Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách nhân quyền Michael Posner (AFP)
Trong đợt ân xá tù nhân vào giữa tháng 10 vừa qua, chính quyền Miến Điện đã trả tự do cho 200 tù chính trị trên tổng số được ước lượng khoảng 2000 người bị giam vì lý do chính kiến tại nước này. Nói chung, kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 3, chính quyền mới của Miến Điện đã có nhiều cử chỉ thể hiện sự đoạn tuyệt với cách cai trị bảo thủ, mang tính trấn áp của tập đoàn quân phiệt từ hơn 20 năm qua.
Lần đầu tiên viếng thăm Miến Điện, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách nhân quyền Michael Posner hôm qua tuyên bố : « Đã có những bước tiến và những dấu hiệu đáng khích lệ. Chúng ta phải làm sao nhận biết được những gì đã làm được và những gì làm được là tích cực, để từ đó xây dựng những cái mới. »
Tháp tùng ông Posner, đặc sứ Mỹ về Miến Điện Derek Mitchell thì bảo đảm là Hoa Kỳ sẳn sàng đáp lại những tiến bộ của Miến Điện. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh là việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt Miến Điện phải do Quốc hội quyết định. Ông Mitchell tuyên bố là chính phủ Hoa Kỳ có thể hỗ trợ các cải tổ hiện hành và khuyến khích những cải tổ mới ».
Đặc sứ Mỹ cho biết ông đã thảo luận với nhà đối lập Aung San Suu Kyi về khả năng phát triển vi tín dụng ở Miến Điện, tức là các khoản vay nhỏ để tạo vốn làm ăn, đặc biệt là cho nông dân. Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ hiện đã có một chương trình như vậy ở Miến Điện, nhưng muốn mở rộng chương trình này cho các vùng sắc tộc thiểu số.
Chuyến đi của hai quan chức cao cấp Mỹ trùng hợp với chuyến viếng thăm Miến Điện của cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Vijay Nambiar. Kết thúc năm ngày viếng thăm, hôm qua, ông Nambiar đã cho rằng các cải tổ hiện nay ở Miến Điện tạo ra một « cơ hội lịch sử » cho nước này.
Ông Nambiar cho biết Tổng thư ký Liên hiệp quốc được khích lệ bởi « những bước quan trọng trong những tháng qua để thực hiện chương trình cải tổ của tổng thống Thein Sein, cũng như bởi những nổ lực của toàn bộ những người quan tâm đến đối thoại và hoà giải ».
Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ lẫn Liên hiệp quốc đều yêu cầu Miến Điện phải có thêm những cải tổ mới, đặc biệt là trả tự do cho toàn bộ các tù chính trị, yêu cầu mà cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký LHQ đã nhắc lại ngày hôm qua. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách nhân quyền Michael Posner hôm qua cũng đòi chính quyền Miến Điện trả tự do cho toàn bộ tù chính trị, đồng thời bày tỏ sự quan ngại về cách đối xử với các sắc tộc thiểu số ở nước này.
Dầu sao, xu thế cải tổ dân chủ ở Miến Điện có vẻ như ngày càng không thể đảo ngược được, nhất là hôm nay, luật sửa đổi về các chính đảng bắt đầu có hiệu lực, mở đường cho Liên đoàn quốc gia vì dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, trở lại sân khấu chính trị ở nước này. Do tẩy chay cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm ngoái, Liên đoàn quốc gia vì dân chủ đã bị giải tán.
Chính quyền mới của Miến Điện, vốn đã mở đối thoại với bà Aung San Suu Kyi, đã tuyên bố sẳn sàng làm việc với Liên đoàn, nếu đảng này đăng ký hoạt động trở lại. Luật sửa đổi còn xóa bỏ một điều khoản quy định những người đang ngồi tù không được là đảng viên của một chính đảng.
Lần đầu tiên viếng thăm Miến Điện, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách nhân quyền Michael Posner hôm qua tuyên bố : « Đã có những bước tiến và những dấu hiệu đáng khích lệ. Chúng ta phải làm sao nhận biết được những gì đã làm được và những gì làm được là tích cực, để từ đó xây dựng những cái mới. »
Tháp tùng ông Posner, đặc sứ Mỹ về Miến Điện Derek Mitchell thì bảo đảm là Hoa Kỳ sẳn sàng đáp lại những tiến bộ của Miến Điện. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh là việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt Miến Điện phải do Quốc hội quyết định. Ông Mitchell tuyên bố là chính phủ Hoa Kỳ có thể hỗ trợ các cải tổ hiện hành và khuyến khích những cải tổ mới ».
Đặc sứ Mỹ cho biết ông đã thảo luận với nhà đối lập Aung San Suu Kyi về khả năng phát triển vi tín dụng ở Miến Điện, tức là các khoản vay nhỏ để tạo vốn làm ăn, đặc biệt là cho nông dân. Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ hiện đã có một chương trình như vậy ở Miến Điện, nhưng muốn mở rộng chương trình này cho các vùng sắc tộc thiểu số.
Chuyến đi của hai quan chức cao cấp Mỹ trùng hợp với chuyến viếng thăm Miến Điện của cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Vijay Nambiar. Kết thúc năm ngày viếng thăm, hôm qua, ông Nambiar đã cho rằng các cải tổ hiện nay ở Miến Điện tạo ra một « cơ hội lịch sử » cho nước này.
Ông Nambiar cho biết Tổng thư ký Liên hiệp quốc được khích lệ bởi « những bước quan trọng trong những tháng qua để thực hiện chương trình cải tổ của tổng thống Thein Sein, cũng như bởi những nổ lực của toàn bộ những người quan tâm đến đối thoại và hoà giải ».
Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ lẫn Liên hiệp quốc đều yêu cầu Miến Điện phải có thêm những cải tổ mới, đặc biệt là trả tự do cho toàn bộ các tù chính trị, yêu cầu mà cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký LHQ đã nhắc lại ngày hôm qua. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách nhân quyền Michael Posner hôm qua cũng đòi chính quyền Miến Điện trả tự do cho toàn bộ tù chính trị, đồng thời bày tỏ sự quan ngại về cách đối xử với các sắc tộc thiểu số ở nước này.
Dầu sao, xu thế cải tổ dân chủ ở Miến Điện có vẻ như ngày càng không thể đảo ngược được, nhất là hôm nay, luật sửa đổi về các chính đảng bắt đầu có hiệu lực, mở đường cho Liên đoàn quốc gia vì dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, trở lại sân khấu chính trị ở nước này. Do tẩy chay cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm ngoái, Liên đoàn quốc gia vì dân chủ đã bị giải tán.
Chính quyền mới của Miến Điện, vốn đã mở đối thoại với bà Aung San Suu Kyi, đã tuyên bố sẳn sàng làm việc với Liên đoàn, nếu đảng này đăng ký hoạt động trở lại. Luật sửa đổi còn xóa bỏ một điều khoản quy định những người đang ngồi tù không được là đảng viên của một chính đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét