Theo lời cựu thủ tướng Abe, Nhật Bản và Ấn Độ, mà ông gọi là hai đồng minh, phải nỗ lực hết mình để bảo đảm an toàn cho các tuyến hàng hải và duy trì một châu Á ổn định. Chủ trương đẩy mạnh hợp tác giữa hải quân Ấn Độ và Nhật Bản, ông Abe cho rằng hai nước cũng cần làm việc chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ để thực hiện các mục tiêu nói trên.
Theo cựu thủ tướng Nhật, với một lực lượng hải quân sẽ có ba hàng không mẫu hạm, Ấn Độ có đủ khả năng duy trì ổn định các tuyến hàng hải và như thế sẽ làm an tâm các nước Việt Nam, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Ông Abe cho rằng, Hoa Kỳ vẫn bảo đảm an toàn và ổn định cho các tuyến thông thương hàng hải từ thập niên 1950, nhưng cựu thủ tướng Nhật lo ngại là thế lực của Mỹ trong tương lai có thể sẽ suy giảm.
Về hợp tác giữa hải quân Nhật Bản và Ấn Độ, ông Abe tuyên bố là mỗi khi có dịp đi ngang qua khu vực Ấn Độ Dương, hải quân Nhật có thể tập trận chung với Ấn Độ và Hoa Kỳ, thậm chí Trung Quốc có thể đến quan sát các cuộc tập trận này. Nhật Bản đã từng tập trận chung với Ấn Độ vào năm 2007 ở ngoài khơi bờ biển Malabar.
Tuyên bố của cựu thủ tướng Nhật được đưa ra sau khi Trung Quốc cực lực phản đối việc Ấn Độ tham gia thăm dò dầu khí tại hai lô mà Hà Nội khẳng định là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, nhưng Bắc Kinh lại cho là thuộc chủ quyền lãnh hải của họ.
Bất chấp phản đối của Trung Quốc, chính phủ New Dehli tuyên bố sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở khu vực nói trên, cho rằng việc hợp tác với Việt Nam là hoàn toàn đúng theo công pháp quốc tế. Ấn Độ cũng tuyên bố ủng hộ việc tự do lưu thông trên Biển Đông và hy vọng là các bên tranh chấp sẽ tôn trọng bản Tuyên bố 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Hôm qua, đại sứ Nhật Bản tại Philippines Toshinao Urabe tại Manila đã kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền thông qua một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, có tính chất bó buộc hơn bản Tuyên bố hiện nay. Ông Urabe cho biết là chính phủ Tokyo sẽ đề cập vấn đề đó với tổng thống Philippines Begnino Aquino khi ông này đến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 25/9 đến 28/9.
Vào tuần trước, tổng thống Aquino tuyên bố với các phóng viên là trong chuyến viếng thăm Nhật Bản sắp tới, ông sẽ nêu lên vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh đến « lợi ích » chung với Nhật Bản trong việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải ở khu vực này.
Theo cựu thủ tướng Nhật, với một lực lượng hải quân sẽ có ba hàng không mẫu hạm, Ấn Độ có đủ khả năng duy trì ổn định các tuyến hàng hải và như thế sẽ làm an tâm các nước Việt Nam, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Ông Abe cho rằng, Hoa Kỳ vẫn bảo đảm an toàn và ổn định cho các tuyến thông thương hàng hải từ thập niên 1950, nhưng cựu thủ tướng Nhật lo ngại là thế lực của Mỹ trong tương lai có thể sẽ suy giảm.
Về hợp tác giữa hải quân Nhật Bản và Ấn Độ, ông Abe tuyên bố là mỗi khi có dịp đi ngang qua khu vực Ấn Độ Dương, hải quân Nhật có thể tập trận chung với Ấn Độ và Hoa Kỳ, thậm chí Trung Quốc có thể đến quan sát các cuộc tập trận này. Nhật Bản đã từng tập trận chung với Ấn Độ vào năm 2007 ở ngoài khơi bờ biển Malabar.
Tuyên bố của cựu thủ tướng Nhật được đưa ra sau khi Trung Quốc cực lực phản đối việc Ấn Độ tham gia thăm dò dầu khí tại hai lô mà Hà Nội khẳng định là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, nhưng Bắc Kinh lại cho là thuộc chủ quyền lãnh hải của họ.
Bất chấp phản đối của Trung Quốc, chính phủ New Dehli tuyên bố sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở khu vực nói trên, cho rằng việc hợp tác với Việt Nam là hoàn toàn đúng theo công pháp quốc tế. Ấn Độ cũng tuyên bố ủng hộ việc tự do lưu thông trên Biển Đông và hy vọng là các bên tranh chấp sẽ tôn trọng bản Tuyên bố 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Hôm qua, đại sứ Nhật Bản tại Philippines Toshinao Urabe tại Manila đã kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền thông qua một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, có tính chất bó buộc hơn bản Tuyên bố hiện nay. Ông Urabe cho biết là chính phủ Tokyo sẽ đề cập vấn đề đó với tổng thống Philippines Begnino Aquino khi ông này đến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 25/9 đến 28/9.
Vào tuần trước, tổng thống Aquino tuyên bố với các phóng viên là trong chuyến viếng thăm Nhật Bản sắp tới, ông sẽ nêu lên vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh đến « lợi ích » chung với Nhật Bản trong việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải ở khu vực này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét