Aung San Suu Kyi đến đơn vị bầu cử Kawhnu (Reuters)
Trong những tuần qua, lãnh đạo đối lập Miến Điện đã tiếp xúc với dân chúng ở nhiều tỉnh thành, nhưng đây là lần đầu tiên bà đến Kawhmu với tư cách ứng cử viên.
Bầu cử ngày 01/04 tới được các nước Tây phương xem là một cuộc trắc nghiệm về thực tâm cải tổ dân chủ của chính quyền mới ở Miến Điện. Trên danh nghĩa là « dân sự », nhưng chính quyền này vẫn do các cựu tướng lãnh kiểm soát.
Tuyên bố với hãng tin AFP hôm qua, bà Aung San Suu Kyi hy vọng là cuộc bầu cử sắp tới sẽ được « tự do và công bằng » và xác nhận là đảng của bà, Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ, tranh toàn bộ 48 ghế được bầu lần này.
Hiện giờ, đảng do tập đoàn quân sự lập ra vào năm 2010 vẫn chiếm đa số áp đảo ở Quốc hội Miến Điện và một phần tư số ghế là dành cho các sĩ quan quân đội đang tại ngũ. Cho dù đảng của nhà đối lập Aung san Suu Kyi có giành thắng lợi lớn, điều đó cũng không đe doạ gì đến phe đa số.
Qua sự đón tiếp cuồng nhiệt của dân chúng ở mỗi nơi bà đặt chân đến, chắc chắn là Aung San Suu Kyi sẽ đắc cử dân biểu. Theo các nhà phân tích, việc bà vào Quốc hội sẽ tạo thêm tính chính đáng cho chế độ Miến Điện, vào lúc mà giới lãnh đạo nước này đang tìm cách phá vỡ thế cô lập và được phương Tây bãi bỏ cấm vận.
Cũng về Miến Điện, vài giờ sau khi bị Hoa Kỳ phản đối kịch liệt, chính quyền đã trả tự do cho nhà sư nổi tiếng Gambira, một trong những lãnh đạo của phong trào biểu tình 2007 do các tăng ni phát động.
Nhà sư Bambira đã bị câu lưu đêm thứ năm vừa qua tại một tu viện ở Rangun để thẩm vấn . Theo một quan chức Miến Điện, vị tu sĩ này đã phá cửa vào ba tu viện bị chính quyền niêm phong từ năm 2007.
Bầu cử ngày 01/04 tới được các nước Tây phương xem là một cuộc trắc nghiệm về thực tâm cải tổ dân chủ của chính quyền mới ở Miến Điện. Trên danh nghĩa là « dân sự », nhưng chính quyền này vẫn do các cựu tướng lãnh kiểm soát.
Tuyên bố với hãng tin AFP hôm qua, bà Aung San Suu Kyi hy vọng là cuộc bầu cử sắp tới sẽ được « tự do và công bằng » và xác nhận là đảng của bà, Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ, tranh toàn bộ 48 ghế được bầu lần này.
Hiện giờ, đảng do tập đoàn quân sự lập ra vào năm 2010 vẫn chiếm đa số áp đảo ở Quốc hội Miến Điện và một phần tư số ghế là dành cho các sĩ quan quân đội đang tại ngũ. Cho dù đảng của nhà đối lập Aung san Suu Kyi có giành thắng lợi lớn, điều đó cũng không đe doạ gì đến phe đa số.
Qua sự đón tiếp cuồng nhiệt của dân chúng ở mỗi nơi bà đặt chân đến, chắc chắn là Aung San Suu Kyi sẽ đắc cử dân biểu. Theo các nhà phân tích, việc bà vào Quốc hội sẽ tạo thêm tính chính đáng cho chế độ Miến Điện, vào lúc mà giới lãnh đạo nước này đang tìm cách phá vỡ thế cô lập và được phương Tây bãi bỏ cấm vận.
Cũng về Miến Điện, vài giờ sau khi bị Hoa Kỳ phản đối kịch liệt, chính quyền đã trả tự do cho nhà sư nổi tiếng Gambira, một trong những lãnh đạo của phong trào biểu tình 2007 do các tăng ni phát động.
Nhà sư Bambira đã bị câu lưu đêm thứ năm vừa qua tại một tu viện ở Rangun để thẩm vấn . Theo một quan chức Miến Điện, vị tu sĩ này đã phá cửa vào ba tu viện bị chính quyền niêm phong từ năm 2007.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét