Một phụ nữ ngất xỉu vì gia đình chết trong tai nạn tàu cao tốc (Reuters)
Vụ tai nạn xe lửa thảm khốc nói trên đã gây làn sóng phẩn nộ trên các mạng xã hội, vốn thu hút rất nhiều người ở Trung Quốc. Hàng ngàn người đã đòi chính quyền phải làm sáng tỏ nguyên nhân vì sao hệ thống xe lửa cao tốc lại thiếu an toàn như thế.
Báo chí Trung Quốc, vốn bị kiểm soát chặt chẽ, lần này đã chỉ trích nặng nề chính quyền. Thậm chí, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc không cần đến một « GDP dính đầy máu ».
Chỉ trong vòng một tuần, Ban tuyên huấn trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã buộc các báo phải ngưng chỉ trích, nhưng dầu sao thì uy tín của chính phủ Bắc Kinh đã sứt mẻ nghiêm trọng, nhất là vì trước đây họ đã nhiều lần bị xem là chịu trách nhiệm về những vụ tai tiếng gây chết người như vụ sữa nhiễm melamine năm 2008.
Hệ thống xe lửa cao tốc của Trung Quốc thuộc loại dài nhất thế giới, vậy mà chỉ mới bốn năm sau khi được đưa vào hoạt động, hệ thống này đã gặp tai nạn như vậy. Ngay cả trước tai nạn cuối tháng 7, tuyến xe lửa cao tốc mới Thượng Hải - Bắc Kinh, được khánh thành ngày 30/6/2011, đã gặp nhiều trục trặc kỹ thuật. Vào một số thời điểm, số khách đi tuyến đường này chiếm chưa tới một phần ba tổng số ghế. Bản thân Bộ Đường sắt cũng đã gặp nhiều tai tiếng, vì tháng 2 vừa qua người đứng đầu bộ này đã bị cách chức vì tham nhũng.
Sau tại nạn tàu cao tốc cuối tháng 7, chính phủ Trung Quốc đã có xin lỗi qua loa và hứa sẽ cải thiện an toàn đường sắt, nhưng mặt khác lại bịt miệng báo chí. Có điều, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng khó mà kiểm soát các luồng thông tin và kiểm duyệt mọi thứ trước 485 triệu người sử dụng Internet và vô số các trang blog.
Theo hãng tin AFP, dường như chính một blogger sống gần nơi xảy ra tai nạn đã là người đầu tiên loan tin về vụ đụng tàu và ngay lập tức, trang Weibo đã tràn ngập những phản hồi giận dữ. Sau vụ tai nạn, những đoạn video clip chiếu trên mạng cho thấy những máy xúc đang vội vã đẩy xác những toa tàu xuống một hố. Thậm chí, người ta còn nhin thấy hai thi thể rơi xuống khi các toán cứu hộ đẩy một toa tàu còn treo lơ lững trên cầu. Hình ảnh này đã làm biết bao người dân Trung Quốc kinh khiếp.
Một giáo sư chuyên về truyền thông tại Bắc Kinh được hãng tin AFP trích dẫn cho rằng : « Chúng ta đang trải qua một cuộc cách mạng blog ». Theo ông, xã hội sẽ trở nên minh bạch hơn khi các blog có thể đưa tin nhanh hơn là báo chí truyền thống.
Báo chí Trung Quốc, vốn bị kiểm soát chặt chẽ, lần này đã chỉ trích nặng nề chính quyền. Thậm chí, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc không cần đến một « GDP dính đầy máu ».
Chỉ trong vòng một tuần, Ban tuyên huấn trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã buộc các báo phải ngưng chỉ trích, nhưng dầu sao thì uy tín của chính phủ Bắc Kinh đã sứt mẻ nghiêm trọng, nhất là vì trước đây họ đã nhiều lần bị xem là chịu trách nhiệm về những vụ tai tiếng gây chết người như vụ sữa nhiễm melamine năm 2008.
Hệ thống xe lửa cao tốc của Trung Quốc thuộc loại dài nhất thế giới, vậy mà chỉ mới bốn năm sau khi được đưa vào hoạt động, hệ thống này đã gặp tai nạn như vậy. Ngay cả trước tai nạn cuối tháng 7, tuyến xe lửa cao tốc mới Thượng Hải - Bắc Kinh, được khánh thành ngày 30/6/2011, đã gặp nhiều trục trặc kỹ thuật. Vào một số thời điểm, số khách đi tuyến đường này chiếm chưa tới một phần ba tổng số ghế. Bản thân Bộ Đường sắt cũng đã gặp nhiều tai tiếng, vì tháng 2 vừa qua người đứng đầu bộ này đã bị cách chức vì tham nhũng.
Sau tại nạn tàu cao tốc cuối tháng 7, chính phủ Trung Quốc đã có xin lỗi qua loa và hứa sẽ cải thiện an toàn đường sắt, nhưng mặt khác lại bịt miệng báo chí. Có điều, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng khó mà kiểm soát các luồng thông tin và kiểm duyệt mọi thứ trước 485 triệu người sử dụng Internet và vô số các trang blog.
Theo hãng tin AFP, dường như chính một blogger sống gần nơi xảy ra tai nạn đã là người đầu tiên loan tin về vụ đụng tàu và ngay lập tức, trang Weibo đã tràn ngập những phản hồi giận dữ. Sau vụ tai nạn, những đoạn video clip chiếu trên mạng cho thấy những máy xúc đang vội vã đẩy xác những toa tàu xuống một hố. Thậm chí, người ta còn nhin thấy hai thi thể rơi xuống khi các toán cứu hộ đẩy một toa tàu còn treo lơ lững trên cầu. Hình ảnh này đã làm biết bao người dân Trung Quốc kinh khiếp.
Một giáo sư chuyên về truyền thông tại Bắc Kinh được hãng tin AFP trích dẫn cho rằng : « Chúng ta đang trải qua một cuộc cách mạng blog ». Theo ông, xã hội sẽ trở nên minh bạch hơn khi các blog có thể đưa tin nhanh hơn là báo chí truyền thống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét