Trung Quốc có thể can thiệp vào việc trợ giúp đồng euro.
Getty Images/Cristian Baitg
Hiện đã trở thành cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, Trung Quốc vẫn rất quan tâm đến sự ổn định và thịnh vượng của Liên hiệp châu Âu, « nền kinh tế hàng đầu thế giới », theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Hơn nữa, nhóm 27 nước châu Âu hiện là đối tác thương mại hàng đầu, cũng như thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang tìm cách đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ, được ước lượng là khoảng 3.200 tỷ đôla ( 60% dự trữ ngoại tệ thế giới ), mà cho tới nay chủ yếu được giữ bằng đôla.
Cho tới nay, Trung Quốc chưa xác nhận là nước này sẵn sàng, cùng với các nước đang trỗi dậy khác, tham gia vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu ( FESF ), mà các lãnh đạo châu Âu đã quyết định nâng vốn lên thành 1.000 tỷ euro. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bắn đi một số tín hiệu, khi tuyên bố, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, rằng Trung Quốc « ủng hộ các biện pháp của châu Âu để đối phó khủng hoảng tài chính ». Phát ngôn viên này cho biết là Trung Quốc sẽ tìm phương cách để tăng cường hợp tác song phương, « trên cơ sở hai bên cùng có lợi ».
Để tiếp nhận nguồn vốn từ các nước đang trỗi dậy như Trung Quốc, các lãnh đạo khu vực euro dự trù thành lập một quỹ đặc biệt, dựa vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Theo tờ nhật báo Financial Times số ra ngày hôm nay, Trung Quốc có thể đầu tư từ 50 đến 100 tỷ đôla vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu ( FESF ) hoặc vào quỹ đặc biệt nói trên.
Tuy nhiên, tại Bắc Kinh hôm nay, giám đốc Quỹ bình ổn tài chính châu Âu ( FESF ) Klaus Regling cho biết là hiện chưa có thương lượng nào với Trung Quốc về việc góp vốn vào quỹ này. Thứ trưởng Tài chính của Trung Quốc thì tuyên bố là họ chờ biết thêm chi tiết về hoạt động của cơ chế mới trước khi chính thức cam kết trợ giúp châu Âu.
Dầu sao, dự án nhờ Trung Quốc trợ giúp khu vực đồng euro đã bắt đầu gặp nhiều chỉ trích từ chính giới châu Âu, do những nguy cơ về mặt tài chính cũng như về mặt biểu tượng của dự án này. Tại Pháp, cánh tả lo ngại là châu Âu sẽ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Ứng cử viên tổng thống của Đảng Xã hội François Hollande đặt câu hỏi : « Làm sao có thể nghĩ rằng Trung Quốc trợ giúp vùng euro mà không đặt điều kiện gì ? ». Đối với nghị sĩ châu Âu thuộc đảng bảo vệ môi trường Daniel Cohn-Bendit, « Chúng ta đã quyết định tự trói chân, trói tay vào các nước đang trỗi dậy ».
Thật ra thì sự trợ giúp của Bắc Kinh chẳng có gì là mới mẻ, vì hiện giờ Trung Quốc đã nắm trong tay tổng cộng hơn 500 tỷ euro nợ công của châu Âu. Nợ của Hoa Kỳ mà Bắc Kinh đầu tư vào còn lớn hơn rất nhiều.
Sự trợ giúp của Trung Quốc và các nước khác trong nhóm BRICS ( Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi) có thể sẽ được thảo luận tại cuộc họp thượng đỉnh nhóm G20 tuần tới tại Cannes, Pháp.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang tìm cách đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ, được ước lượng là khoảng 3.200 tỷ đôla ( 60% dự trữ ngoại tệ thế giới ), mà cho tới nay chủ yếu được giữ bằng đôla.
Cho tới nay, Trung Quốc chưa xác nhận là nước này sẵn sàng, cùng với các nước đang trỗi dậy khác, tham gia vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu ( FESF ), mà các lãnh đạo châu Âu đã quyết định nâng vốn lên thành 1.000 tỷ euro. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bắn đi một số tín hiệu, khi tuyên bố, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, rằng Trung Quốc « ủng hộ các biện pháp của châu Âu để đối phó khủng hoảng tài chính ». Phát ngôn viên này cho biết là Trung Quốc sẽ tìm phương cách để tăng cường hợp tác song phương, « trên cơ sở hai bên cùng có lợi ».
Để tiếp nhận nguồn vốn từ các nước đang trỗi dậy như Trung Quốc, các lãnh đạo khu vực euro dự trù thành lập một quỹ đặc biệt, dựa vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Theo tờ nhật báo Financial Times số ra ngày hôm nay, Trung Quốc có thể đầu tư từ 50 đến 100 tỷ đôla vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu ( FESF ) hoặc vào quỹ đặc biệt nói trên.
Tuy nhiên, tại Bắc Kinh hôm nay, giám đốc Quỹ bình ổn tài chính châu Âu ( FESF ) Klaus Regling cho biết là hiện chưa có thương lượng nào với Trung Quốc về việc góp vốn vào quỹ này. Thứ trưởng Tài chính của Trung Quốc thì tuyên bố là họ chờ biết thêm chi tiết về hoạt động của cơ chế mới trước khi chính thức cam kết trợ giúp châu Âu.
Dầu sao, dự án nhờ Trung Quốc trợ giúp khu vực đồng euro đã bắt đầu gặp nhiều chỉ trích từ chính giới châu Âu, do những nguy cơ về mặt tài chính cũng như về mặt biểu tượng của dự án này. Tại Pháp, cánh tả lo ngại là châu Âu sẽ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Ứng cử viên tổng thống của Đảng Xã hội François Hollande đặt câu hỏi : « Làm sao có thể nghĩ rằng Trung Quốc trợ giúp vùng euro mà không đặt điều kiện gì ? ». Đối với nghị sĩ châu Âu thuộc đảng bảo vệ môi trường Daniel Cohn-Bendit, « Chúng ta đã quyết định tự trói chân, trói tay vào các nước đang trỗi dậy ».
Thật ra thì sự trợ giúp của Bắc Kinh chẳng có gì là mới mẻ, vì hiện giờ Trung Quốc đã nắm trong tay tổng cộng hơn 500 tỷ euro nợ công của châu Âu. Nợ của Hoa Kỳ mà Bắc Kinh đầu tư vào còn lớn hơn rất nhiều.
Sự trợ giúp của Trung Quốc và các nước khác trong nhóm BRICS ( Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi) có thể sẽ được thảo luận tại cuộc họp thượng đỉnh nhóm G20 tuần tới tại Cannes, Pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét