Tù nhân Miến Điện được ân xá trên đường ra khỏi nhà tù Insein tại Yangon ngày 03/01/2012.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Theo sắc lệnh này, những người bị kết án tử hình sẽ được giảm án thành chung thân, án tù trên 30 năm xuống còn 30 năm, từ 20 đến 30 năm xuống còn 20 năm, còn tất cả án tù dưới 20 năm được giảm một phần tư số năm.
Theo thông tin chính thức, khoảng 930 phạm nhân sẽ được phóng thích hôm nay chỉ riêng ở thành phố Rangoon. Nhưng không có người nào trong số các luật sư, nhà báo, tu sĩ Phật giáo và các nhà đối lập khác được tự do nhân Lễ Quốc khánh lần thứ 64 của Miến Điện.
Ngày 12/10 vừa qua, khoảng 6.300 phạm nhân đã được thả ra, trong số đó có khoảng 200 tù chính trị. Hiện nay, số người đang bị giam vì lý do chính trị tại Miến Điện được thẩm định khoảng từ 500 đến 1.600.
Vào tuần trước, một nghị sĩ Miến Điện khẳng định là tù chính trị sẽ được trả tự do rất sớm, có thể là nhân ngày 4/1 hoặc 12/2. Nhưng nay, mọi hy vọng đều tiêu tan sau đợt ân xá mới này. Cả Hiệp hội trợ giúp tù chính trị, cũng như đảng đối lập Liên đoàn quốc gia vì dân chủ đều thất vọng.
Ông Aung Thein, cố vấn pháp lý cho nhiều nhà đối lập Miến Điện, tuyên bố với hãng tin AFP hôm nay rằng : « Trong những thời điểm rất quan trọng này, khi mà tình hình chính trị tiến triển như thế, các tù chính trị cần phải được trả tự do ». Ông nói : « Nếu những người thật sự quan tâm đến chính trị mà vẫn ngồi tù, thì cuộc bầu cử sắp tới sẽ chẳng có ý nghĩa gì », ý muốn nói đến cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung vào tháng 4 năm nay.
Trong thời gian qua, chính phủ “ dân sự” Miến Điện đã thực hiện nhiều cải cách chính trị quan trọng, trong đó có việc trả tự do cho nhà đối lập Aung San Suu Kyi và cho phép bà ra tranh cử. Nhưng Liên hiệp quốc, Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ vẫn đòi chính quyền Miến Điện trả tự do cho toàn bộ tù chính trị để chứng tỏ thực tâm dân chủ hóa.
Trong bối cảnh đó, hôm nay, tờ nhật báo chính thức của chính quyền Miến Điện, New Light of Myanmar, lại có một bài báo rất đáng chú ý, vì tờ báo ca ngợi sự chấm dứt chế độ độc đoán ở nước này.
Tờ báo này viết : « Đa số các quan sát viên quốc tế rất ngạc nhiên khi thấy Miến Điện, từng nằm dưới sự lãnh đạo của một chính phủ độc tài quân phiệt, đã bắt đầu tiến hành dân chủ hóa sau khi đã tổ chức bầu cử ». Tờ báo này viết thêm : « Từ 60 năm qua, kể từ khi đất nước giành độc lập, chưa có năm nào có ý nghĩa như năm 2011, với nhiều thay đổi đáng kể và chuyển biến chính trị ».
Nội dung của bài báo này khác hẳn với giọng điệu hàng năm của chính quyền Miến Điện mỗi khi đến ngày Quốc khánh. Cho tới nay, cứ vào dịp này, chính quyền quân sự lại kêu gọi dân chúng phải « đề cao cảnh giác » trước những hiểm họa từ nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Rõ ràng là, chưa biết chính quyền Miến Điện thực tâm dân chủ đến đâu, nhưng ít ra về giọng điệu thì đã có những thay đổi ngoạn mục ở nước này.
Theo thông tin chính thức, khoảng 930 phạm nhân sẽ được phóng thích hôm nay chỉ riêng ở thành phố Rangoon. Nhưng không có người nào trong số các luật sư, nhà báo, tu sĩ Phật giáo và các nhà đối lập khác được tự do nhân Lễ Quốc khánh lần thứ 64 của Miến Điện.
Ngày 12/10 vừa qua, khoảng 6.300 phạm nhân đã được thả ra, trong số đó có khoảng 200 tù chính trị. Hiện nay, số người đang bị giam vì lý do chính trị tại Miến Điện được thẩm định khoảng từ 500 đến 1.600.
Vào tuần trước, một nghị sĩ Miến Điện khẳng định là tù chính trị sẽ được trả tự do rất sớm, có thể là nhân ngày 4/1 hoặc 12/2. Nhưng nay, mọi hy vọng đều tiêu tan sau đợt ân xá mới này. Cả Hiệp hội trợ giúp tù chính trị, cũng như đảng đối lập Liên đoàn quốc gia vì dân chủ đều thất vọng.
Ông Aung Thein, cố vấn pháp lý cho nhiều nhà đối lập Miến Điện, tuyên bố với hãng tin AFP hôm nay rằng : « Trong những thời điểm rất quan trọng này, khi mà tình hình chính trị tiến triển như thế, các tù chính trị cần phải được trả tự do ». Ông nói : « Nếu những người thật sự quan tâm đến chính trị mà vẫn ngồi tù, thì cuộc bầu cử sắp tới sẽ chẳng có ý nghĩa gì », ý muốn nói đến cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung vào tháng 4 năm nay.
Trong thời gian qua, chính phủ “ dân sự” Miến Điện đã thực hiện nhiều cải cách chính trị quan trọng, trong đó có việc trả tự do cho nhà đối lập Aung San Suu Kyi và cho phép bà ra tranh cử. Nhưng Liên hiệp quốc, Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ vẫn đòi chính quyền Miến Điện trả tự do cho toàn bộ tù chính trị để chứng tỏ thực tâm dân chủ hóa.
Trong bối cảnh đó, hôm nay, tờ nhật báo chính thức của chính quyền Miến Điện, New Light of Myanmar, lại có một bài báo rất đáng chú ý, vì tờ báo ca ngợi sự chấm dứt chế độ độc đoán ở nước này.
Tờ báo này viết : « Đa số các quan sát viên quốc tế rất ngạc nhiên khi thấy Miến Điện, từng nằm dưới sự lãnh đạo của một chính phủ độc tài quân phiệt, đã bắt đầu tiến hành dân chủ hóa sau khi đã tổ chức bầu cử ». Tờ báo này viết thêm : « Từ 60 năm qua, kể từ khi đất nước giành độc lập, chưa có năm nào có ý nghĩa như năm 2011, với nhiều thay đổi đáng kể và chuyển biến chính trị ».
Nội dung của bài báo này khác hẳn với giọng điệu hàng năm của chính quyền Miến Điện mỗi khi đến ngày Quốc khánh. Cho tới nay, cứ vào dịp này, chính quyền quân sự lại kêu gọi dân chúng phải « đề cao cảnh giác » trước những hiểm họa từ nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Rõ ràng là, chưa biết chính quyền Miến Điện thực tâm dân chủ đến đâu, nhưng ít ra về giọng điệu thì đã có những thay đổi ngoạn mục ở nước này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét