Nhưng như vậy là chính phủ Copenhagen hành động trái với những hiệp ước của Liên Hiệp Châu Âu, bởi vì các biên giới bên trong khối 27 nước thành viên đã hoàn toàn bị xóa bỏ đối với hàng hoá, dịch vụ và vốn.
Nếu có kiểm tra hải quan thì chỉ là kiểm tra một cách đột xuất thôi, chứ không kiểm tra một cách thường trục. Riêng đối với 22 quốc gia trong Không gian Schengen, công dân có quyền tự do đi lại giữa các nước này mà không cần xuất trình hộ chiếu hoặc thẻ căn cước.
Chính phủ Đan Mạch biết rõ những điều đó, nhưng họ vẫn quyết định tái lập kiểm tra hải quan thường trực ở biên giới giáp với Đức và Thụy Điển, để « chống nạn nhập cư bất hợp pháp và tội phạm có tổ chức ».
Quyết định này đã được đưa ra dưới áp lực của Đảng Nhân dân Đan Mạch, đảng cực hữu nằm trong liên minh cầm quyền và là đảng vẫn chống lại việc nhập cư vào Đan Mạch. Quyết định của Đan Mạch đã gây phản ứng mạnh từ phía một số nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, như Pháp và Đức.
Còn Uỷ ban châu Âu hôm qua đã phạt « thẻ vàng » Đan Mạch và đã doạ đưa Copenhague ra trước toà án châu Âu, nếu chính phủ nước này nhất quyết thực hiện quyết định nói trên.
Thật ra thì hành động của Đan Mạch cũng chẳng có gì là khó hiểu, bởi vì Không gian Schengen, một trong những biểu tượng của châu Âu hợp nhất, đã bắt đầu bị đe doạ kể từ vụ cãi vã giữa Pháp với Ý liên quan đến số phận của hàng ngàn thuyền nhân Tunisia, đổ vào châu Âu qua đảo Lampedusa của Ý, nhưng phần lớn muốn sang Pháp.
Theo yêu cầu của Paris và Roma, Liên Hiệp Châu Âu đã dự trù cho phép các nước thành viên tái lập một cách dễ dàng hơn việc kiểm tra hộ chiếu, trong trường hợp có những làn sóng nhập cư ồ ạt hoặc trong trường hợp một quốc gia nào đó không còn khả năng kiểm soát biên giới.
Trong cuộc họp ở Bruxelles vừa qua, các bộ trưởng Nội vụ Liên Hiệp Châu Âu đã đồng ý với nhau là sẽ tăng cường kiểm soát các biên giới bên ngoài khối này và cấm việc tái lập kiểm soát biên giới giữa các nước thành viên, ngoại trừ trong những điều kiện rất nghiêm ngặt.
Nhưng tại Nghị viện châu Âu, nhiều người đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ các đảng cực hữu dân túy ở một số nước khai thác lỗ hổng vừa được mở ra để siết chặt trở lại kiểm soát biên giới.
Quyết định của Đan Mạch hôm thứ tư vừa qua càng chứng minh cho nguy cơ đó. Tương lai của Không gian Schengen kể từ nay tùy thuộc vào thái độ cứng rắn của Ủy ban châu Âu đối với Đan Mạch, vì nếu để cho một chính phủ có quyền sửa đổi những quy định chung, thì châu Âu sẽ không còn là một khối thống nhất nữa.
Nếu có kiểm tra hải quan thì chỉ là kiểm tra một cách đột xuất thôi, chứ không kiểm tra một cách thường trục. Riêng đối với 22 quốc gia trong Không gian Schengen, công dân có quyền tự do đi lại giữa các nước này mà không cần xuất trình hộ chiếu hoặc thẻ căn cước.
Chính phủ Đan Mạch biết rõ những điều đó, nhưng họ vẫn quyết định tái lập kiểm tra hải quan thường trực ở biên giới giáp với Đức và Thụy Điển, để « chống nạn nhập cư bất hợp pháp và tội phạm có tổ chức ».
Quyết định này đã được đưa ra dưới áp lực của Đảng Nhân dân Đan Mạch, đảng cực hữu nằm trong liên minh cầm quyền và là đảng vẫn chống lại việc nhập cư vào Đan Mạch. Quyết định của Đan Mạch đã gây phản ứng mạnh từ phía một số nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, như Pháp và Đức.
Còn Uỷ ban châu Âu hôm qua đã phạt « thẻ vàng » Đan Mạch và đã doạ đưa Copenhague ra trước toà án châu Âu, nếu chính phủ nước này nhất quyết thực hiện quyết định nói trên.
Thật ra thì hành động của Đan Mạch cũng chẳng có gì là khó hiểu, bởi vì Không gian Schengen, một trong những biểu tượng của châu Âu hợp nhất, đã bắt đầu bị đe doạ kể từ vụ cãi vã giữa Pháp với Ý liên quan đến số phận của hàng ngàn thuyền nhân Tunisia, đổ vào châu Âu qua đảo Lampedusa của Ý, nhưng phần lớn muốn sang Pháp.
Theo yêu cầu của Paris và Roma, Liên Hiệp Châu Âu đã dự trù cho phép các nước thành viên tái lập một cách dễ dàng hơn việc kiểm tra hộ chiếu, trong trường hợp có những làn sóng nhập cư ồ ạt hoặc trong trường hợp một quốc gia nào đó không còn khả năng kiểm soát biên giới.
Trong cuộc họp ở Bruxelles vừa qua, các bộ trưởng Nội vụ Liên Hiệp Châu Âu đã đồng ý với nhau là sẽ tăng cường kiểm soát các biên giới bên ngoài khối này và cấm việc tái lập kiểm soát biên giới giữa các nước thành viên, ngoại trừ trong những điều kiện rất nghiêm ngặt.
Nhưng tại Nghị viện châu Âu, nhiều người đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ các đảng cực hữu dân túy ở một số nước khai thác lỗ hổng vừa được mở ra để siết chặt trở lại kiểm soát biên giới.
Quyết định của Đan Mạch hôm thứ tư vừa qua càng chứng minh cho nguy cơ đó. Tương lai của Không gian Schengen kể từ nay tùy thuộc vào thái độ cứng rắn của Ủy ban châu Âu đối với Đan Mạch, vì nếu để cho một chính phủ có quyền sửa đổi những quy định chung, thì châu Âu sẽ không còn là một khối thống nhất nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét