Dự án này có chi phí 3,8 tỷ đôla và theo dự trù sẽ có công suất 1.620 megawatt. Đây là đập đầu tiên trong tổng cộng 11 đập sẽ được xây trên hạ lưu sông Mêkông.
Theo bản thông cáo của Ủy hội sông Mêkông sau cuộc họp, Cam Bốt, Thái Lan và Việt Nam đã tỏ vẻ lo ngại vì thấy chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác động đến môi trường của đập thủy điện nói trên, trong khi Lào thì cho rằng không cần phải tham khảo thêm ý kiến.
Riêng Việt Nam đặc biệt bày tỏ « những mối quan ngại sâu sắc và nghiêm trọng » về việc thiếu những kiểm định thích ứng, kêu gọi phải ngưng mọi dự án đập thủy điện trên nhánh chính ở hạ lưu sông Mêkông trong ít nhất là 10 năm.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cũng đã cho biết là Việt Nam « Mong muốn các quốc gia có liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng tổng thể những tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mêkông trước khi đưa ra quyết định triển khai xây dựng các công trình này. ».
Nhưng mặc dù Lào tuyên bố hoãn quyết định xây đập Xayaburi, trước cuộc họp hôm nay, báo chí chính thức của Lào đã nhấn mạnh là dự án này sẽ nhanh chóng được khởi công, nói rằng chính phủ Lào « có đầy đủ quyền để quyết định có nên xây đập Xuyaburi hay không ». Theo tờ Vientiane Times, con đường dẫn đến khu vực đập thủy điện đã được xây xong. Tờ Bangkok Post chủ nhật vừa qua cũng loan tin là dự án dường như đã được bắt đầu được tiến hành từ nhiều tháng trước.
Vấn đề xây đập Xayaburi như vậy là sẽ được tiếp tục xem xét ở cấp bộ trưởng, trong một cuộc họp vào cuối năm nay.Theo nhận định của hãng tin AP, tuy đúng là theo quy định của Ủy hội sông Mêkông, Lào hoàn toàn có quyền xây đập Xayaburi, cho dù ba nước thành viên kia không đồng ý, nhưng chính phủ Viêng Chăn dường như muốn được sự ủng hộ của các nước láng giềng trước khi tiến hành, nhất là của Việt Nam, đối tác thương mại quan trọng và là quốc gia bảo trợ Lào về mặt chính trị.
Tổ chức bảo vệ động thực vật hoang dã WWF cùng hàng trăm tổ chức phi chính phủ cũng đã kêu gọi tạm ngưng xây dựng trong 10 năm toàn bộ các đập thủy điện ở hạ lưu sông Mêkông. Theo các chuyên gia môi trường, việc xây đập Xayaburi sẽ tác hại đến nguồn cá ở khu vực này, gây ra những hậu quả tai hại cho nguồn cung cấp lương thực cho hàng triệu người. Theo Ủy hội sông Mêkông, hơn 60 triệu dân ở bốn nước sống phụ thuộc vào con sông về mặt giao thông, lương thực và các hoạt động kinh tế.
Theo bản thông cáo của Ủy hội sông Mêkông sau cuộc họp, Cam Bốt, Thái Lan và Việt Nam đã tỏ vẻ lo ngại vì thấy chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác động đến môi trường của đập thủy điện nói trên, trong khi Lào thì cho rằng không cần phải tham khảo thêm ý kiến.
Riêng Việt Nam đặc biệt bày tỏ « những mối quan ngại sâu sắc và nghiêm trọng » về việc thiếu những kiểm định thích ứng, kêu gọi phải ngưng mọi dự án đập thủy điện trên nhánh chính ở hạ lưu sông Mêkông trong ít nhất là 10 năm.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cũng đã cho biết là Việt Nam « Mong muốn các quốc gia có liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng tổng thể những tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mêkông trước khi đưa ra quyết định triển khai xây dựng các công trình này. ».
Nhưng mặc dù Lào tuyên bố hoãn quyết định xây đập Xayaburi, trước cuộc họp hôm nay, báo chí chính thức của Lào đã nhấn mạnh là dự án này sẽ nhanh chóng được khởi công, nói rằng chính phủ Lào « có đầy đủ quyền để quyết định có nên xây đập Xuyaburi hay không ». Theo tờ Vientiane Times, con đường dẫn đến khu vực đập thủy điện đã được xây xong. Tờ Bangkok Post chủ nhật vừa qua cũng loan tin là dự án dường như đã được bắt đầu được tiến hành từ nhiều tháng trước.
Vấn đề xây đập Xayaburi như vậy là sẽ được tiếp tục xem xét ở cấp bộ trưởng, trong một cuộc họp vào cuối năm nay.Theo nhận định của hãng tin AP, tuy đúng là theo quy định của Ủy hội sông Mêkông, Lào hoàn toàn có quyền xây đập Xayaburi, cho dù ba nước thành viên kia không đồng ý, nhưng chính phủ Viêng Chăn dường như muốn được sự ủng hộ của các nước láng giềng trước khi tiến hành, nhất là của Việt Nam, đối tác thương mại quan trọng và là quốc gia bảo trợ Lào về mặt chính trị.
Tổ chức bảo vệ động thực vật hoang dã WWF cùng hàng trăm tổ chức phi chính phủ cũng đã kêu gọi tạm ngưng xây dựng trong 10 năm toàn bộ các đập thủy điện ở hạ lưu sông Mêkông. Theo các chuyên gia môi trường, việc xây đập Xayaburi sẽ tác hại đến nguồn cá ở khu vực này, gây ra những hậu quả tai hại cho nguồn cung cấp lương thực cho hàng triệu người. Theo Ủy hội sông Mêkông, hơn 60 triệu dân ở bốn nước sống phụ thuộc vào con sông về mặt giao thông, lương thực và các hoạt động kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét