Dòng khẩu hiệu được sơn trên một bức tường ở thủ đô La Habana: "Chủ nghĩa xã hội, hôm nay, ngày mai và mãi mãi". Ảnh chụp ngày 15/4/11.
Reuters
Trong nỗ lực nhằm đưa Cuba thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và và sửa chữa những sai lầm của quá khứ, Chủ tịch Raoul Castro đã đề ra gần 300 biện pháp cải tổ, trong đó nhiều biện pháp đã được thi hành như : tinh giản biên chế Nhà nước, cắt giảm nhiều khoản trợ cấp và chi tiêu, mở cửa dần dần khu vực tư nhân.
Trong kỳ Đại hội lần này, chủ đề duy nhất được chính thức ghi vào trong chương trình nghị sự là hiện đại hóa mô hình kinh tế Cuba, một nền kinh tế do Nhà nước chỉ đạo, năng suất rất kém và khiến nước này đi đến cảnh nợ nần chồng chất. Chính ông Raoul Castro cũng đã thừa nhận rằng mô hình đó đã đưa Cuba đến bờ vực thẳm. Thế nhưng, giới lãnh đạo ở La Habana vẫn không từ bỏ kế hoạch hóa, vì trong bản cương lĩnh sẽ được thông qua tại Đại hội có ghi rằng : « Trong việc hiện đại hóa mô hình kinh tế, kế hoạch hóa sẽ nắm vai trò hàng đầu, chứ không phải là thị trường ».
Có nhiều biện pháp được đưa ra trong kỳ Đại hội Đảng lần này, chẳng hạn như sẽ bãi bỏ dần dần chế độ tem phiếu ( libreta ) vẫn được áp dụng từ năm 1963 đến nay, hoặc tăng số nghề tư nhân được phép làm lên 178.
Đa số các chuyên gia nghĩ rằng Cuba phải tiến hành những cải cách triệt để hơn nữa mới có thể giải quyết hết những khó khăn. Dầu sao, theo lời ông Paolo Spadoni, hiện giảng dạy môn khoa học chính trị ở trường Đại học Augusta, bang Georgia, Hoa Kỳ, những cải cách được đề tại Đại hội Đảng đã là một sửa đổi rõ ràng và cần thiết, so với phương pháp quản lý kinh tế Cuba trong quá khứ.
Theo nhận định của hãng tin Reuters, trong đầu các các lãnh đạo Cuba, vẫn còn suy nghĩ rằng chủ nghĩa Cộng sản, tuy thất bại ở những nơi khác, nhưng nếu áp dụng đúng đắn thì có thể thành công ở Cuba. Các cải tổ ở Cuba nhìn chung giống những cải tổ mà Trung Quốc và Việt Nam đã thi hành cách đây nhiều năm. Nhưng giới lãnh đạo chế độ Castro vẫn tự hào Cuba là độc đáo, không bắt chước một ai cả.
Dầu sao phải công nhận Cuba độc đáo ở chỗ là từ 50 năm qua, những người nắm quyền ở nước này hầu như không có thay đổi. Cho tới khi từ chức mới gần đây, Fidel Castro vẫn là bí thư thứ nhất của Đảng, còn Raul Castro là bí thư thứ hai, tức là hai ông liên tục nắm quyền từ khi thành lập Đảng Cộng sản Cuba năm 1965.
Nhưng Đại hội Đảng lần này có thể mở đường cho một thế hệ lãnh đạo mới. Ông Raul Castro trên nguyên tắc sẽ được bầu làm bí thư thứ nhất, thay thế Fidel Castro. Nhưng Raoul Castro cũng sắp đến tuổi 80 rồi, và bản thân ông cũng đã từng nói trước Quốc hội Cuba tháng 12 năm ngoái, rằng Đại hội kỳ tới "Sẽ là Đại hội cuối cùng có sự tham gia của nhiều người trong chúng tôi, những người thuộc thế hệ lịch sử của Cách mạng. Thời gian còn lại đối với chúng tôi rất ít ".
Cho nên các nhà quan sát đang ngóng xem ai sẽ là bí thư thứ hai, tức là nhân vật trên nguyên tắc sẽ là lãnh đạo tương lai của Cuba. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng là thành phần thủ cựu vẫn còn nắm bộ máy cầm quyền một thời gian nữa, vì ông Castro cũng đã nói rằng ông sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ « sửa chữa những sai lầm của quá khứ ».
Trong kỳ Đại hội lần này, chủ đề duy nhất được chính thức ghi vào trong chương trình nghị sự là hiện đại hóa mô hình kinh tế Cuba, một nền kinh tế do Nhà nước chỉ đạo, năng suất rất kém và khiến nước này đi đến cảnh nợ nần chồng chất. Chính ông Raoul Castro cũng đã thừa nhận rằng mô hình đó đã đưa Cuba đến bờ vực thẳm. Thế nhưng, giới lãnh đạo ở La Habana vẫn không từ bỏ kế hoạch hóa, vì trong bản cương lĩnh sẽ được thông qua tại Đại hội có ghi rằng : « Trong việc hiện đại hóa mô hình kinh tế, kế hoạch hóa sẽ nắm vai trò hàng đầu, chứ không phải là thị trường ».
Có nhiều biện pháp được đưa ra trong kỳ Đại hội Đảng lần này, chẳng hạn như sẽ bãi bỏ dần dần chế độ tem phiếu ( libreta ) vẫn được áp dụng từ năm 1963 đến nay, hoặc tăng số nghề tư nhân được phép làm lên 178.
Đa số các chuyên gia nghĩ rằng Cuba phải tiến hành những cải cách triệt để hơn nữa mới có thể giải quyết hết những khó khăn. Dầu sao, theo lời ông Paolo Spadoni, hiện giảng dạy môn khoa học chính trị ở trường Đại học Augusta, bang Georgia, Hoa Kỳ, những cải cách được đề tại Đại hội Đảng đã là một sửa đổi rõ ràng và cần thiết, so với phương pháp quản lý kinh tế Cuba trong quá khứ.
Theo nhận định của hãng tin Reuters, trong đầu các các lãnh đạo Cuba, vẫn còn suy nghĩ rằng chủ nghĩa Cộng sản, tuy thất bại ở những nơi khác, nhưng nếu áp dụng đúng đắn thì có thể thành công ở Cuba. Các cải tổ ở Cuba nhìn chung giống những cải tổ mà Trung Quốc và Việt Nam đã thi hành cách đây nhiều năm. Nhưng giới lãnh đạo chế độ Castro vẫn tự hào Cuba là độc đáo, không bắt chước một ai cả.
Dầu sao phải công nhận Cuba độc đáo ở chỗ là từ 50 năm qua, những người nắm quyền ở nước này hầu như không có thay đổi. Cho tới khi từ chức mới gần đây, Fidel Castro vẫn là bí thư thứ nhất của Đảng, còn Raul Castro là bí thư thứ hai, tức là hai ông liên tục nắm quyền từ khi thành lập Đảng Cộng sản Cuba năm 1965.
Nhưng Đại hội Đảng lần này có thể mở đường cho một thế hệ lãnh đạo mới. Ông Raul Castro trên nguyên tắc sẽ được bầu làm bí thư thứ nhất, thay thế Fidel Castro. Nhưng Raoul Castro cũng sắp đến tuổi 80 rồi, và bản thân ông cũng đã từng nói trước Quốc hội Cuba tháng 12 năm ngoái, rằng Đại hội kỳ tới "Sẽ là Đại hội cuối cùng có sự tham gia của nhiều người trong chúng tôi, những người thuộc thế hệ lịch sử của Cách mạng. Thời gian còn lại đối với chúng tôi rất ít ".
Cho nên các nhà quan sát đang ngóng xem ai sẽ là bí thư thứ hai, tức là nhân vật trên nguyên tắc sẽ là lãnh đạo tương lai của Cuba. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng là thành phần thủ cựu vẫn còn nắm bộ máy cầm quyền một thời gian nữa, vì ông Castro cũng đã nói rằng ông sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ « sửa chữa những sai lầm của quá khứ ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét