Ba
lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (T), Nguyễn Tấn Dũng (G) và Trương
Tấn Sang trước buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 22/10/2012
Reuters
Thật ra thì điểm sửa đổi nói trên đã được thông qua tại Hội
nghị Trung ương 5 vào tháng 5 vừa qua, tức là Ban chỉ đạo phòng, chống
tham nhũng sẽ trực thuộc Bộ Chính trị, chứ không còn thuộc chính phủ
nữa. Trưởng Ban chỉ đạo sẽ là Tổng bí thư Đảng. Hội nghị Trung ương 5
cũng đã quyết định sẽ lập lại Ban Nội chính Trung ương, với chức năng là
cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng.
Theo lời Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị là « để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị của Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ».
Vấn đề Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng đã gây rất nhiều tranh luận trong thời gian qua, đến mức mà trong phiên họp vào tháng trước Ủy ban thường vụ Quốc hội đã không chọn được phương án và phải chờ đến kỳ họp Quốc hội lần này mới quyết định.
Việc bỏ quy định Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo tham nhũng được đưa vào dự luật sau khi Hội nghị Trung ương 6 đã không ra được biện pháp kỷ luật nào đối với ông Nguyễn Tấn Dũng, mà trong thời gian qua đã bị chỉ trích rất nhiều về tham nhũng, lạm quyền và quản lý kinh tế yếu kém. Trong bối cảnh đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo diễn ra gay gắt, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có thể trở thành một vũ khí để phe này kềm chế phe kia.
Theo lời Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị là « để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị của Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ».
Vấn đề Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng đã gây rất nhiều tranh luận trong thời gian qua, đến mức mà trong phiên họp vào tháng trước Ủy ban thường vụ Quốc hội đã không chọn được phương án và phải chờ đến kỳ họp Quốc hội lần này mới quyết định.
Việc bỏ quy định Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo tham nhũng được đưa vào dự luật sau khi Hội nghị Trung ương 6 đã không ra được biện pháp kỷ luật nào đối với ông Nguyễn Tấn Dũng, mà trong thời gian qua đã bị chỉ trích rất nhiều về tham nhũng, lạm quyền và quản lý kinh tế yếu kém. Trong bối cảnh đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo diễn ra gay gắt, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có thể trở thành một vũ khí để phe này kềm chế phe kia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét