Các vụ chìm tàu gây lo ngại về an toàn du lịch ở vịnh Hạ Long
Chiếc tàu du lịch bị chìm tại vịnh Hạ Long ngày 17/02/2011.
AFP
Các nạn nhân là 5 trong số 17 du khách Đài Loan trên một chiếc
tàu chuyển tải loại nhỏ đưa họ từ hang Sửng Sốt ra chiếc tàu lớn đậu
ngoài vịnh Hạ Long. Chiếc tàu nhỏ này đã bị một tàu du lịch khác lớn hơn
đụng vào và chỉ trong phút chốc đã chìm xuống nước, khiến 4 người, gồm 3
phụ nữ và một bé gái 9 tuổi, chết đuối tại chỗ, một nam du khách thì tử
vong tại bệnh viện.
Vào tháng 2/2011, trong một tai nạn thảm khốc hơn nhiều, 12 trong số 20 du khách nước ngoài cũng đã bỏ mạng khi chiếc tàu của họ không hiểu vì sao đã bị chìm ở gần đảo Ti Tốp vào lúc sáng sớm, khi những người trên tàu còn đang ngủ. Điều đáng nói là thuyền trưởng của tàu này còn rất trẻ, lúc đó chỉ mới 22 tuổi, tức là hoàn toàn không đủ kinh nghiệm để ứng phó với một tai nạn bất ngờ như vậy.
Hiện giờ, theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 10 ngàn du khách ngoại quốc đến tham quan vịnh Hạ Long, một trong những kỳ quan được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới và là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất ở Việt Nam. Nhưng theo ghi nhận của hãng tin AP, trong vòng 10 năm qua, đã có ít nhất bốn vụ tai nạn làm chết người xảy ra ở vịnh Hạ Long. Ấy là chưa kể rất nhiều sự cố về an toàn theo lời kể của những du khách từng tham quan thắng cảnh này trên những chiếc tàu của Việt Nam.
Chất lượng của hàng trăm chiếc tàu phục vụ du khách ở vịnh Hạ Long thì rất cách biệt nhau, từ loại cực kỳ sang trọng cho đến loại đơn sơ nhất. Nhưng đắt tiền không hẳn là an toàn tuyệt đối. Các du khách Đài Loan gặp nạn đã đăng ký chuyến đi với một trong những công ty thuộc loại cao cấp, đó là Halong Paradise Cruises. Chính quyền Việt Nam cho biết họ đang điều tra về tai nạn nói trên và sẽ truy tố thuyền trưởng của tàu.
Hãng tin AP trích lời kể của anh Michael Chai, một trong những người sống sót sau tai nạn hôm thứ Tư, cho biết là khi tàu chìm, ai cũng lo bơi thoát thân, nhưng người bơi giỏi nhất trong đám là một cựu sĩ quan hải quân thì va đập bất tỉnh, nên không thể cứu được ai. Theo lời Micheal Chai, trên chiếc tàu gặp nạn, không có một áo phao cứu hộ nào. Cả trên tàu nhỏ lẫn tàu lớn đều không có các phương tiệp cấp cứu.
Ông Lương Đình Long, một nhà kinh doanh du lịch ở Hà Nội được AP trích dẫn khẳng định là sau vụ tai nạn tháng 2 năm ngoái làm 12 người chết, chính quyền đã siết chặt các biện pháp an toàn, trong đó có việc yêu cầu các tàu mới phải được làm bằng sắt thép, chứ không bằng gỗ.
Ông Long cho biết rất ngạc nhiên khi thấy tai nạn xảy ra đối với một công ty du lịch hạng sang như vậy và theo ông, tai nạn này sẽ có tác hại rất lớn lên ngành du lịch Việt Nam, vì nhiều du khách sẽ không dám đến tham quan vịnh Hạ Long trên những chiếc tàu thiếu an toàn.
Năm ngoái đã có khoảng 6 triệu du khách ngoại quốc đến thăm Việt Nam, trong đó có đến 360 ngàn người đến từ Đài Loan. Theo AP, chính phủ Đài Loan đã yêu cầu các hãng du lịch là cố bảo đảm an toàn của những chiếc tàu sử dụng trong các tour du lịch mà họ bán ra. Nhưng rõ ràng là trách nhiệm thuộc về chính phủ Việt Nam. Nếu việc kiểm tra thực hiện các quy định an toàn được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc, thì chắc đã có thể tránh được những tai nạn thương tâm như trên.
Vào tháng 2/2011, trong một tai nạn thảm khốc hơn nhiều, 12 trong số 20 du khách nước ngoài cũng đã bỏ mạng khi chiếc tàu của họ không hiểu vì sao đã bị chìm ở gần đảo Ti Tốp vào lúc sáng sớm, khi những người trên tàu còn đang ngủ. Điều đáng nói là thuyền trưởng của tàu này còn rất trẻ, lúc đó chỉ mới 22 tuổi, tức là hoàn toàn không đủ kinh nghiệm để ứng phó với một tai nạn bất ngờ như vậy.
Hiện giờ, theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 10 ngàn du khách ngoại quốc đến tham quan vịnh Hạ Long, một trong những kỳ quan được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới và là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất ở Việt Nam. Nhưng theo ghi nhận của hãng tin AP, trong vòng 10 năm qua, đã có ít nhất bốn vụ tai nạn làm chết người xảy ra ở vịnh Hạ Long. Ấy là chưa kể rất nhiều sự cố về an toàn theo lời kể của những du khách từng tham quan thắng cảnh này trên những chiếc tàu của Việt Nam.
Chất lượng của hàng trăm chiếc tàu phục vụ du khách ở vịnh Hạ Long thì rất cách biệt nhau, từ loại cực kỳ sang trọng cho đến loại đơn sơ nhất. Nhưng đắt tiền không hẳn là an toàn tuyệt đối. Các du khách Đài Loan gặp nạn đã đăng ký chuyến đi với một trong những công ty thuộc loại cao cấp, đó là Halong Paradise Cruises. Chính quyền Việt Nam cho biết họ đang điều tra về tai nạn nói trên và sẽ truy tố thuyền trưởng của tàu.
Hãng tin AP trích lời kể của anh Michael Chai, một trong những người sống sót sau tai nạn hôm thứ Tư, cho biết là khi tàu chìm, ai cũng lo bơi thoát thân, nhưng người bơi giỏi nhất trong đám là một cựu sĩ quan hải quân thì va đập bất tỉnh, nên không thể cứu được ai. Theo lời Micheal Chai, trên chiếc tàu gặp nạn, không có một áo phao cứu hộ nào. Cả trên tàu nhỏ lẫn tàu lớn đều không có các phương tiệp cấp cứu.
Ông Lương Đình Long, một nhà kinh doanh du lịch ở Hà Nội được AP trích dẫn khẳng định là sau vụ tai nạn tháng 2 năm ngoái làm 12 người chết, chính quyền đã siết chặt các biện pháp an toàn, trong đó có việc yêu cầu các tàu mới phải được làm bằng sắt thép, chứ không bằng gỗ.
Ông Long cho biết rất ngạc nhiên khi thấy tai nạn xảy ra đối với một công ty du lịch hạng sang như vậy và theo ông, tai nạn này sẽ có tác hại rất lớn lên ngành du lịch Việt Nam, vì nhiều du khách sẽ không dám đến tham quan vịnh Hạ Long trên những chiếc tàu thiếu an toàn.
Năm ngoái đã có khoảng 6 triệu du khách ngoại quốc đến thăm Việt Nam, trong đó có đến 360 ngàn người đến từ Đài Loan. Theo AP, chính phủ Đài Loan đã yêu cầu các hãng du lịch là cố bảo đảm an toàn của những chiếc tàu sử dụng trong các tour du lịch mà họ bán ra. Nhưng rõ ràng là trách nhiệm thuộc về chính phủ Việt Nam. Nếu việc kiểm tra thực hiện các quy định an toàn được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc, thì chắc đã có thể tránh được những tai nạn thương tâm như trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét