Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn tại Tòa án hình sự Manhattan, New York ngày 16/5/11.
Reuters
Cho tới hôm qua, các luật sư của cựu Bộ trưởng Kinh tế Pháp vẫn hy vọng là ông sẽ được tại ngoại hầu tra và trong thời gian đó, họ sẽ tìm ra đủ bằng chứng để minh oan cho ông. Đó cũng là hy vọng của gia đình, của Đảng Xã hội Pháp và dư luận Pháp nói chung, bởi vì vụ này đang làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh của nước Pháp. Nhưng trước đề nghị nộp tiền thế chân 1 triệu đôla, nữ thẩm phán Melissa Jackson vẫn giữ thái độ kiên quyết, ra lệnh tống giam ông Dominque Strauss-Kahn, khởi đầu cho một thủ tục tố tụng hình sự chắc chắn sẽ kéo dài. Cho dù cuối cùng ông có được trắng án thì công danh sự nghiệp của Dominque Strauss-Kahn coi như chấm dứt ở đây.
Năm nay 62 tuổi, ông Dominique Strauss Kahn, một kinh tế gia lỗi lạc, đã góp phần nâng cao uy tín của Quỹ Tiền tệ Quốc tế kể từ khi ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của định chế này năm 2007, một chức vụ coi như ngang hàng với các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Với trình độ, kinh nghiệm nhiều lần làm bộ trưởng của ông, từ nhiều tháng qua, Dominique Strauss-Kahn vẫn được đa số dân Pháp xem là một trong những ứng cử viên Tổng thống có khả năng giải quyết các vấn nạn của nước Pháp, đặc biệt là thất nghiệp.
Trong nội bộ Đảng Xã hội, đảng đối lập cánh tả, tuy có nhiều nhân vật khác sẽ tham gia bầu cử sơ bộ chọn người đại diện cho Đảng ra tranh cử Tổng thống năm 2012, nhưng trước khi xảy ra vụ New York, mọi người coi như đã chấp nhận ông Dominique Strauss-Kahn như là ứng cử viên đương nhiên, bởi vì chỉ có ông mới chắc chắn đánh bại được ứng cử viên cánh hữu Nicolas Sarkozy. Nay, bàn cờ chính trị phải được sắp lại, với viễn cảnh là Đảng Xã hội sẽ lại để vuột mất cơ hội giành chiếc ghế lãnh đạo tối cao.
Rơi xuống tận đáy như vậy, chính là vì Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế vẫn có một điểm yếu, đó là phụ nữ, điều mà chính bản thân ông vẫn thừa nhận. Từ nhiều năm qua, thói trăng hoa của ông không còn là chuyện bí mật đối với giới báo chí Pháp, nhưng hầu như không ai nói đến trên mặt báo, với lý do không muốn đụng chạm đến đời tư của các chính trị gia. Nhưng ngay cả khi đã sang Washington làm việc, tại một quốc gia rất kỵ những vụ bê bối tình dục, ông Dominique Strauss-Kahn vẫn « ngựa quen đường cũ ». Ông lại dan díu với nhân viên cấp dưới, một nữ kinh tế gia người Hungary và suýt nữa đã bị mất chức vì vụ này. Vào lúc đó, người vợ thứ ba của ông, bà Anne Sinclair, một nhà báo nổi tiếng của Pháp, đã công khai tuyên bố tha thứ cho chồng. Lần này, sau khi ông Dominique Strauss-Kahn bị bắt ở New York hôm thứ bảy, bà Anne Sinclair cũng đã tuyên bố « không tin chút nào » những lời cáo buộc đối với chồng bà.
Nhưng vụ New York không phải chỉ là cuộc tình vụng trộm qua đêm, mà là một vụ án hình sự nghiêm trọng, vì với những tội danh bị cáo buộc, cựu Bộ trưởng Pháp có thể lãnh án tổng cộng đến tới 74 năm tù. Việc cảnh sát Mỹ để cho ống kính toàn thế giới chụp và quay cảnh ông Dominique Strauss-Kahn bị còng hai tay dẫn đi hôm chủ nhật đã gây sốc dư luận Pháp, nhất là vì luật pháp của Pháp không cho phép điều này. Nhiều nhân vật trong Đảng Xã hội cánh tả hôm nay đã nhất loạt chỉ trích hệ thống tư pháp Mỹ. Nhưng dù muốn dù không thì Tổng giám đốc IMF sẽ được xử theo luật pháp Hoa Kỳ. Quá trình rơi xuống địa ngục của ông Dominique Strauss-Kahn chỉ mới bắt đầu.
Năm nay 62 tuổi, ông Dominique Strauss Kahn, một kinh tế gia lỗi lạc, đã góp phần nâng cao uy tín của Quỹ Tiền tệ Quốc tế kể từ khi ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của định chế này năm 2007, một chức vụ coi như ngang hàng với các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Với trình độ, kinh nghiệm nhiều lần làm bộ trưởng của ông, từ nhiều tháng qua, Dominique Strauss-Kahn vẫn được đa số dân Pháp xem là một trong những ứng cử viên Tổng thống có khả năng giải quyết các vấn nạn của nước Pháp, đặc biệt là thất nghiệp.
Trong nội bộ Đảng Xã hội, đảng đối lập cánh tả, tuy có nhiều nhân vật khác sẽ tham gia bầu cử sơ bộ chọn người đại diện cho Đảng ra tranh cử Tổng thống năm 2012, nhưng trước khi xảy ra vụ New York, mọi người coi như đã chấp nhận ông Dominique Strauss-Kahn như là ứng cử viên đương nhiên, bởi vì chỉ có ông mới chắc chắn đánh bại được ứng cử viên cánh hữu Nicolas Sarkozy. Nay, bàn cờ chính trị phải được sắp lại, với viễn cảnh là Đảng Xã hội sẽ lại để vuột mất cơ hội giành chiếc ghế lãnh đạo tối cao.
Rơi xuống tận đáy như vậy, chính là vì Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế vẫn có một điểm yếu, đó là phụ nữ, điều mà chính bản thân ông vẫn thừa nhận. Từ nhiều năm qua, thói trăng hoa của ông không còn là chuyện bí mật đối với giới báo chí Pháp, nhưng hầu như không ai nói đến trên mặt báo, với lý do không muốn đụng chạm đến đời tư của các chính trị gia. Nhưng ngay cả khi đã sang Washington làm việc, tại một quốc gia rất kỵ những vụ bê bối tình dục, ông Dominique Strauss-Kahn vẫn « ngựa quen đường cũ ». Ông lại dan díu với nhân viên cấp dưới, một nữ kinh tế gia người Hungary và suýt nữa đã bị mất chức vì vụ này. Vào lúc đó, người vợ thứ ba của ông, bà Anne Sinclair, một nhà báo nổi tiếng của Pháp, đã công khai tuyên bố tha thứ cho chồng. Lần này, sau khi ông Dominique Strauss-Kahn bị bắt ở New York hôm thứ bảy, bà Anne Sinclair cũng đã tuyên bố « không tin chút nào » những lời cáo buộc đối với chồng bà.
Nhưng vụ New York không phải chỉ là cuộc tình vụng trộm qua đêm, mà là một vụ án hình sự nghiêm trọng, vì với những tội danh bị cáo buộc, cựu Bộ trưởng Pháp có thể lãnh án tổng cộng đến tới 74 năm tù. Việc cảnh sát Mỹ để cho ống kính toàn thế giới chụp và quay cảnh ông Dominique Strauss-Kahn bị còng hai tay dẫn đi hôm chủ nhật đã gây sốc dư luận Pháp, nhất là vì luật pháp của Pháp không cho phép điều này. Nhiều nhân vật trong Đảng Xã hội cánh tả hôm nay đã nhất loạt chỉ trích hệ thống tư pháp Mỹ. Nhưng dù muốn dù không thì Tổng giám đốc IMF sẽ được xử theo luật pháp Hoa Kỳ. Quá trình rơi xuống địa ngục của ông Dominique Strauss-Kahn chỉ mới bắt đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét