Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam bế mạc ngày 16/10/2012 (DR)
Trong lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ Bộ
Chính trị, cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng, lại công khai thừa nhận
những « khuyết điểm » như thế. Trong bài diễn văn bế mạc Hội
nghị Trung ương hôm qua, tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng cho biết Bộ
Chính trị, Ban Bí thư đã « nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém », đồng thời Bộ Chính trị xin được « nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị ».
Tuy ông Nguyễn Phú Trọng không nêu tên cụ thể, nhưng ai cũng thừa biết « đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị » đó chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đang bị chỉ trích rất nặng nề về tham nhũng, quản lý kinh tế yếu kém và lạm quyền.
Hội nghị Trung ương đã được triệu tập bất ngờ và kéo dài đến hai tuần chính là nhằm bàn về số phận của ông Nguyễn Tấn Dũng, nói đúng hơn lẽ ra đó đã là dịp để phe Nguyễn Phú Trọng -Trương Tấn Sang gạt ông Dũng ra. Nhưng cuối cùng, Ban Chấp hành Trung ương lại không làm theo yêu cầu của Bộ Chính trị, quyết định không kỷ luật tập thể Bộ Chính trị, mà cũng không kỷ luật riêng ông Nguyễn Tấn Dũng. Ban Chấp hành Trung ương chỉ yêu cầu Bộ Chính trị « có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, không để các thế lực thù địch, xuyên tạc, chống phá ».
Kết quả này đã gây thất vọng cho nhiều người, đặc biệt là cho giới blogger chính trị, mà trong thời gian qua đã liên tục đả kích Thủ tướng Việt Nam. Sau hội nghị, thế lực của ông Dũng có sẽ suy yếu hơn, hay trên thực tế, chính ông là người thắng cuộc ? Hiện giờ khó có thể khẳng định dứt khoát, vì không ai biết hết những gì xảy ra trong hậu trường trong hai tuần hội nghị vừa qua. Nhưng một điều chắc chắn là việc Bộ Chính trị phải công khai thừa nhận « những khuyết điểm » cho thấy là ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam chịu áp lực ngày càng mạnh, nhưng lại chỉ lo đấu đá nội bộ, hơn là đối phó với những thách thức lớn lao về kinh tế. Hiện giờ, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang rất èo uột, lạm phát tăng trở lại, đầu tư trực tiếp của nước ngoài sụt giảm mạnh, trong khi hệ thống ngân hàng thì đầy nợ xấu.
Theo nhận định của giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia Úc về Việt Nam, qua kết quả Hội nghị Trung ương, có thể dự báo là Việt Nam sẽ còn gặp nhiều xáo trộn. Ông nhắc lại rằng, chế độ Hà Nội bao giờ cũng cố duy trì sự ổn định. Đẩy ông Nguyễn Tấn Dũng đi sẽ gây mất ổn định rất lớn và sẽ khiến tình hình kinh tế thêm tồi tệ. Thành ra, không ai dám đi đến một giải pháp cực đoan, mà chọn một giải pháp trung dung.
Ông Joshua Matthews, một nhà phân tích đầu tư ở Hồng Kông cũng cho rằng, quyết định hôm qua của Hội nghị Trung ương cho thấy, đấu đá giữa ông Dũng và các đối thủ của ông sẽ tiếp diễn, gây khó khăn thêm cho những nỗ lực cải tổ hệ thống tài chính ở Việt Nam.
Về phần ông Rajif Biswas, kinh tế gia thuộc công ty IHS Global Insight, thì nhận định là kể từ nay, có một áp lực đáng kể lên chính phủ buộc phải có biện pháp ổn định kinh tế và giải quyết khủng hoảng ngân hàng. Nhưng theo ông Biswas, đấu đá chính trị trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam có thể ảnh hưởng đến nhịp độ cải tổ kinh tế, vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn được xem là một lãnh đạo nắm vai trò chủ chốt trong tiến trình cải tổ.
Theo AFP, những người chỉ trích chính quyền thì sợ rằng mọi việc sẽ vẫn như cũ và điều đó sẽ gây tổn hại cho chế độ cũng như cho người dân và sẽ không có gì ngăn chận được nạn tham nhũng tràn lan. AFP trích lời một quan chức cao cấp nói rằng : « Cho dù ai thắng cuộc sau những đấu đá chính trị, vẫn chính là người dân gánh chịu các hậu quả ».
Tuy ông Nguyễn Phú Trọng không nêu tên cụ thể, nhưng ai cũng thừa biết « đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị » đó chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đang bị chỉ trích rất nặng nề về tham nhũng, quản lý kinh tế yếu kém và lạm quyền.
Hội nghị Trung ương đã được triệu tập bất ngờ và kéo dài đến hai tuần chính là nhằm bàn về số phận của ông Nguyễn Tấn Dũng, nói đúng hơn lẽ ra đó đã là dịp để phe Nguyễn Phú Trọng -Trương Tấn Sang gạt ông Dũng ra. Nhưng cuối cùng, Ban Chấp hành Trung ương lại không làm theo yêu cầu của Bộ Chính trị, quyết định không kỷ luật tập thể Bộ Chính trị, mà cũng không kỷ luật riêng ông Nguyễn Tấn Dũng. Ban Chấp hành Trung ương chỉ yêu cầu Bộ Chính trị « có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, không để các thế lực thù địch, xuyên tạc, chống phá ».
Kết quả này đã gây thất vọng cho nhiều người, đặc biệt là cho giới blogger chính trị, mà trong thời gian qua đã liên tục đả kích Thủ tướng Việt Nam. Sau hội nghị, thế lực của ông Dũng có sẽ suy yếu hơn, hay trên thực tế, chính ông là người thắng cuộc ? Hiện giờ khó có thể khẳng định dứt khoát, vì không ai biết hết những gì xảy ra trong hậu trường trong hai tuần hội nghị vừa qua. Nhưng một điều chắc chắn là việc Bộ Chính trị phải công khai thừa nhận « những khuyết điểm » cho thấy là ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam chịu áp lực ngày càng mạnh, nhưng lại chỉ lo đấu đá nội bộ, hơn là đối phó với những thách thức lớn lao về kinh tế. Hiện giờ, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang rất èo uột, lạm phát tăng trở lại, đầu tư trực tiếp của nước ngoài sụt giảm mạnh, trong khi hệ thống ngân hàng thì đầy nợ xấu.
Theo nhận định của giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia Úc về Việt Nam, qua kết quả Hội nghị Trung ương, có thể dự báo là Việt Nam sẽ còn gặp nhiều xáo trộn. Ông nhắc lại rằng, chế độ Hà Nội bao giờ cũng cố duy trì sự ổn định. Đẩy ông Nguyễn Tấn Dũng đi sẽ gây mất ổn định rất lớn và sẽ khiến tình hình kinh tế thêm tồi tệ. Thành ra, không ai dám đi đến một giải pháp cực đoan, mà chọn một giải pháp trung dung.
Ông Joshua Matthews, một nhà phân tích đầu tư ở Hồng Kông cũng cho rằng, quyết định hôm qua của Hội nghị Trung ương cho thấy, đấu đá giữa ông Dũng và các đối thủ của ông sẽ tiếp diễn, gây khó khăn thêm cho những nỗ lực cải tổ hệ thống tài chính ở Việt Nam.
Về phần ông Rajif Biswas, kinh tế gia thuộc công ty IHS Global Insight, thì nhận định là kể từ nay, có một áp lực đáng kể lên chính phủ buộc phải có biện pháp ổn định kinh tế và giải quyết khủng hoảng ngân hàng. Nhưng theo ông Biswas, đấu đá chính trị trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam có thể ảnh hưởng đến nhịp độ cải tổ kinh tế, vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn được xem là một lãnh đạo nắm vai trò chủ chốt trong tiến trình cải tổ.
Theo AFP, những người chỉ trích chính quyền thì sợ rằng mọi việc sẽ vẫn như cũ và điều đó sẽ gây tổn hại cho chế độ cũng như cho người dân và sẽ không có gì ngăn chận được nạn tham nhũng tràn lan. AFP trích lời một quan chức cao cấp nói rằng : « Cho dù ai thắng cuộc sau những đấu đá chính trị, vẫn chính là người dân gánh chịu các hậu quả ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét