Diển viên Zarganar tại sân bay Rangoon sau khi được phóng thích ngày 12/10/2011.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Phát ngôn viên của Liên đoàn cho biết là họ đang lập danh sách các tù chính trị được thả, bởi vì không có một thông cáo chính thức nào nói rõ danh tánh của khoảng 6.300 phạm nhân được trả tự do trên toàn quốc.
Kể từ khi bà Aung San Suu Kyi được thả ra vào tháng 11/2010, cộng đồng quốc tế vẫn đòi chính quyền Miến Điện phóng thích toàn bộ các tù chính trị ở nước này, mà con số được thẩm định là khoảng 2000 người. Nhưng theo các thông tin từ các trại giam khác nhau ở Miến Điện, số tù chính trị được thả ra lần này rất giới hạn.
Trong số những người được trả tự do, có một trong những nhà đối lập nổi tiếng ở Miến Điện, đó là nhà thơ châm biếm kiêm diễn viên hài Zarganar, bị bắt năm 2008 và bị kết án 59 năm tù, sau đó án tù được giảm xuống còn 35 năm. Zarganar đã chịu cảnh tù đày, vì ông đã tham gia cứu trợ nạn nhân cơn bão Nargis (đã khiến 138.000 người chết và mất tích), cũng như đã chỉ trích chính quyền không để cho quốc tế vào tham gia cứu trợ nạn nhân thiên tai này.
Tên thật là Maung Thura, Zarganar trước đó đã từng bị giam cầm nhiều lần : Năm 1988, vì đã tham gia phong trào nổi dậy chống chế độ quân phiệt Miến Điện; năm 1990, vì đã chỉ trích các tướng lãnh cầm quyền không công nhận kết quả thắng cử của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ; năm 2007, vì đã tham gia xuống đường cùng với các tăng ni Miến Điện.
Năm 2008, tổ chức Phóng viên không biên giới đã trao tặng giải thưởng “Nhà đối lập trên mạng” (cyberdissident) cho Zarganar, người mà tổ chức này mệnh danh là “Charlie Chaplin Miến Điện”.
Sau khi được thả, Zarganar đã về đến sân bay Rangoon hôm nay và được một đám đông gồm thân nhân, các nhà báo và các nghệ sĩ đón tiếp nồng nhiệt. Khi được hỏi là ông muốn nhắn gởi gì đến tổng thống Thein Sein, Zarganar trả lời : “Tôi muốn hỏi ông ta là sao ông keo kiệt như thế. Còn nhiều người khác cần được trả tự do”.
Benjamin Zawacki, một đại diện của Ân xá Quốc tế, hôm nay cho rằng việc trả tự do cho vài chục người trên tổng số 2000 tù chính trị, là một cử chỉ có tính chất tượng trưng nhắm đến cộng đồng quốc tế.
Tuy vậy, quyết định ân xá tù chính trị lần này là nằm trong khuôn khổ một tiến trình rộng lớn hơn. Từ khi lên nắm quyền vào tháng 3 vừa qua sau khi giải thể chế độ quân phiệt, tổng thống Thein Sein đã cố chứng tỏ với phương Tây thực tâm cải tổ dân chủ của ông.
Ông đã mở đối thoại với nhà đối lập Aung San Suu Kyi và cuối tháng 9 vừa qua đã bất ngờ loan báo đình chỉ một dự án xây đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ và xây dựng, vì ông muốn « tôn trọng ý nguyện của nhân dân ».
Đó là những bước tiến mà ngay chính Hoa Kỳ hôm thứ hai vừa qua đã hoan nghênh, qua lời trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Kurt Campbell.
Về phần ông Renaud Egreteau, nhà nghiên cứu thuộc đại học Hồng Kông, tổng thống Thein Sein muốn chứng tỏ ông là một nhà lãnh đạo sáng suốt, cho nên đã nhanh chóng chấp nhận những nhượng bộ lớn. Nhưng theo ông Egreteau, hãy còn quá sớm để dự báo là chính quyền Miến Điện sẽ không quay trở lại đường lối cứng rắn của quân đội.
Kể từ khi bà Aung San Suu Kyi được thả ra vào tháng 11/2010, cộng đồng quốc tế vẫn đòi chính quyền Miến Điện phóng thích toàn bộ các tù chính trị ở nước này, mà con số được thẩm định là khoảng 2000 người. Nhưng theo các thông tin từ các trại giam khác nhau ở Miến Điện, số tù chính trị được thả ra lần này rất giới hạn.
Trong số những người được trả tự do, có một trong những nhà đối lập nổi tiếng ở Miến Điện, đó là nhà thơ châm biếm kiêm diễn viên hài Zarganar, bị bắt năm 2008 và bị kết án 59 năm tù, sau đó án tù được giảm xuống còn 35 năm. Zarganar đã chịu cảnh tù đày, vì ông đã tham gia cứu trợ nạn nhân cơn bão Nargis (đã khiến 138.000 người chết và mất tích), cũng như đã chỉ trích chính quyền không để cho quốc tế vào tham gia cứu trợ nạn nhân thiên tai này.
Tên thật là Maung Thura, Zarganar trước đó đã từng bị giam cầm nhiều lần : Năm 1988, vì đã tham gia phong trào nổi dậy chống chế độ quân phiệt Miến Điện; năm 1990, vì đã chỉ trích các tướng lãnh cầm quyền không công nhận kết quả thắng cử của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ; năm 2007, vì đã tham gia xuống đường cùng với các tăng ni Miến Điện.
Năm 2008, tổ chức Phóng viên không biên giới đã trao tặng giải thưởng “Nhà đối lập trên mạng” (cyberdissident) cho Zarganar, người mà tổ chức này mệnh danh là “Charlie Chaplin Miến Điện”.
Sau khi được thả, Zarganar đã về đến sân bay Rangoon hôm nay và được một đám đông gồm thân nhân, các nhà báo và các nghệ sĩ đón tiếp nồng nhiệt. Khi được hỏi là ông muốn nhắn gởi gì đến tổng thống Thein Sein, Zarganar trả lời : “Tôi muốn hỏi ông ta là sao ông keo kiệt như thế. Còn nhiều người khác cần được trả tự do”.
Benjamin Zawacki, một đại diện của Ân xá Quốc tế, hôm nay cho rằng việc trả tự do cho vài chục người trên tổng số 2000 tù chính trị, là một cử chỉ có tính chất tượng trưng nhắm đến cộng đồng quốc tế.
Tuy vậy, quyết định ân xá tù chính trị lần này là nằm trong khuôn khổ một tiến trình rộng lớn hơn. Từ khi lên nắm quyền vào tháng 3 vừa qua sau khi giải thể chế độ quân phiệt, tổng thống Thein Sein đã cố chứng tỏ với phương Tây thực tâm cải tổ dân chủ của ông.
Ông đã mở đối thoại với nhà đối lập Aung San Suu Kyi và cuối tháng 9 vừa qua đã bất ngờ loan báo đình chỉ một dự án xây đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ và xây dựng, vì ông muốn « tôn trọng ý nguyện của nhân dân ».
Đó là những bước tiến mà ngay chính Hoa Kỳ hôm thứ hai vừa qua đã hoan nghênh, qua lời trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Kurt Campbell.
Về phần ông Renaud Egreteau, nhà nghiên cứu thuộc đại học Hồng Kông, tổng thống Thein Sein muốn chứng tỏ ông là một nhà lãnh đạo sáng suốt, cho nên đã nhanh chóng chấp nhận những nhượng bộ lớn. Nhưng theo ông Egreteau, hãy còn quá sớm để dự báo là chính quyền Miến Điện sẽ không quay trở lại đường lối cứng rắn của quân đội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét