Chủ tịch Cuba Raul Castro (Reuters)
Sau việc mở cửa thị trường xe cộ và địa ốc, việc cải tổ luật di trú đang rất được người dân Cuba trông đợi, vì ai cũng mong là sau hơn 50 năm bị hạn chế nghiêm ngặt, họ sẽ được tự do xuất ngoại.
Cho tới nay, để có thể ra nước ngoài, người dân Cuba cần phải có một hộ chiếu, một thư mời và nhất là giấy phép xuất cảnh. Giấy phép này được cấp một cách rất tùy tiện, với thời hạn 30 ngày, có thể được triển hạn tổng cộng 10 lần, nhưng cũng có thể bị từ chối mà không cần nêu lý do. Những thủ tục nói trên rất tốn kém và cộng thêm với tiền vé máy bay, đây là những chi phí rất cao so với phần lớn người dân Cuba, mà mức lương trung bình chỉ vào khoảng 20 đôla/ tháng.
Vấn đề là hiện nay chưa ai biết cụ thể là luật di trú Cuba sẽ được sửa đổi như thế nào. Theo dự đoán của các chuyên gia, chính phủ La Habana có thể sẽ hũy bỏ giấy phép xuất nhập cảnh, cũng như khái niệm di cư « vĩnh viễn » (Những người nào bị xem là « đào ngũ », vì đã rời Cuba mà không xin phép hoặc ở nước ngoài quá hạn cho phép, đều sẽ bị Nhà nước tịch biên tài sản và bị cấm trở về nước). Ngược lại, những người Cuba nào đã lấy quốc tịch nước khác, khi trở về nước bắt buộc phải có một hộ chiếu Cuba và một giấy phép đặc biệt. Giấy phép này cũng có thể bị từ chối mà không nêu lý do.
Nói chung, việc cải tổ các luật liên quan đến xuất nhập cảnh năm trong khuôn khổ tiến trình gọi là « cập nhật hóa » mô hình kinh tế Cuba. Vừa qua, chính phủ La Habana đã thông qua hai cải tổ quan trọng : lần đầu tiên kể từ Cách mạng 1959, người dân Cuba được tự do mua bán xe cộ và nhà cửa.
Nhưng việc sửa đổi luật di trú không chỉ mang lại những thay đổi trong nước, mà còn có thể tác động đến quan hệ giữa Cuba với Hoa Kỳ, nơi có khoảng 1,5 triệu người Cuba lưu vong và con cháu của họ đang sinh sống. Chính ông Raoul Castro vào đầu tháng 8 vừa qua cũng đã nói rằng việc cải tổ luật di trú sẽ «góp phần cải thiện quan hệ giữa đất nước với cộng đồng Cuba hải ngoại».
Nhưng lúc đó, ông Raoul Castro cũng đã lưu ý rằng, một trong những trở ngại cho việc cải tổ luật di trú Cuba đó là yêu cầu bảo tồn đội ngủ nhân lực, vốn là thành quả của Cách mạng, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ được đào tạo ở Cuba, có trình độ chuyên môn rất cao và nếu ra nước ngoài chắc chắn sẽ được biệt đãi. Trong những tháng đầu sau Cách mạng, bác sĩ Cuba đã ồ ạt di tản ra nước ngoài.
Cho nên đến đầu thập niên 1960, chỉ còn khoảng 3000 bác sĩ ở nước này. Nay, số bác sĩ ở Cuba là hơn 76 ngàn người và nhờ « xuất khẩu » các kỹ năng của đội ngũ này mà mỗi năm Cuba thu được một nguồn ngoại tệ 6 tỷ đôla mỗi năm. Cho nên chắc là các bác sĩ Cuba sẽ vẫn phải có giấy phép đặc biệt mỗi khi muốn xuất ngoại.
Nói chung, kể từ khi thay anh là Fidel Castro lên cầm quyền tháng 6/2006, ông Raoul Castro đã bắt đầu đưa Cuba vào con đường đổi mới, nhưng một cách rất thận trọng. Tốc độ thay đổi có lẽ đang tăng thêm với việc chủ tịch Cuba hôm qua cũng đã loan báo lệnh ân xá cho gần 3000 phạm nhân, trong đó có 86 người nước ngoài. Đây là số tù nhân được ân xá lớn chưa từng có tại Cuba.
Cho tới nay, để có thể ra nước ngoài, người dân Cuba cần phải có một hộ chiếu, một thư mời và nhất là giấy phép xuất cảnh. Giấy phép này được cấp một cách rất tùy tiện, với thời hạn 30 ngày, có thể được triển hạn tổng cộng 10 lần, nhưng cũng có thể bị từ chối mà không cần nêu lý do. Những thủ tục nói trên rất tốn kém và cộng thêm với tiền vé máy bay, đây là những chi phí rất cao so với phần lớn người dân Cuba, mà mức lương trung bình chỉ vào khoảng 20 đôla/ tháng.
Vấn đề là hiện nay chưa ai biết cụ thể là luật di trú Cuba sẽ được sửa đổi như thế nào. Theo dự đoán của các chuyên gia, chính phủ La Habana có thể sẽ hũy bỏ giấy phép xuất nhập cảnh, cũng như khái niệm di cư « vĩnh viễn » (Những người nào bị xem là « đào ngũ », vì đã rời Cuba mà không xin phép hoặc ở nước ngoài quá hạn cho phép, đều sẽ bị Nhà nước tịch biên tài sản và bị cấm trở về nước). Ngược lại, những người Cuba nào đã lấy quốc tịch nước khác, khi trở về nước bắt buộc phải có một hộ chiếu Cuba và một giấy phép đặc biệt. Giấy phép này cũng có thể bị từ chối mà không nêu lý do.
Nói chung, việc cải tổ các luật liên quan đến xuất nhập cảnh năm trong khuôn khổ tiến trình gọi là « cập nhật hóa » mô hình kinh tế Cuba. Vừa qua, chính phủ La Habana đã thông qua hai cải tổ quan trọng : lần đầu tiên kể từ Cách mạng 1959, người dân Cuba được tự do mua bán xe cộ và nhà cửa.
Nhưng việc sửa đổi luật di trú không chỉ mang lại những thay đổi trong nước, mà còn có thể tác động đến quan hệ giữa Cuba với Hoa Kỳ, nơi có khoảng 1,5 triệu người Cuba lưu vong và con cháu của họ đang sinh sống. Chính ông Raoul Castro vào đầu tháng 8 vừa qua cũng đã nói rằng việc cải tổ luật di trú sẽ «góp phần cải thiện quan hệ giữa đất nước với cộng đồng Cuba hải ngoại».
Nhưng lúc đó, ông Raoul Castro cũng đã lưu ý rằng, một trong những trở ngại cho việc cải tổ luật di trú Cuba đó là yêu cầu bảo tồn đội ngủ nhân lực, vốn là thành quả của Cách mạng, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ được đào tạo ở Cuba, có trình độ chuyên môn rất cao và nếu ra nước ngoài chắc chắn sẽ được biệt đãi. Trong những tháng đầu sau Cách mạng, bác sĩ Cuba đã ồ ạt di tản ra nước ngoài.
Cho nên đến đầu thập niên 1960, chỉ còn khoảng 3000 bác sĩ ở nước này. Nay, số bác sĩ ở Cuba là hơn 76 ngàn người và nhờ « xuất khẩu » các kỹ năng của đội ngũ này mà mỗi năm Cuba thu được một nguồn ngoại tệ 6 tỷ đôla mỗi năm. Cho nên chắc là các bác sĩ Cuba sẽ vẫn phải có giấy phép đặc biệt mỗi khi muốn xuất ngoại.
Nói chung, kể từ khi thay anh là Fidel Castro lên cầm quyền tháng 6/2006, ông Raoul Castro đã bắt đầu đưa Cuba vào con đường đổi mới, nhưng một cách rất thận trọng. Tốc độ thay đổi có lẽ đang tăng thêm với việc chủ tịch Cuba hôm qua cũng đã loan báo lệnh ân xá cho gần 3000 phạm nhân, trong đó có 86 người nước ngoài. Đây là số tù nhân được ân xá lớn chưa từng có tại Cuba.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét