Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (DR)
Ông Cù Huy Hà Vũ đã bị tuyên án tù ngày 4/4, trong một vụ án được gọi là vụ án « bao cao su », vì khởi đầu ông bị bắt trong khách sạn ở Sài Gòn với lý do là có quan hệ bất chính với một phụ nữ, với bằng chứng là « 2 bao cao su đã qua sử dụng ».
Nhưng ai cũng thừa biết đó là một cái cớ để công an bắt và điều tra tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ về tội danh « Tuyên truyền chống Nhà nước », dựa trên những bài viết, bài trả lời phỏng vấn của ông kêu gọi dân chủ đa đảng, hoà giải dân tộc, nhưng bị coi là có nội dung « xuyên tạc đường lối chính sách » của Đảng và Nhà nước.
Phiên xử sơ thẩm ngày 4/4 đã gây phản ứng bất bình trong dư luận trong và ngoài nước, là vì phiên xử này vừa không công khai, vừa vi phạm nhiều thủ tục tố tụng hình sự. Vài ngày sau, ngày 9/4, trang mạng Bauxite Việt Nam tung ra một Kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ mà nay đã thu thập gần 2000 chữ ký.
Trong những ngày qua, ngày càng có nhiều người yêu cầu là lần này Tòa phải xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ một cách công khai, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Trong lá đơn gởi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đề ngày 27/7, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ, đã đề nghị tòa cho truyền thanh truyền hình trực tiếp phiên tòa phúc thẩm ra bên ngoài phòng xử, để mọi người đến tham dự có thể theo dõi đầy đủ. Trong đơn, luật sư Dương Hà nhắc lại điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự : « Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do bộ luật này quy định.»
Nhưng không chỉ có gia đình Cù Huy Hà Vũ, một số nhân sĩ trí thức, cách mạng lão thành cũng đã đưa ra yêu cầu tương tự trong kiến nghị đề ngày 25/7 gởi Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao, yêu cầu cho người dân tham dự phiên toà phúc thẩm.
Những người ký tên vào kiến nghị nói rõ : « Chúng tôi không phải là những người tham gia phiên tòa, mà chỉ là những người tham dự phiên toà, nên không cần giấy triệu tập hay giấy mời của Tòa án. Chúng tôi chỉ mong muốn thực hiện quyền tham dự phiên tòa của công dân để giám sát hoạt động xét xử và thông qua đây cũng để được giáo dục thêm về pháp luật. ». Họ còn yêu cầu là Tòa không được dùng lực lượng an ninh để cản trở, thậm chí bắt bớ những người đến dự phiên tòa giống như đã làm khi xử sơ thẩm ngày 4/4.
Về phần luật sư Hà Huy Sơn, một trong những người đã bào chữa cho Cù Huy Hà Vũ trong phiên xử sơ thẩm, trong một bài viết đề ngày 30/7 gởi trang mạng Bauxite Vietnam, lập luận rằng trong 10 bài viết được dùng làm chứng cứ trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, có 8 bài đã được phổ biến rộng rãi, không còn là bí mật nữa, cho nên vụ án cần được xét xử công khai. Luật sư Hà Huy Sơn nhấn mạnh : « Xét xử công khai vụ án Cù Huy Hà Vũ là khẳng định tính chính danh của Nhà nước ».
Là một trong số 2000 người đã ký vào Kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong bài viết vừa đăng trên trang blog của ông hôm nay 30/7 cũng cho rằng « vụ xử sơ thẩm vội vàng và phức tạp đã gây ra sự bất tín về sự minh bạch và công bằng, ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận trong nước và thế giới ». Cho nên, theo ông, « việc xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ phải làm rõ công tội để mọi người dân có thể "đồng thuận" được ».
Nhưng ai cũng thừa biết đó là một cái cớ để công an bắt và điều tra tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ về tội danh « Tuyên truyền chống Nhà nước », dựa trên những bài viết, bài trả lời phỏng vấn của ông kêu gọi dân chủ đa đảng, hoà giải dân tộc, nhưng bị coi là có nội dung « xuyên tạc đường lối chính sách » của Đảng và Nhà nước.
Phiên xử sơ thẩm ngày 4/4 đã gây phản ứng bất bình trong dư luận trong và ngoài nước, là vì phiên xử này vừa không công khai, vừa vi phạm nhiều thủ tục tố tụng hình sự. Vài ngày sau, ngày 9/4, trang mạng Bauxite Việt Nam tung ra một Kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ mà nay đã thu thập gần 2000 chữ ký.
Trong những ngày qua, ngày càng có nhiều người yêu cầu là lần này Tòa phải xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ một cách công khai, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Trong lá đơn gởi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đề ngày 27/7, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ, đã đề nghị tòa cho truyền thanh truyền hình trực tiếp phiên tòa phúc thẩm ra bên ngoài phòng xử, để mọi người đến tham dự có thể theo dõi đầy đủ. Trong đơn, luật sư Dương Hà nhắc lại điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự : « Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do bộ luật này quy định.»
Nhưng không chỉ có gia đình Cù Huy Hà Vũ, một số nhân sĩ trí thức, cách mạng lão thành cũng đã đưa ra yêu cầu tương tự trong kiến nghị đề ngày 25/7 gởi Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao, yêu cầu cho người dân tham dự phiên toà phúc thẩm.
Những người ký tên vào kiến nghị nói rõ : « Chúng tôi không phải là những người tham gia phiên tòa, mà chỉ là những người tham dự phiên toà, nên không cần giấy triệu tập hay giấy mời của Tòa án. Chúng tôi chỉ mong muốn thực hiện quyền tham dự phiên tòa của công dân để giám sát hoạt động xét xử và thông qua đây cũng để được giáo dục thêm về pháp luật. ». Họ còn yêu cầu là Tòa không được dùng lực lượng an ninh để cản trở, thậm chí bắt bớ những người đến dự phiên tòa giống như đã làm khi xử sơ thẩm ngày 4/4.
Về phần luật sư Hà Huy Sơn, một trong những người đã bào chữa cho Cù Huy Hà Vũ trong phiên xử sơ thẩm, trong một bài viết đề ngày 30/7 gởi trang mạng Bauxite Vietnam, lập luận rằng trong 10 bài viết được dùng làm chứng cứ trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, có 8 bài đã được phổ biến rộng rãi, không còn là bí mật nữa, cho nên vụ án cần được xét xử công khai. Luật sư Hà Huy Sơn nhấn mạnh : « Xét xử công khai vụ án Cù Huy Hà Vũ là khẳng định tính chính danh của Nhà nước ».
Là một trong số 2000 người đã ký vào Kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong bài viết vừa đăng trên trang blog của ông hôm nay 30/7 cũng cho rằng « vụ xử sơ thẩm vội vàng và phức tạp đã gây ra sự bất tín về sự minh bạch và công bằng, ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận trong nước và thế giới ». Cho nên, theo ông, « việc xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ phải làm rõ công tội để mọi người dân có thể "đồng thuận" được ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét