Tổng thống tân cử François Hollande (giữa) với bà Martine Aubry và ông Jean-Marc Ayrault (AFP)
Lịch trình làm việc của tổng thống tân cử sẽ dày đặc trong những ngày tới. Ngay từ tối Chủ nhật, sau khi chính thức có kết quả bầu cử, ông Hollande đã gọi điện thoại cho thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Ý Mario Monti. Ngay sau khi chính thức nhậm chức, ông Hollande sẽ công du Berlin để gặp thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 16/05, trước khi gặp thủ tướng Anh David Cameron.
Cuộc hội đàm với thủ tướng Đức sẽ rất tế nhị, bởi vì trong thời gian tranh cử tổng thống Pháp, bà Merkel đã công khai ủng hộ ông Sarkozy và không thèm tiếp ông Hollande khi ứng cử viên Xã hội sang Đức. Hơn nữa, chưa gì thủ tướng Đức đã đặt điều kiện với tổng thống tân cử Pháp là sẽ không có chuyện thương lượng lại hiệp ước ngân sách châu Âu, đã được 25 trên 27 quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu ký kết, trong khi đây là yêu cầu của ông Hollande trong thời gian tranh cử. Chủ trương của tổng thống tân cử của Pháp là, để giảm nợ công, phải thúc đẩy tăng trưởng, chứ không thể cứ tiếp tục thắt lưng buột bụng theo tinh thần của hiệp ước hiện nay.
Bên cạnh các cuộc gặp gỡ song phương với một số lãnh đạo châu Âu, ông Hollande còn phải chuẩn bị ngay một số hội nghị thượng đỉnh, như thượng đỉnh G8 (18-19/05) ở Camp David, thượng đỉnh NATO (20-21/05) ở Chicago, Hoa Kỳ. Tổng thống Obama đã mời tổng thống tân cử Pháp đến thăm Nhà trắng trước cuộc họp thượng đỉnh Chicago.
Tại thượng đỉnh NATO, ông Hollande trên nguyên tắc sẽ thông báo quyết định rút toàn bộ lực lượng Pháp khỏi Afghanistan từ đây đến cuối năm, tức là sớm hơn so với lịch trình dự kiến ban đầu (cuối năm 2013) . Hồ sơ Afghanistan như vậy sẽ là vấn đề gây bất hòa giữa Paris và Washington. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lập trường của ông Hollande trên các hồ sơ quốc tế khác, như Iran hay khủng hoảng vùng euro, rất tương đồng với lập trường của ông Obama, cho nên hai nhà lãnh đạo sẽ làm việc với nhau dễ dàng.
Về mặt đối nội, việc tổng thống mãn nhiệm Sarkozy và tổng thống tân cử Hollande cùng tham dự lễ kỷ niệm ngày chấm dứt Thế chiến thứ hai hôm nay 08/05/2012 cho thấy là, sau một cuộc tranh cử đầy sóng gió, giai đoạn chuyển tiếp sẽ diễn ra một cách êm ả, đúng theo tinh thần Cộng hòa Pháp.
Tạm thời, êkíp của ông Hollande vẫn giữ nguyên tổng hành dinh vận động tranh cử, nhưng sử dụng nó như là một « tiền điện Elysée » để chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền hành, mà trong đó có việc thành lập tân nội các. Tuyên bố với báo chí hôm qua, ông Hollande cho biết là đến ngày 15/05 sẽ thông báo tên của tân thủ tướng.
Hiện giờ, hai nhân vật được coi có khả năng trở thành lãnh đạo chính phủ tương lai, đó là ông Jean-Marc Ayrault, lãnh đạo khối dân biểu Xã hội tại Quốc hội, và bà Martine Aubry, đương kim lãnh đạo Đảng Xã hội. Tham gia chính phủ sẽ có một số nhân vật của đảng Xanh, nhưng sẽ không có các bộ trưởng cánh cực tả.
Bên cạnh đó, ông Hollande và êkíp của ông còn phải chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội vào giữa tháng Sáu tới. Bằng mọi giá, cánh tả phải giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, nếu không, ông Hollande sẽ phải cầm quyền với một chính phủ cánh hữu. Hiện giờ, kết quả các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy tương quan lực lượng hai bên ngang ngửa nhau.
Cuộc hội đàm với thủ tướng Đức sẽ rất tế nhị, bởi vì trong thời gian tranh cử tổng thống Pháp, bà Merkel đã công khai ủng hộ ông Sarkozy và không thèm tiếp ông Hollande khi ứng cử viên Xã hội sang Đức. Hơn nữa, chưa gì thủ tướng Đức đã đặt điều kiện với tổng thống tân cử Pháp là sẽ không có chuyện thương lượng lại hiệp ước ngân sách châu Âu, đã được 25 trên 27 quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu ký kết, trong khi đây là yêu cầu của ông Hollande trong thời gian tranh cử. Chủ trương của tổng thống tân cử của Pháp là, để giảm nợ công, phải thúc đẩy tăng trưởng, chứ không thể cứ tiếp tục thắt lưng buột bụng theo tinh thần của hiệp ước hiện nay.
Bên cạnh các cuộc gặp gỡ song phương với một số lãnh đạo châu Âu, ông Hollande còn phải chuẩn bị ngay một số hội nghị thượng đỉnh, như thượng đỉnh G8 (18-19/05) ở Camp David, thượng đỉnh NATO (20-21/05) ở Chicago, Hoa Kỳ. Tổng thống Obama đã mời tổng thống tân cử Pháp đến thăm Nhà trắng trước cuộc họp thượng đỉnh Chicago.
Tại thượng đỉnh NATO, ông Hollande trên nguyên tắc sẽ thông báo quyết định rút toàn bộ lực lượng Pháp khỏi Afghanistan từ đây đến cuối năm, tức là sớm hơn so với lịch trình dự kiến ban đầu (cuối năm 2013) . Hồ sơ Afghanistan như vậy sẽ là vấn đề gây bất hòa giữa Paris và Washington. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lập trường của ông Hollande trên các hồ sơ quốc tế khác, như Iran hay khủng hoảng vùng euro, rất tương đồng với lập trường của ông Obama, cho nên hai nhà lãnh đạo sẽ làm việc với nhau dễ dàng.
Về mặt đối nội, việc tổng thống mãn nhiệm Sarkozy và tổng thống tân cử Hollande cùng tham dự lễ kỷ niệm ngày chấm dứt Thế chiến thứ hai hôm nay 08/05/2012 cho thấy là, sau một cuộc tranh cử đầy sóng gió, giai đoạn chuyển tiếp sẽ diễn ra một cách êm ả, đúng theo tinh thần Cộng hòa Pháp.
Tạm thời, êkíp của ông Hollande vẫn giữ nguyên tổng hành dinh vận động tranh cử, nhưng sử dụng nó như là một « tiền điện Elysée » để chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền hành, mà trong đó có việc thành lập tân nội các. Tuyên bố với báo chí hôm qua, ông Hollande cho biết là đến ngày 15/05 sẽ thông báo tên của tân thủ tướng.
Hiện giờ, hai nhân vật được coi có khả năng trở thành lãnh đạo chính phủ tương lai, đó là ông Jean-Marc Ayrault, lãnh đạo khối dân biểu Xã hội tại Quốc hội, và bà Martine Aubry, đương kim lãnh đạo Đảng Xã hội. Tham gia chính phủ sẽ có một số nhân vật của đảng Xanh, nhưng sẽ không có các bộ trưởng cánh cực tả.
Bên cạnh đó, ông Hollande và êkíp của ông còn phải chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội vào giữa tháng Sáu tới. Bằng mọi giá, cánh tả phải giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, nếu không, ông Hollande sẽ phải cầm quyền với một chính phủ cánh hữu. Hiện giờ, kết quả các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy tương quan lực lượng hai bên ngang ngửa nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét