Ông Kim Jong Il đã đến Trung Quốc từ thứ Sáu tuần trước trên một đoàn tàu đặc biệt, nhưng đến Chủ nhật vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới chính thức xác nhận chuyến viếng thăm của lãnh tụ Bắc Triều Tiên. Đây là chuyến công du Trung Quốc lần thứ ba của ông Kim Jong Il chỉ trong khoảng hơn 1 năm. Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, chuyến đi lần này sẽ kéo dài một tuần.
Bình thường, chương trình viếng thăm của lãnh tụ Bắc Triều Tiên chỉ được hai bên tiết lộ sau khi ông đã trở về nước. Nhưng theo những nguồn tin do hãng Yonhap trích dẫn, người ta được biết là sau hai chặng dừng chân ở miền Đông Bắc Trung Quốc, hôm qua, ông Kim Jong Il đã tham quan một khu công nghệ cao của thành phố Dương Châu, gần Thượng Hải, thủ đô kinh tế và tài chính của Trung Quốc. Theo nhật báo Hàn Quốc JoongAng Ilbo, lãnh tụ Bắc Triều Tiên có thể sẽ đi thăm Thượng Hải, trước khi đến Bắc Kinh để hội đàm với chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nói chung là lần này ông Kim Jong Il ghé thăm rất nhiều nơi, cho nên báo chí mô tả đây là một chuyến viếng thăm « marathon ».
Chuyến viếng thăm Trung Quốc lần này diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang rất cần viện trợ của Bắc Kinh, do Bắc Triều Tiên đang thiếu lương thực trầm trọng, vì lũ lụt và thời tiết lạnh năm ngoái làm mất mùa. Nước này cũng đang bị quốc tế trừng phạt vì không chịu từ bỏ chương trình hạt nhân. Kể từ khi Hàn Quốc và các nước phương Tây ngưng viện trợ cho Bắc Triều Tiên, ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh trên Bình Nhưỡng đã gia tăng. Ông Kim Jong Il trở lại thăm Trung Quốc cũng là nhằm thắt chặt quan hệ kinh tế song phương.
Trong chuyến viếng thăm lần này, lãnh tụ Bắc Triều Tiên cũng tỏ vẻ quan tâm đến kinh nghiệm cải tổ kinh tế của Trung Quốc. Tờ nhật báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm nay nhắc lại là ngay từ tháng 5, khi đến thăm một khu công nghệ gần Bắc Kinh, ông Kim Jong Il đã từng tuyên bố rằng : « Nhờ cải tổ và mở cửa mà sức mạnh của Trung Quốc đã gia tăng. Đường lối của Đặng Tiểu Bình là đúng đắn ». Trong những chuyến viếng thăm Trung Quốc sau đó, lãnh tụ Bắc Triều Tiên cũng đã có những phát biểu tỏ vẻ thán phục những thành quả kinh tế của đồng minh Bắc Kinh.
Nhưng trên thực tế, ông Kim Jong Il chẳng những không đi theo mô hình Trung Quốc, mà còn đi ngược lại xu thế mở cửa kinh tế. Sau khi gạt ông Pak Pong Ju, một nhân vật có đầu óc cải tổ, ra khỏi chức Thủ tướng Bắc Triều Tiên vào tháng 4/2007, họ Kim đã đẩy mạnh trấn áp những người buôn bán tự do và tiến hành đổi tiền vào tháng 12/2009, nhằm mục đích làm sạt nghiệp thành phần trung lưu mới nổi lên.
Theo báo chí Hàn Quốc, chế độ Bình Nhưỡng dường như muốn hợp tác với Trung Quốc để phát triển thêm hai khu công nghiệp nữa. Nhưng đó cũng sẽ chỉ là những « ốc đảo » tư bản chủ nghĩa, giống như khu công nghiệp Kaesong hợp tác với Hàn Quốc, tức là nằm ở những nơi xa xôi hẻo lánh và bao quanh là hàng rào kẽm gai gắn điện cao thế, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Thành ra, theo lời một giáo sư của trường đại học Chungang, ông Kim Jong Il tỏ vẻ quan tâm đến chính sách mở cửa kinh tế Trung Quốc chỉ để nhằm đạt mục tiêu là đẩy mạnh hợp tác song phương và nhận được viện trợ của Bắc Kinh, chứ lãnh tụ Bắc Triều Tiên dứt khoát không cải tổ kinh tế. Ông vẫn sợ rằng mở cửa theo hướng thị trường tự do sẽ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ Cộng sản cha truyền con nối duy nhất trên thế giới này.
Bình thường, chương trình viếng thăm của lãnh tụ Bắc Triều Tiên chỉ được hai bên tiết lộ sau khi ông đã trở về nước. Nhưng theo những nguồn tin do hãng Yonhap trích dẫn, người ta được biết là sau hai chặng dừng chân ở miền Đông Bắc Trung Quốc, hôm qua, ông Kim Jong Il đã tham quan một khu công nghệ cao của thành phố Dương Châu, gần Thượng Hải, thủ đô kinh tế và tài chính của Trung Quốc. Theo nhật báo Hàn Quốc JoongAng Ilbo, lãnh tụ Bắc Triều Tiên có thể sẽ đi thăm Thượng Hải, trước khi đến Bắc Kinh để hội đàm với chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nói chung là lần này ông Kim Jong Il ghé thăm rất nhiều nơi, cho nên báo chí mô tả đây là một chuyến viếng thăm « marathon ».
Chuyến viếng thăm Trung Quốc lần này diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang rất cần viện trợ của Bắc Kinh, do Bắc Triều Tiên đang thiếu lương thực trầm trọng, vì lũ lụt và thời tiết lạnh năm ngoái làm mất mùa. Nước này cũng đang bị quốc tế trừng phạt vì không chịu từ bỏ chương trình hạt nhân. Kể từ khi Hàn Quốc và các nước phương Tây ngưng viện trợ cho Bắc Triều Tiên, ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh trên Bình Nhưỡng đã gia tăng. Ông Kim Jong Il trở lại thăm Trung Quốc cũng là nhằm thắt chặt quan hệ kinh tế song phương.
Trong chuyến viếng thăm lần này, lãnh tụ Bắc Triều Tiên cũng tỏ vẻ quan tâm đến kinh nghiệm cải tổ kinh tế của Trung Quốc. Tờ nhật báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm nay nhắc lại là ngay từ tháng 5, khi đến thăm một khu công nghệ gần Bắc Kinh, ông Kim Jong Il đã từng tuyên bố rằng : « Nhờ cải tổ và mở cửa mà sức mạnh của Trung Quốc đã gia tăng. Đường lối của Đặng Tiểu Bình là đúng đắn ». Trong những chuyến viếng thăm Trung Quốc sau đó, lãnh tụ Bắc Triều Tiên cũng đã có những phát biểu tỏ vẻ thán phục những thành quả kinh tế của đồng minh Bắc Kinh.
Nhưng trên thực tế, ông Kim Jong Il chẳng những không đi theo mô hình Trung Quốc, mà còn đi ngược lại xu thế mở cửa kinh tế. Sau khi gạt ông Pak Pong Ju, một nhân vật có đầu óc cải tổ, ra khỏi chức Thủ tướng Bắc Triều Tiên vào tháng 4/2007, họ Kim đã đẩy mạnh trấn áp những người buôn bán tự do và tiến hành đổi tiền vào tháng 12/2009, nhằm mục đích làm sạt nghiệp thành phần trung lưu mới nổi lên.
Theo báo chí Hàn Quốc, chế độ Bình Nhưỡng dường như muốn hợp tác với Trung Quốc để phát triển thêm hai khu công nghiệp nữa. Nhưng đó cũng sẽ chỉ là những « ốc đảo » tư bản chủ nghĩa, giống như khu công nghiệp Kaesong hợp tác với Hàn Quốc, tức là nằm ở những nơi xa xôi hẻo lánh và bao quanh là hàng rào kẽm gai gắn điện cao thế, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Thành ra, theo lời một giáo sư của trường đại học Chungang, ông Kim Jong Il tỏ vẻ quan tâm đến chính sách mở cửa kinh tế Trung Quốc chỉ để nhằm đạt mục tiêu là đẩy mạnh hợp tác song phương và nhận được viện trợ của Bắc Kinh, chứ lãnh tụ Bắc Triều Tiên dứt khoát không cải tổ kinh tế. Ông vẫn sợ rằng mở cửa theo hướng thị trường tự do sẽ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ Cộng sản cha truyền con nối duy nhất trên thế giới này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét