Một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử ở ngoại ô Hà Nội
Reuters
Trong báo cáo trình chính phủ vào tháng 3 vừa qua, Uỷ ban Giám sát tàì chính quốc gia đã tỏ vẻ rất quan ngại đối với khó khăn của các doanh nghiệp, mà theo uỷ ban này, nguyên nhân chủ yếu là khó tiếp cận nguồn vốn do lãi suất cao. Lãi suất bình quân của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực khoảng 2-4 lần. Cùng với lãi suất cao, sự thận trọng của các ngân hàng thương mại cũng khiến các doanh nghiệp khó vay tiền. Khó khăn về sản xuất và bán hàng càng khiến cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp thêm tồi tệ.
Cộng thêm vào đó là tình hình suy thoái chung của toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Thống kê nữa đầu tháng 05/2012 cho thấy là kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, một trong những ngành xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, đã tiếp tục giảm 24 triệu đôla so với nữa cuối tháng 04/2012. Thống kê của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 5 cho thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 45 triệu đôla. Trước đó, số liệu xuất khẩu thủy sản tháng 4 cũng đã giảm 4,7% so với tháng trước.
Theo các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong vòng 4 tháng đầu năm 2012, gần 18 ngàn doanh nghiệp đã phải ngưng hoạt động, trong đó có hơn 400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Thật ra, đó chỉ mới là số liệu chính thức, còn trên thực tế, số doanh nghiệp bị khai tử chắc là cao hơn rất nhiểu.
Những doanh nghiệp còn sống thì cũng đang trong tình trạng rất khó khăn. Theo thống kê của hãng tin Bloomberg News, đưa ra trong bản tin đề ngày 21/5, trong số 700 công ty niêm yết ở hai thị trường chứng khoán Sài Gòn và Hà Nội, có đến 11% đã bị thua lỗ vào năm ngoái và 62% có lợi nhuận sụt giảm. Ngoài ra, trong số 473 công ty đã báo cáo kết quả kinh doanh trong quý đầu năm nay, có đến 14% công ty bị thua lỗ.
Hãng tin Bloomberg News nêu lên trường hợp của Công ty Đầu tư bất động sản - may thêu Việt Hưng, Hà Nội. Theo lời bà Lương Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc công ty, họ đã phải sa thải hơn phân nửa công nhân và đã phải bán giảm giá 50% một số mặt hàng để nhanh chóng có tiền trả lương cho 70 công nhân còn lại. Bà Oanh cho biết là năm ngoái, xuất khẩu hàng của Việt Hưng sang châu Âu và Trung Đông đã giảm phân nửa và tình hình cho tới nay vẫn chưa cải thiện.
Trong khi đó, công ty của bà nay không thể vay tiền từ ngân hàng đề mua nguyên liệu và vì cần tiền để trả lương công nhân, cho nên bà Oanh đã phải vay tiền từ thị trường tự do, với lãi suất cao hơn gấp ba lần lãi suất ngân hàng, tức là hơn 70% một năm. Gia đình bà và bản thân bà đã phải thế chấp toàn bộ các tài sản, nhưng vẫn không đủ tiền để công ty tiếp tục hoạt động và nay Việt Hưng đang tuyệt vọng chờ sự giúp đở của chính phủ.
Để đối phó với tình hình này, vừa qua, chính phủ Hà Nội đã giảm 30% thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoãn 6 tháng việc trả thuế bán hàng. Thế nhưng, theo nhận định của tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, được hãng tin Bloomberg News trích dẫn, giảm thuế và hoãn thuế cho các doanh nghiệp thì cũng giống như “đắp khăn uớt lên trán một người đang bị sốt rất cao, chứ thuốc trị căn bệnh này vẫn chưa có”.
Trong buổi khai mac kỳ họp Quốc hội ngày 21/5 vừa qua, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhìn nhận rằng với việc nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp khó khăn, kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu suy thoái. Chưa biết có sẽ rơi vào suy thoái hay không, nhưng điều chắc chắn là kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại rất nhiều, thể hiện qua tỷ lệ lạm phát sụt giảm mạnh.
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố ngày 24/5 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5 vừa qua tăng 8,34% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát ở Việt Nam đã từng lên đến đỉnh cao 23% vào tháng 8 năm ngoái, nhưng việc lạm phát nay xuống dưới 10% không có gì là đáng mừng, bởi vì đó là hậu quả của việc lãi suất tăng cao và việc nhu cầu sụt giảm đối với hàng hoá và dịch vụ Việt Nam.
Theo các số liệu của Tổng cục thống kê, tăng trưởng kinh tế trong quý một chỉ đạt 4%, thấp nhất trong vòng nhiều năm qua. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay rất có thể sẽ là thấp nhất kể từ năm 2000. Một điều chắc chắc là Việt Nam sẽ không thể đạt được mục tiêu đã đề ra là tăng trưởng từ 6 đến 6,5% năm 2012.
Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp và viễn cảnh suy thoái kinh tế, chính phủ Hà Nội đã đề ra một đề án gọi là “tái cơ cấu kinh tế”. Thế nhưng trong cuộc họp do Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức ngày 17/5 vừa qua lấy ý kiến các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp, lãnh đạo nhiều xí nghiệp cở nhỏ và cở vừa đã cho rằng đề án nói trên “chỉ ra đúng thực trạng khó khăn, nhưng chưa giải quyết được điều gì cụ thể”.
Trong các buổi thảo luận vào tuần trước trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đã cho rằng đề án tái cơ cấu kinh tế này quá sơ sài, chưa nêu được giải pháp, cơ chế và nguồn lực để triển khai; nói chung là cần phải được làm lại.
Trong buổi công bố báo cáo thường niên về kinh tế Việt Nam năm 2012 của Trung tâm nghiên cứu kinh tế chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế Hà Nội, ngày 24/05, tiến sĩ Nguyễn Đức Thanh, giám đốc của trung tâm này, đã nhận định rằng, “bất ổn vĩ mô dai dẳng bắt nguồn từ cấu trúc nội tại nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả đã làm suy giảm năng suất và hiệu quả chung của nền kinh tế. ». Theo ông, Việt Nam cần “xem xét nghiêm túc mô hình kinh tế vừa qua và định hướng hiện nay”.
Về phần tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà Nội thì cho rằng những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp và khó khăn của nền kinh tế nói chung là xuất phát từ chính sách sai lầm, quá ưu đãi cho những doanh nghiệp Nhà nước, mà phần lớn làm ăn thua lỗ, mà lại không quan tâm hỗ trợ cho khu vực tư nhân, nhất là cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi đây là khu vực hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều. Sau đây là phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quang A.
RFI: Thưa tiến sĩ Nguyễn Quang A, theo ông, những nguyên nhân nào khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn như hiện nay?
TS Nguyễn Quang A: Có vài nguyên nhân cơ bản. Tình hình kinh tế toàn cầu nói chung có ảnh hưởng đến Việt Nam, nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là chính sách kinh tế của khoảng năm, sáu năm trở lại đây đã rất không tốt và đã làm trầm trọng thêm những bất ổn kinh tế ở Việt Nam.
Lạm phát gia tăng rất nhiều, làm cho lãi suất tăng lên. Trong bối cảnh trầm trọng ấy, rất nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn. Số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc bị đóng cửa đã tăng lên một cách đột biến trong thời gian vừa qua. Hiện tượng là như thế, nhưng tôi nghĩ nguyên nhân chính là do chính sách của chính phủ đã không được tốt.
RFI: Cụ thể thì chính sách đó đã không tốt ở những điểm gì?
TS Nguyễn Quang A: Ví dụ như đã để lạm phát tăng rất cao. Ai cũng biết lạm phát là do chính sách của chính phủ gây ra, chứ không phải tự nhiên nó đến. Ở Việt Nam người ta thường nói rằng lạm phát này là do ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Nếu như thế thì lạm phát ở Singapore, ở Thái Lan, Trung Quốc, Philippines hay Malaysia cũng phải cao chứ!
Thật sự không phải như vậy. Lạm phát trong vài năm vừa qua ở Việt Nam là cao vào loại nhất thế giới và hiển nhiên là cao nhất khu vực, thường là cao hơn gấp ba lần mức lạm phát bình thường của các nước trong khu vực. Đó là do nội tại của nền kinh tế mà chủ yếu ở đây là do chạy theo tăng trưởng, cho nên đã nới rộng chính sách tiền tệ, bơm nhiều tiền vào nền kinh tế, sử dụng quá nhiều vốn.
Để đạt được tăng trưởng ở một con số nhất định, thì phải bơm vốn ngày càng nhiều. Chính hoạt động không hiệu quả của nền kinh tế đó, cộng với chính sách bơm nhiều tiền vào đó, đã làm cho lạm phát tăng cao và tạo ra những bất ổn kinh tế vĩ mô từ bốn, năm năm nay. Sự bất ổn ấy, nhất là lạm phát, đã kéo theo lãi suất tăng cao, đẩy các doanh nghiệp vào tình thế rất khó khăn, thiếu vốn và hoạt động không hiệu quả.
RFI: Còn về nguy cơ sụp đổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam ?
TS Nguyễn Quang A: Người ta kêu rất nhiều về hệ thống ngân hàng Việt Nam, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng nghĩ rằng cái dễ sửa nhất trong nền kinh tế Việt Nam bây giờ là hệ thống ngân hàng. Đúng là nó có vấn đề, nhưng vấn đề ấy có thể giải quyết được và người ta cũng biết cách giải quyết. Có lẽ đó là vấn đề có thể được giải quyết một cách dễ dàng nhất. Còn những vấn đề khác mà người ta đặt ra trong việc tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công là hai cái khó nhai hơn cải tổ hệ thống ngân hàng rất nhiều.
RFI: Như vậy lực cản hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước?
TS Nguyễn Quang A: Đúng là khu vực doanh nghiệp Nhà nước không hiệu quả, sử dụng quá nhiều nguồn lực và thành tích của nó không tương xứng với những nguồn lực mà nó sử dụng. Vì nó sử dụng quá nhiều nguồn lực, cho nên nó chèn ép khu vực hoạt động có hiệu quả nhất ở Việt Nam, đó là khu vực tư nhân.
Chính sự méo mó trong phân bổ nguồn lực ấy làm cho nền kinh tế Việt Nam hoạt động dưới tiềm năng của mình rất nhiều. Nhưng cốt lõi không phải là do khu vực quốc doanh, mà là do bản thân hệ thống chính trị này, do đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, cứ muốn là phải o bế, nâng đỡ hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, bởi vì đấy là công cụ của các nhà chính trị.
Về mặt lợi ích chính trị, quyền lực chính trị, hành xử như thế khá là dễ hiểu, khá là hợp lý. Chỉ có điều nó không phục vụ cho sự phát triển của đất nước và xã hội nói chung.
RFI: Ông có nhận định như thế nào về đề án tái cơ cấu kinh tế do chính phủ đề ra?
TS Nguyễn Quang A: Chắc chắn nó sẽ có một kết quả nào đó. Trong tình trạng khó khăn như thế, ai cũng nhìn ra vấn đề rồi và chắc chắn là nó có một sự cải thiện nào đó. Nhưng chừng nào họ không nhìn vào vấn đề cơ bản, những sự cải thiện đó sẽ không đáng kể.
RFI: Trước mắt, để cứu vãn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tức là những doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất, chính phủ nên có giải pháp nào?
TS Nguyễn Quang A: Giải pháp 29 ngàn tỷ giảm thuế và hoãn thuế cũng chỉ là giải pháp tạm thời và chắc là sẽ có một kết quả nhất định.
RFI: Trong kỳ họp này của Quốc hội, liệu các đại biểu có thể làm được gì để cải thiện hiệu quả của đề án tái cơ cấu kinh tế mà chính phủ đề nghị?
TS Nguyễn Quang A: Các đại biểu Quốc hội khó có thể làm được gì nhiều. Thứ nhất đại biểu QH ở Việt Nam không phải như đại biểu QH ở những nước khác.Ở những nước khác, họ là những người đại diện cho nhân dân. Họ có nguồn lực, chẳng hạn như có văn phòng, có các cố vấn, đề họ có thể hình thành chính kiến của mình.
Đại biểu QH Việt Nam không phải là những người chuyên nghiệp lắm về những lĩnh vực này và lại không có nguồn lực nữa. Có đem vấn đề thảo luận đi chăng nữa, thì tôi e rằng, bản thân cơ chế hoạt động của QH, bản thân sức mạnh tiếng nói của đại biểu QH, những thông tin hay bộ máy giúp họ hình thành chính kiến, để có thể quyết định ủng hộ đề án này hay ủng hộ đề án kia, tất cả những điều kiện đó đều không có. Có thảo luận nhiều đi nữa thì cũng khó mà đi đến kết quả khả quan.
RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Cộng thêm vào đó là tình hình suy thoái chung của toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Thống kê nữa đầu tháng 05/2012 cho thấy là kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, một trong những ngành xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, đã tiếp tục giảm 24 triệu đôla so với nữa cuối tháng 04/2012. Thống kê của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 5 cho thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 45 triệu đôla. Trước đó, số liệu xuất khẩu thủy sản tháng 4 cũng đã giảm 4,7% so với tháng trước.
Theo các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong vòng 4 tháng đầu năm 2012, gần 18 ngàn doanh nghiệp đã phải ngưng hoạt động, trong đó có hơn 400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Thật ra, đó chỉ mới là số liệu chính thức, còn trên thực tế, số doanh nghiệp bị khai tử chắc là cao hơn rất nhiểu.
Những doanh nghiệp còn sống thì cũng đang trong tình trạng rất khó khăn. Theo thống kê của hãng tin Bloomberg News, đưa ra trong bản tin đề ngày 21/5, trong số 700 công ty niêm yết ở hai thị trường chứng khoán Sài Gòn và Hà Nội, có đến 11% đã bị thua lỗ vào năm ngoái và 62% có lợi nhuận sụt giảm. Ngoài ra, trong số 473 công ty đã báo cáo kết quả kinh doanh trong quý đầu năm nay, có đến 14% công ty bị thua lỗ.
Hãng tin Bloomberg News nêu lên trường hợp của Công ty Đầu tư bất động sản - may thêu Việt Hưng, Hà Nội. Theo lời bà Lương Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc công ty, họ đã phải sa thải hơn phân nửa công nhân và đã phải bán giảm giá 50% một số mặt hàng để nhanh chóng có tiền trả lương cho 70 công nhân còn lại. Bà Oanh cho biết là năm ngoái, xuất khẩu hàng của Việt Hưng sang châu Âu và Trung Đông đã giảm phân nửa và tình hình cho tới nay vẫn chưa cải thiện.
Trong khi đó, công ty của bà nay không thể vay tiền từ ngân hàng đề mua nguyên liệu và vì cần tiền để trả lương công nhân, cho nên bà Oanh đã phải vay tiền từ thị trường tự do, với lãi suất cao hơn gấp ba lần lãi suất ngân hàng, tức là hơn 70% một năm. Gia đình bà và bản thân bà đã phải thế chấp toàn bộ các tài sản, nhưng vẫn không đủ tiền để công ty tiếp tục hoạt động và nay Việt Hưng đang tuyệt vọng chờ sự giúp đở của chính phủ.
Để đối phó với tình hình này, vừa qua, chính phủ Hà Nội đã giảm 30% thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoãn 6 tháng việc trả thuế bán hàng. Thế nhưng, theo nhận định của tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, được hãng tin Bloomberg News trích dẫn, giảm thuế và hoãn thuế cho các doanh nghiệp thì cũng giống như “đắp khăn uớt lên trán một người đang bị sốt rất cao, chứ thuốc trị căn bệnh này vẫn chưa có”.
Trong buổi khai mac kỳ họp Quốc hội ngày 21/5 vừa qua, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhìn nhận rằng với việc nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp khó khăn, kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu suy thoái. Chưa biết có sẽ rơi vào suy thoái hay không, nhưng điều chắc chắn là kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại rất nhiều, thể hiện qua tỷ lệ lạm phát sụt giảm mạnh.
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố ngày 24/5 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5 vừa qua tăng 8,34% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát ở Việt Nam đã từng lên đến đỉnh cao 23% vào tháng 8 năm ngoái, nhưng việc lạm phát nay xuống dưới 10% không có gì là đáng mừng, bởi vì đó là hậu quả của việc lãi suất tăng cao và việc nhu cầu sụt giảm đối với hàng hoá và dịch vụ Việt Nam.
Theo các số liệu của Tổng cục thống kê, tăng trưởng kinh tế trong quý một chỉ đạt 4%, thấp nhất trong vòng nhiều năm qua. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay rất có thể sẽ là thấp nhất kể từ năm 2000. Một điều chắc chắc là Việt Nam sẽ không thể đạt được mục tiêu đã đề ra là tăng trưởng từ 6 đến 6,5% năm 2012.
Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp và viễn cảnh suy thoái kinh tế, chính phủ Hà Nội đã đề ra một đề án gọi là “tái cơ cấu kinh tế”. Thế nhưng trong cuộc họp do Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức ngày 17/5 vừa qua lấy ý kiến các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp, lãnh đạo nhiều xí nghiệp cở nhỏ và cở vừa đã cho rằng đề án nói trên “chỉ ra đúng thực trạng khó khăn, nhưng chưa giải quyết được điều gì cụ thể”.
Trong các buổi thảo luận vào tuần trước trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đã cho rằng đề án tái cơ cấu kinh tế này quá sơ sài, chưa nêu được giải pháp, cơ chế và nguồn lực để triển khai; nói chung là cần phải được làm lại.
Trong buổi công bố báo cáo thường niên về kinh tế Việt Nam năm 2012 của Trung tâm nghiên cứu kinh tế chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế Hà Nội, ngày 24/05, tiến sĩ Nguyễn Đức Thanh, giám đốc của trung tâm này, đã nhận định rằng, “bất ổn vĩ mô dai dẳng bắt nguồn từ cấu trúc nội tại nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả đã làm suy giảm năng suất và hiệu quả chung của nền kinh tế. ». Theo ông, Việt Nam cần “xem xét nghiêm túc mô hình kinh tế vừa qua và định hướng hiện nay”.
Về phần tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà Nội thì cho rằng những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp và khó khăn của nền kinh tế nói chung là xuất phát từ chính sách sai lầm, quá ưu đãi cho những doanh nghiệp Nhà nước, mà phần lớn làm ăn thua lỗ, mà lại không quan tâm hỗ trợ cho khu vực tư nhân, nhất là cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi đây là khu vực hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều. Sau đây là phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quang A.
RFI: Thưa tiến sĩ Nguyễn Quang A, theo ông, những nguyên nhân nào khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn như hiện nay?
TS Nguyễn Quang A: Có vài nguyên nhân cơ bản. Tình hình kinh tế toàn cầu nói chung có ảnh hưởng đến Việt Nam, nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là chính sách kinh tế của khoảng năm, sáu năm trở lại đây đã rất không tốt và đã làm trầm trọng thêm những bất ổn kinh tế ở Việt Nam.
Lạm phát gia tăng rất nhiều, làm cho lãi suất tăng lên. Trong bối cảnh trầm trọng ấy, rất nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn. Số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc bị đóng cửa đã tăng lên một cách đột biến trong thời gian vừa qua. Hiện tượng là như thế, nhưng tôi nghĩ nguyên nhân chính là do chính sách của chính phủ đã không được tốt.
RFI: Cụ thể thì chính sách đó đã không tốt ở những điểm gì?
TS Nguyễn Quang A: Ví dụ như đã để lạm phát tăng rất cao. Ai cũng biết lạm phát là do chính sách của chính phủ gây ra, chứ không phải tự nhiên nó đến. Ở Việt Nam người ta thường nói rằng lạm phát này là do ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Nếu như thế thì lạm phát ở Singapore, ở Thái Lan, Trung Quốc, Philippines hay Malaysia cũng phải cao chứ!
Thật sự không phải như vậy. Lạm phát trong vài năm vừa qua ở Việt Nam là cao vào loại nhất thế giới và hiển nhiên là cao nhất khu vực, thường là cao hơn gấp ba lần mức lạm phát bình thường của các nước trong khu vực. Đó là do nội tại của nền kinh tế mà chủ yếu ở đây là do chạy theo tăng trưởng, cho nên đã nới rộng chính sách tiền tệ, bơm nhiều tiền vào nền kinh tế, sử dụng quá nhiều vốn.
Để đạt được tăng trưởng ở một con số nhất định, thì phải bơm vốn ngày càng nhiều. Chính hoạt động không hiệu quả của nền kinh tế đó, cộng với chính sách bơm nhiều tiền vào đó, đã làm cho lạm phát tăng cao và tạo ra những bất ổn kinh tế vĩ mô từ bốn, năm năm nay. Sự bất ổn ấy, nhất là lạm phát, đã kéo theo lãi suất tăng cao, đẩy các doanh nghiệp vào tình thế rất khó khăn, thiếu vốn và hoạt động không hiệu quả.
RFI: Còn về nguy cơ sụp đổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam ?
TS Nguyễn Quang A: Người ta kêu rất nhiều về hệ thống ngân hàng Việt Nam, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng nghĩ rằng cái dễ sửa nhất trong nền kinh tế Việt Nam bây giờ là hệ thống ngân hàng. Đúng là nó có vấn đề, nhưng vấn đề ấy có thể giải quyết được và người ta cũng biết cách giải quyết. Có lẽ đó là vấn đề có thể được giải quyết một cách dễ dàng nhất. Còn những vấn đề khác mà người ta đặt ra trong việc tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công là hai cái khó nhai hơn cải tổ hệ thống ngân hàng rất nhiều.
RFI: Như vậy lực cản hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước?
TS Nguyễn Quang A: Đúng là khu vực doanh nghiệp Nhà nước không hiệu quả, sử dụng quá nhiều nguồn lực và thành tích của nó không tương xứng với những nguồn lực mà nó sử dụng. Vì nó sử dụng quá nhiều nguồn lực, cho nên nó chèn ép khu vực hoạt động có hiệu quả nhất ở Việt Nam, đó là khu vực tư nhân.
Chính sự méo mó trong phân bổ nguồn lực ấy làm cho nền kinh tế Việt Nam hoạt động dưới tiềm năng của mình rất nhiều. Nhưng cốt lõi không phải là do khu vực quốc doanh, mà là do bản thân hệ thống chính trị này, do đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, cứ muốn là phải o bế, nâng đỡ hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, bởi vì đấy là công cụ của các nhà chính trị.
Về mặt lợi ích chính trị, quyền lực chính trị, hành xử như thế khá là dễ hiểu, khá là hợp lý. Chỉ có điều nó không phục vụ cho sự phát triển của đất nước và xã hội nói chung.
RFI: Ông có nhận định như thế nào về đề án tái cơ cấu kinh tế do chính phủ đề ra?
TS Nguyễn Quang A: Chắc chắn nó sẽ có một kết quả nào đó. Trong tình trạng khó khăn như thế, ai cũng nhìn ra vấn đề rồi và chắc chắn là nó có một sự cải thiện nào đó. Nhưng chừng nào họ không nhìn vào vấn đề cơ bản, những sự cải thiện đó sẽ không đáng kể.
RFI: Trước mắt, để cứu vãn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tức là những doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất, chính phủ nên có giải pháp nào?
TS Nguyễn Quang A: Giải pháp 29 ngàn tỷ giảm thuế và hoãn thuế cũng chỉ là giải pháp tạm thời và chắc là sẽ có một kết quả nhất định.
RFI: Trong kỳ họp này của Quốc hội, liệu các đại biểu có thể làm được gì để cải thiện hiệu quả của đề án tái cơ cấu kinh tế mà chính phủ đề nghị?
TS Nguyễn Quang A: Các đại biểu Quốc hội khó có thể làm được gì nhiều. Thứ nhất đại biểu QH ở Việt Nam không phải như đại biểu QH ở những nước khác.Ở những nước khác, họ là những người đại diện cho nhân dân. Họ có nguồn lực, chẳng hạn như có văn phòng, có các cố vấn, đề họ có thể hình thành chính kiến của mình.
Đại biểu QH Việt Nam không phải là những người chuyên nghiệp lắm về những lĩnh vực này và lại không có nguồn lực nữa. Có đem vấn đề thảo luận đi chăng nữa, thì tôi e rằng, bản thân cơ chế hoạt động của QH, bản thân sức mạnh tiếng nói của đại biểu QH, những thông tin hay bộ máy giúp họ hình thành chính kiến, để có thể quyết định ủng hộ đề án này hay ủng hộ đề án kia, tất cả những điều kiện đó đều không có. Có thảo luận nhiều đi nữa thì cũng khó mà đi đến kết quả khả quan.
RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Quang A.