Ngoại trưởng Albert del Rosario và đồng nhiệm Dương Khiết Trì (Reuters)
Ngoại trưởng hai nước cũng cam kết tuân thủ bản Tuyên bố chung về cách ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các quốc gia ASEAN ký kết năm 2002, đồng thời khẳng định sẽ “duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Phủ tổng thống Philippines hôm nay đã tỏ ý hy vọng là sau bản tuyến bố nói trên, hai nước sẽ đạt được giải pháp hòa bình cho các vùng tranh chấp trên Biển Đông, mà nay Manila gọi là biển Tây Philippines.
Như vậy là sau nhiều tuần lễ liên tục tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và có những hành động gây hấn trên Biển Đông, Manila nay đã dịu giọng với Bắc Kinh.
Phát biểu tại một diễn đàn về Trường Sa hôm thứ năm vừa qua, một chuyên gia về chính sách đối ngoại thuộc Trung tâm châu Á (Đại học Philippines Diliman), giáo sư Aileen Baviera, cho rằng Philippines cũng như Hoa Kỳ không thể có chiến tranh với Trung Quốc được, do ba nước phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Theo các số liệu của Bộ Ngoại giao Philippines, trao đổi mậu dịch song phương Trung Quốc – Philippines đã tăng 35% trong năm 2010 và trong quý đầu đã tăng 216% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nhận định của giáo sư Baviera, Philippines hiện đứng ngay chính giữa trong cuộc tranh chấp Hoa Kỳ với Trung Quốc. Hoa Kỳ đang suy thoái về kinh tế, còn Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh, nhưng Mỹ vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới và là quốc gia có lực lượng quân sự mạnh nhất toàn cầu.
Hôm qua, phát biểu tại một hội nghị trước cuộc gặp gở giữa hai Ngoại trưởng Philippines và Trung Quốc tại Bắc Kinh, cố vấn chính trị của tổng thống Banigno Aquino, ông Ronald Llamas, cho biết Manila hy vọng sẽ cân bằng quyền lợi của nước này giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong khi tìm cách giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh trên vấn đề chủ quyền Biển Đông.
Vào tháng trước, Ngoại trưởng del Rosario đã đi thăm Washington và đã nhận được cam kết mạnh mẽ của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ủng hộ Philippines. Dầu sao, giữa hai nước đã ký một hiệp ước an ninh năm 1951, Mỹ buộc phải bảo vệ Philippines trong trường hợp nước này bị tấn công.
Giống như chuyến đi của Ngoại trưởng Philippines đến Bắc Kinh, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng đã đến Trung Quốc ngày 25/6 với tư cách đặc phái viên của các nhà lãnh đạo Hà Nội và đã gặp ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc.
Dư luận ở Philippines không có phản ứng gì đặc biệt về bản tuyên bố chung của hai Ngoại trưởng Trung Quốc Philippines hôm qua, nhưng trong khi đó, chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn lại đặt ra nhiều nghi vấn trong dư luận Việt Nam, nhất vì báo chí chính thức của Trung Quốc và Việt Nam đưa tin khác nhau về nội dung các trao đổi giữa hai bên. Cho nên một số nhân sĩ trí thức ở Việt Nam đã gởi kiến nghị lên Bộ Ngoại giao đề nghị cung cấp những thông tin về thỏa thuận giữa ông Hồ Xuân Sơn với phía Trung Quốc.
Tất nhiên, nằm sát cạnh một láng giềng khổng lồ vẫn không từ bỏ tham vọng bá quyền, mà lại không có một đồng minh như Hoa Kỳ yểm trợ, Việt Nam không thể lúc nào cũng tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, mà phải biết lúc cương, lúc nhu. Nhưng nếu không rõ ràng, minh bạch trong quan hệ với Bắc Kinh, Hà Nội sẽ tiếp tục bị xem là nhân nhượng quá mức về mặt chủ quyền lãnh thổ, do bị ràng buộc bởi cái gọi là “16 chữ vàng”.
Phủ tổng thống Philippines hôm nay đã tỏ ý hy vọng là sau bản tuyến bố nói trên, hai nước sẽ đạt được giải pháp hòa bình cho các vùng tranh chấp trên Biển Đông, mà nay Manila gọi là biển Tây Philippines.
Như vậy là sau nhiều tuần lễ liên tục tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và có những hành động gây hấn trên Biển Đông, Manila nay đã dịu giọng với Bắc Kinh.
Phát biểu tại một diễn đàn về Trường Sa hôm thứ năm vừa qua, một chuyên gia về chính sách đối ngoại thuộc Trung tâm châu Á (Đại học Philippines Diliman), giáo sư Aileen Baviera, cho rằng Philippines cũng như Hoa Kỳ không thể có chiến tranh với Trung Quốc được, do ba nước phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Theo các số liệu của Bộ Ngoại giao Philippines, trao đổi mậu dịch song phương Trung Quốc – Philippines đã tăng 35% trong năm 2010 và trong quý đầu đã tăng 216% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nhận định của giáo sư Baviera, Philippines hiện đứng ngay chính giữa trong cuộc tranh chấp Hoa Kỳ với Trung Quốc. Hoa Kỳ đang suy thoái về kinh tế, còn Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh, nhưng Mỹ vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới và là quốc gia có lực lượng quân sự mạnh nhất toàn cầu.
Hôm qua, phát biểu tại một hội nghị trước cuộc gặp gở giữa hai Ngoại trưởng Philippines và Trung Quốc tại Bắc Kinh, cố vấn chính trị của tổng thống Banigno Aquino, ông Ronald Llamas, cho biết Manila hy vọng sẽ cân bằng quyền lợi của nước này giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong khi tìm cách giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh trên vấn đề chủ quyền Biển Đông.
Vào tháng trước, Ngoại trưởng del Rosario đã đi thăm Washington và đã nhận được cam kết mạnh mẽ của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ủng hộ Philippines. Dầu sao, giữa hai nước đã ký một hiệp ước an ninh năm 1951, Mỹ buộc phải bảo vệ Philippines trong trường hợp nước này bị tấn công.
Giống như chuyến đi của Ngoại trưởng Philippines đến Bắc Kinh, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng đã đến Trung Quốc ngày 25/6 với tư cách đặc phái viên của các nhà lãnh đạo Hà Nội và đã gặp ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc.
Dư luận ở Philippines không có phản ứng gì đặc biệt về bản tuyên bố chung của hai Ngoại trưởng Trung Quốc Philippines hôm qua, nhưng trong khi đó, chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn lại đặt ra nhiều nghi vấn trong dư luận Việt Nam, nhất vì báo chí chính thức của Trung Quốc và Việt Nam đưa tin khác nhau về nội dung các trao đổi giữa hai bên. Cho nên một số nhân sĩ trí thức ở Việt Nam đã gởi kiến nghị lên Bộ Ngoại giao đề nghị cung cấp những thông tin về thỏa thuận giữa ông Hồ Xuân Sơn với phía Trung Quốc.
Tất nhiên, nằm sát cạnh một láng giềng khổng lồ vẫn không từ bỏ tham vọng bá quyền, mà lại không có một đồng minh như Hoa Kỳ yểm trợ, Việt Nam không thể lúc nào cũng tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, mà phải biết lúc cương, lúc nhu. Nhưng nếu không rõ ràng, minh bạch trong quan hệ với Bắc Kinh, Hà Nội sẽ tiếp tục bị xem là nhân nhượng quá mức về mặt chủ quyền lãnh thổ, do bị ràng buộc bởi cái gọi là “16 chữ vàng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét