Nông dân giăng biểu ngữ phản đối việc lấy đất để xây dựng dự án Ecopark tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, ngày 20/04/2012.
REUTERS/Mua Xuan
Bức thư nhắc lại là ngày hôm đó, hàng ngàn cảnh sát chống bạo động đã xung đột với dân làng Văn Giang chống việc cưỡng chế thu hồi đất xây dự án Ecopark. Công an đã đánh đập tàn nhẫn những người phản đối và bắt giữ hàng chục người. Bức thư có kèm theo những link dẫn đến những thông tin và hình ảnh về vụ đàn áp nói trên, được phổ biến rộng rãi trên mạng từ nhiều ngày qua.
Đối với các tác giả bức thư, cách đối xử vô nhân đạo với dân làng Văn Giang là « không thể chấp nhận được đối với mọi dân tộc văn minh ». Họ nhắc lại là vụ Văn Giang đã gây phẫn nộ dư luận ở Việt Nam và nước ngoài. Hàng ngàn người đã ký tên vào bản tuyên bố phản đối vụ cưỡng chế ở Văn Giang. Các tác giả bức thư cho rằng, trong đầu của mọi người Việt Nam được thông tin đầy đủ, Ecopark nay trở thành « biểu tượng của đàn áp ».
Bức thư kêu gọi các trường đại học Anh quốc nên tỏ thái độ về vụ cưỡng chế ở Văn Giang và gây áp lực lên Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng VIHAJICO, tức là công ty thực hiện dự án Ecopark, để buộc họ xin lỗi và đền bù thỏa đáng cho những người dân bị cưỡng chế. Nếu VIHAJICO không thực hiện những điều đó, bức thư yêu cầu các trường đại học Anh quốc chấm dứt mọi quan hệ với đối tác Việt Nam và rút khỏi dự án Ecopark.
Trong khi đó, một số nhà báo đã lên tiếng về vụ hành hung hai đồng nghiệp của Đài Tiếng nói Việt Nam trong vụ cưỡng chế Văn Giang. Theo một đoạn video clip được quay ở Văn Giang ngày hôm đó và được phổ biến rộng rãi trên mạng, hai phóng viên Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm đã bị một đám người mặc sắc phục lẫn thường phục có đeo băng đỏ ở tay đánh đập thô bạo, mặc dù họ không có cử chỉ chống đối nào.
Nhà báo Hồ Bất Khuất, nguyên phóng viên Tạp chí Cộng sản, trong một bài viết được đăng trên trang mạng anhbasam hôm nay đã bày tỏ sự phẫn nộ về vụ này. Ông Hồ Bất Khuất cũng trách những người lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như Hội Nhà báo Việt Nam đã không bảo vệ cho phóng viên và hội viên của mình.
Tác giả bài viết còn nêu thắc mắc là vì sao Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, nguyên là phóng viên rồi lên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, cũng nguyên phóng viên, rồi lên Tổng biên tập báo Nhân dân, chưa lên tiếng về vụ hành hung hai nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.
Còn trong bức thư ngỏ gởi Quốc hội, nhà báo Tống Văn Công đã bày tỏ sự bất bình về việc hạn chế hoạt động báo chí trong vụ cưỡng chế Văn Giang. Ông Tống Văn Công đặt nhiều câu hỏi : « Nếu việc cưỡng chế là đúng pháp luật thì tại sao phải hạn chế thông tin? Tại sao những tấm bảng “Cấm quay phim, chụp ảnh” được dựng ra khắp nơi? Chỉ có hai tờ báo dám nói một phần sự thật, và nói rất từ tốn là Người Cao Tuổi và Sài Gòn Tiếp thị thì cả hai đều bị buộc phải gỡ bài xuống khi vừa cho lên mạng! » Ấy là chưa kể vụ hành hung hai nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam mà cho đến nay Công an Hưng Yên vẫn chưa có lời xin lỗi.
Theo nhà báo Tống Văn Công, việc hạn chế hoạt động của báo chí trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang có thế không chỉ là từ phía tỉnh Hưng Yên. Vậy thì cấp nào và vì lý do gì đã chủ trương hạn chế hoạt động của báo chí trong vụ này?
Đối với các tác giả bức thư, cách đối xử vô nhân đạo với dân làng Văn Giang là « không thể chấp nhận được đối với mọi dân tộc văn minh ». Họ nhắc lại là vụ Văn Giang đã gây phẫn nộ dư luận ở Việt Nam và nước ngoài. Hàng ngàn người đã ký tên vào bản tuyên bố phản đối vụ cưỡng chế ở Văn Giang. Các tác giả bức thư cho rằng, trong đầu của mọi người Việt Nam được thông tin đầy đủ, Ecopark nay trở thành « biểu tượng của đàn áp ».
Bức thư kêu gọi các trường đại học Anh quốc nên tỏ thái độ về vụ cưỡng chế ở Văn Giang và gây áp lực lên Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng VIHAJICO, tức là công ty thực hiện dự án Ecopark, để buộc họ xin lỗi và đền bù thỏa đáng cho những người dân bị cưỡng chế. Nếu VIHAJICO không thực hiện những điều đó, bức thư yêu cầu các trường đại học Anh quốc chấm dứt mọi quan hệ với đối tác Việt Nam và rút khỏi dự án Ecopark.
Trong khi đó, một số nhà báo đã lên tiếng về vụ hành hung hai đồng nghiệp của Đài Tiếng nói Việt Nam trong vụ cưỡng chế Văn Giang. Theo một đoạn video clip được quay ở Văn Giang ngày hôm đó và được phổ biến rộng rãi trên mạng, hai phóng viên Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm đã bị một đám người mặc sắc phục lẫn thường phục có đeo băng đỏ ở tay đánh đập thô bạo, mặc dù họ không có cử chỉ chống đối nào.
Nhà báo Hồ Bất Khuất, nguyên phóng viên Tạp chí Cộng sản, trong một bài viết được đăng trên trang mạng anhbasam hôm nay đã bày tỏ sự phẫn nộ về vụ này. Ông Hồ Bất Khuất cũng trách những người lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như Hội Nhà báo Việt Nam đã không bảo vệ cho phóng viên và hội viên của mình.
Tác giả bài viết còn nêu thắc mắc là vì sao Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, nguyên là phóng viên rồi lên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, cũng nguyên phóng viên, rồi lên Tổng biên tập báo Nhân dân, chưa lên tiếng về vụ hành hung hai nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.
Còn trong bức thư ngỏ gởi Quốc hội, nhà báo Tống Văn Công đã bày tỏ sự bất bình về việc hạn chế hoạt động báo chí trong vụ cưỡng chế Văn Giang. Ông Tống Văn Công đặt nhiều câu hỏi : « Nếu việc cưỡng chế là đúng pháp luật thì tại sao phải hạn chế thông tin? Tại sao những tấm bảng “Cấm quay phim, chụp ảnh” được dựng ra khắp nơi? Chỉ có hai tờ báo dám nói một phần sự thật, và nói rất từ tốn là Người Cao Tuổi và Sài Gòn Tiếp thị thì cả hai đều bị buộc phải gỡ bài xuống khi vừa cho lên mạng! » Ấy là chưa kể vụ hành hung hai nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam mà cho đến nay Công an Hưng Yên vẫn chưa có lời xin lỗi.
Theo nhà báo Tống Văn Công, việc hạn chế hoạt động của báo chí trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang có thế không chỉ là từ phía tỉnh Hưng Yên. Vậy thì cấp nào và vì lý do gì đã chủ trương hạn chế hoạt động của báo chí trong vụ này?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét