Lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi (phải) và Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé gặp các nhà báo ở Rangoon, ngày 15/01/2012
REUTERS
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp không nói rõ là châu Âu có sẽ bãi bỏ những biện pháp trừng phạt Miến Điện hay không.
Vào tháng tư năm ngoái, Liên Hiệp Châu Âu đã giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Miến Điện và đầu tháng này loan báo sắp mở một văn phòng đại diện ở Miến Điện.
Trong những tháng qua, chính quyền « dân sự » Miến Điện đã thực hiện nhiều cải tổ quan trọng và nhiều biện pháp theo hướng dân chủ hóa, đặc biệt là đã cho phép bà Aung San Suu Kyi trở lại chính trường.
Gần đây nhất, thứ sáu vừa qua, chính quyền Miến Điện đã phóng thích khoảng 300 tù chính trị, trong có có các lãnh đạo cuộc nổi dậy năm 1988 và phong trào biểu tình do các nhà sư chủ xướng vào năm 2007, bị dìm trong biển máu.
Biện pháp mới này đã được phương Tây hoan nghênh. Riêng Hoa Kỳ đã tuyên bố sẳn sàng trao đổi đại sứ với Miến Điện, nhưng cũng chưa nói đến khả năng bãi bỏ những trừng phạt đối với nước này.
Nhà đối lập Aung San Suu Kyi, hôm nay, cũng đã hoan nghênh những cải tổ mới nhất ở Miến Điện. Phát biểu bằng tiếng Pháp sau khi gặp Ngoại trưởng Alain Juppé, bà Aung San Suu Kyi nói : « Chúng tôi hy vọng là những diễn tiến mới này sẽ tăng cường tiến trình dân chủ hóa và hoà giải dân tộc ».
Trả lời một phóng viên, nhà đối lập Miến Điện không loại trừ khả năng tham gia chính phủ nếu bà đắc cử trong cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung vào tháng 4 tới. Ngoại trưởng Pháp Juppé đã tỏ ý muốn cuộc bầu cử này sẽ diễn ra một cách « tự do và công bằng, vì cuộc tuyển cử trước vào tháng 11 năm ngoái đã bị phương Tây xem là « trò giả hiệu ». Ngày mai, Ngoại trưởng Pháp sẽ gặp tổng thống Thein Sein.
Như vậy, ông Juppé là Ngoại trưởng phương Tây thứ ba đến Miến Điện, sau chuyến đi của hai lãnh đạo ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đầu tháng 12 và Anh William Hague đầu tháng này.
Vào tháng tư năm ngoái, Liên Hiệp Châu Âu đã giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Miến Điện và đầu tháng này loan báo sắp mở một văn phòng đại diện ở Miến Điện.
Trong những tháng qua, chính quyền « dân sự » Miến Điện đã thực hiện nhiều cải tổ quan trọng và nhiều biện pháp theo hướng dân chủ hóa, đặc biệt là đã cho phép bà Aung San Suu Kyi trở lại chính trường.
Gần đây nhất, thứ sáu vừa qua, chính quyền Miến Điện đã phóng thích khoảng 300 tù chính trị, trong có có các lãnh đạo cuộc nổi dậy năm 1988 và phong trào biểu tình do các nhà sư chủ xướng vào năm 2007, bị dìm trong biển máu.
Biện pháp mới này đã được phương Tây hoan nghênh. Riêng Hoa Kỳ đã tuyên bố sẳn sàng trao đổi đại sứ với Miến Điện, nhưng cũng chưa nói đến khả năng bãi bỏ những trừng phạt đối với nước này.
Nhà đối lập Aung San Suu Kyi, hôm nay, cũng đã hoan nghênh những cải tổ mới nhất ở Miến Điện. Phát biểu bằng tiếng Pháp sau khi gặp Ngoại trưởng Alain Juppé, bà Aung San Suu Kyi nói : « Chúng tôi hy vọng là những diễn tiến mới này sẽ tăng cường tiến trình dân chủ hóa và hoà giải dân tộc ».
Trả lời một phóng viên, nhà đối lập Miến Điện không loại trừ khả năng tham gia chính phủ nếu bà đắc cử trong cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung vào tháng 4 tới. Ngoại trưởng Pháp Juppé đã tỏ ý muốn cuộc bầu cử này sẽ diễn ra một cách « tự do và công bằng, vì cuộc tuyển cử trước vào tháng 11 năm ngoái đã bị phương Tây xem là « trò giả hiệu ». Ngày mai, Ngoại trưởng Pháp sẽ gặp tổng thống Thein Sein.
Như vậy, ông Juppé là Ngoại trưởng phương Tây thứ ba đến Miến Điện, sau chuyến đi của hai lãnh đạo ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đầu tháng 12 và Anh William Hague đầu tháng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét