. Quốc hội Mỹ cũng phải nhanh chóng đạt thoả thuận về nợ công để tránh cho Hoa Kỳ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Hồ sơ này vẫn gây xáo động chính trường nước Mỹ kể từ khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poors đánh rớt hạng điểm AAA đối với Hoa Kỳ.
Về mặt đối ngoại, điểm đáng chú ý trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Obama, đó là Hoa Kỳ đã chuyển hẳn trọng tâm sang châu Á, khác hẳn với thời George W. Bush. Ông Obama cũng đã thực hiện lời hứa rút quân khỏi Irak, nhưng lại tăng thêm quân ở Afghanistan, với mục tiêu tận diệt quân khủng bố Al Qaida. Trong cuộc chiến này, tổng thống Mỹ đã giành thắng lợi vang dội, với việc hạ sát trùm khủng bố Ben Laden. Ông cũng đã bắt đầu triệt thoái quân dần khỏi Afghanistan.
Nhưng tại Trung Đông, ông Obama đã không thúc đẩy được tiến trình hòa bình Israel - Palestine và đã tỏ ra hơi bị động trước phong trào dân chủ « mùa xuân Ả Rập ». Chính quyền Obama cũng vất vả đối phó với hiểm hoạ hạt nhân Iran, trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc và Nga không được hoàn toàn êm thắm.
Sau nhiệm kỳ đầy khó khăn vừa qua và cho dù đã gây thất vọng cho nhiều cử tri, ông Obama nay tiếp tục muốn là biểu tượng của sự thay đổi. Nhưng con đường bốn năm tới sẽ vẫn còn rất nhiều chông gai đối với vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét