Singapore Airshow : Triển lãm hàng không thuộc vào hàng lớn nhất châu Á (Reuters)
Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á đang tìm cách phát triển khả năng giám sát và tuần tra biển, làm dấy lên cuộc cạnh tranh gay gắt giành các hợp đồng vũ khí được thẩm định lên tới hàng trăm triệu đôla.
Như ghi nhận của bà Marie-Laure Bourgeois, phó chủ tịch đặc trách Nam và Đông Nam Á của công ty Thales, Pháp, công ty cung cấp thiết bị điện tử quốc phòng hàng đầu châu Âu, do tình hình Biển Đông gần đây căng thẳng trở lại, nhu cầu về các hệ thống giám sát gia tăng. Nước nào cũng muốn có đủ phương tiện để biết rõ những gì đang diễn ra trên biển và trên không.
Ông James Hardy, ban biên tập tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly, nhắc lại là cho tới nay, Việt Nam vẫn thường mua vũ khí của Nga, trong đó có hợp đồng gần đây mua 6 tàu ngầm hạng Kilo, nhưng nay Hà Nội đang mở cửa thị trường cho các nguồn cung cấp khác, để có thể đối đầu với Trung Quốc.
Việt Nam kể từ nay không chỉ mua vũ khí của Nga nữa. Israel hiện được xem là quốc gia có nhiều triển vọng nhất ký với Việt Nam một hợp đồng mà công ty Thales cũng đang tranh giành. Nhưng sẽ còn nhiều hợp đồng vũ khí khác. Theo lời bà Bourgeois, phó chủ tịch Thales, công ty này đã tham gia vào các cuộc thảo luận về hợp đồng mua radar với Việt Nam.
Theo một nguồn tin từ giới công nghiệp hàng không không gian Israel, Israel và Việt Nam đã gia tăng các cuộc tiếp xúc song phương, nhưng còn nhiều tháng nữa mới có thể ký các hợp đồng trong lĩnh vực quốc phòng.
Việt Nam hiện cũng rất muốn mua vũ khí của Mỹ, nhưng trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell vào tuần trước tuyên bố là Hà Nội cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền để có thể thắt chặt quan hệ quân sự với Washington.
Vào cuối tháng 12 vừa qua, phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhân vật sẽ nắm chức lãnh đạo tối cao của chế độ Bắc Kinh trong năm nay, khi viếng thăm Hà Nội, đã nói rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần giải quyết những bất đồng Biển Đông thông qua đàm phán hoà bình và nỗ lực hơn nữa để tạo tin cậy lẫn nhau.
Nhưng các nhà ngoại giao Tây phương và giới công nghiệp quốc phòng lưu ý rằng, do những tranh chấp lãnh thổ và do tình hình không có gì là chắc chắn, các nước trong khu vực đã tăng ngân sách quốc phòng và tìm mua thêm vũ khí.
Như ghi nhận của bà Marie-Laure Bourgeois, phó chủ tịch đặc trách Nam và Đông Nam Á của công ty Thales, Pháp, công ty cung cấp thiết bị điện tử quốc phòng hàng đầu châu Âu, do tình hình Biển Đông gần đây căng thẳng trở lại, nhu cầu về các hệ thống giám sát gia tăng. Nước nào cũng muốn có đủ phương tiện để biết rõ những gì đang diễn ra trên biển và trên không.
Ông James Hardy, ban biên tập tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly, nhắc lại là cho tới nay, Việt Nam vẫn thường mua vũ khí của Nga, trong đó có hợp đồng gần đây mua 6 tàu ngầm hạng Kilo, nhưng nay Hà Nội đang mở cửa thị trường cho các nguồn cung cấp khác, để có thể đối đầu với Trung Quốc.
Việt Nam kể từ nay không chỉ mua vũ khí của Nga nữa. Israel hiện được xem là quốc gia có nhiều triển vọng nhất ký với Việt Nam một hợp đồng mà công ty Thales cũng đang tranh giành. Nhưng sẽ còn nhiều hợp đồng vũ khí khác. Theo lời bà Bourgeois, phó chủ tịch Thales, công ty này đã tham gia vào các cuộc thảo luận về hợp đồng mua radar với Việt Nam.
Theo một nguồn tin từ giới công nghiệp hàng không không gian Israel, Israel và Việt Nam đã gia tăng các cuộc tiếp xúc song phương, nhưng còn nhiều tháng nữa mới có thể ký các hợp đồng trong lĩnh vực quốc phòng.
Việt Nam hiện cũng rất muốn mua vũ khí của Mỹ, nhưng trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell vào tuần trước tuyên bố là Hà Nội cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền để có thể thắt chặt quan hệ quân sự với Washington.
Vào cuối tháng 12 vừa qua, phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhân vật sẽ nắm chức lãnh đạo tối cao của chế độ Bắc Kinh trong năm nay, khi viếng thăm Hà Nội, đã nói rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần giải quyết những bất đồng Biển Đông thông qua đàm phán hoà bình và nỗ lực hơn nữa để tạo tin cậy lẫn nhau.
Nhưng các nhà ngoại giao Tây phương và giới công nghiệp quốc phòng lưu ý rằng, do những tranh chấp lãnh thổ và do tình hình không có gì là chắc chắn, các nước trong khu vực đã tăng ngân sách quốc phòng và tìm mua thêm vũ khí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét