Những người bán báo trên đường phố Rangoon (Reuters)
Ông Tint Swe tuyên bố : “ Kiểm duyệt báo chí không tồn tại ở phần lớn các nước khác, cũng như ở các nước láng giềng, và nó cũng không hợp với những tập quán dân chủ. Trong tương lai gần, cần phải bãi bỏ kiểm duyệt”.
Nhưng lãnh đạo cơ quan kiểm duyệt Miến Điện cũng nói thêm rằng, các tờ báo và các ấn phẩm khác phải chấp nhận tự do nhưng cũng phải chấp nhận những trách nhiệm. Ông Tint Swe nói rõ là các tờ báo nay không còn bị cấm đưa tin về những hoạt động của nhà đối lập Aung San Suu Kyi và trong tương lai gần báo chí sẽ được tự do hơn, trong bối cảnh Miến Điện đang tiến hành cải tổ dân chủ.
Kể từ khi chính phủ “dân sự” lên nắm quyền sau cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi vào tháng 11 năm ngoái, Miến Điện đã giảm nhẹ các quy định về kiểm duyệt báo chí, tuy vẫn kiểm soát chặt chẽ những tờ báo chính.
Trong tháng sáu vừa qua, các nhà xuất bản được thông báo là kể từ nay, các nhật báo thể thao, các tạp chí về giải trí ... không cần phải được Bộ Thông tin cấp phép rồi mới in.
Trong tháng 9 vừa qua, tuy thông tin không được chính thức loan báo, nhưng người sử dụng Internet tại Miến Điện đã có thể truy cập vào những trang web cho tới nay vẫn bị cấm, trong đó có trang web của đài BBC và của báo chí Miến Điện lưu vong như đài Tiếng nói Dân chủ Miến Điện (DVB).
Nhưng cũng trong khoảng thời gian đó, một tòa án đã tăng án tù thêm 10 năm đối với một phóng viên bị giam vì đã làm việc cho đài DVB. Nhà báo này nay phải thọ án tổng cộng 18 năm.
Cho tới nay, Miến Điện là một trong những quốc gia kiểm duyệt báo chí gắt gao nhất thế giới. Nhiều phóng viên hiện đang bị giam cầm, trong đó có hai người mới bị kết án gần đây. Trong bản xếp hạng về tự do báo chí của Phóng viên không biên giới, Miến Điện đứng hạng gần chót, 174/178.
Vào tháng trước, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã yêu cầu chính quyền Miến Điện chấm dứt những đạo luật hà khắc trong lĩnh vực báo chí và trả tự do cho các phóng viên bị cầm tù để chứng tỏ thực tâm cải tổ dân chủ.
Nhưng lãnh đạo cơ quan kiểm duyệt Miến Điện cũng nói thêm rằng, các tờ báo và các ấn phẩm khác phải chấp nhận tự do nhưng cũng phải chấp nhận những trách nhiệm. Ông Tint Swe nói rõ là các tờ báo nay không còn bị cấm đưa tin về những hoạt động của nhà đối lập Aung San Suu Kyi và trong tương lai gần báo chí sẽ được tự do hơn, trong bối cảnh Miến Điện đang tiến hành cải tổ dân chủ.
Kể từ khi chính phủ “dân sự” lên nắm quyền sau cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi vào tháng 11 năm ngoái, Miến Điện đã giảm nhẹ các quy định về kiểm duyệt báo chí, tuy vẫn kiểm soát chặt chẽ những tờ báo chính.
Trong tháng sáu vừa qua, các nhà xuất bản được thông báo là kể từ nay, các nhật báo thể thao, các tạp chí về giải trí ... không cần phải được Bộ Thông tin cấp phép rồi mới in.
Trong tháng 9 vừa qua, tuy thông tin không được chính thức loan báo, nhưng người sử dụng Internet tại Miến Điện đã có thể truy cập vào những trang web cho tới nay vẫn bị cấm, trong đó có trang web của đài BBC và của báo chí Miến Điện lưu vong như đài Tiếng nói Dân chủ Miến Điện (DVB).
Nhưng cũng trong khoảng thời gian đó, một tòa án đã tăng án tù thêm 10 năm đối với một phóng viên bị giam vì đã làm việc cho đài DVB. Nhà báo này nay phải thọ án tổng cộng 18 năm.
Cho tới nay, Miến Điện là một trong những quốc gia kiểm duyệt báo chí gắt gao nhất thế giới. Nhiều phóng viên hiện đang bị giam cầm, trong đó có hai người mới bị kết án gần đây. Trong bản xếp hạng về tự do báo chí của Phóng viên không biên giới, Miến Điện đứng hạng gần chót, 174/178.
Vào tháng trước, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã yêu cầu chính quyền Miến Điện chấm dứt những đạo luật hà khắc trong lĩnh vực báo chí và trả tự do cho các phóng viên bị cầm tù để chứng tỏ thực tâm cải tổ dân chủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét