Một đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Reuters
Hiện giờ chưa thể dự đoán là Luật Biển có sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới hay không, bởi lẽ luật này đã được soạn thảo từ 10 năm nay, nhưng cứ bị dời đi dời lại nhiều lần. Gần đây nhất, Luật Biển Việt Nam đã được đưa ra thảo luận để được thông qua tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2010, nhưng cuối cùng, vài ngày trước khi khai mạc kỳ học, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lại rút dự án Luật này ra khỏi chương trình, với lý do là văn bản chưa được hoàn chỉnh, khiến nhiều đại biểu thắc mắc, nêu câu hỏi phải chăng đây là một vấn đề « nhạy cảm » ( ý muốn nói là đụng chạm với Trung Quốc ), nên chưa dám thông qua ?
Việt Nam là một quốc gia ven biển, tức là có lợi thế và khả năng tiến ra biển, trở thành một nước mạnh về biển. Vùng biển Việt Nam nằm trên đường thông thương huyết mạch giữa các đại dương, có tài nguyên đa dạng và dồi dào, có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng lại là nơi có nhiều tranh chấp lãnh thổ, chủ yếu là với Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Năm 1977, Việt Nam đã từng ra Tuyên bố của chính phủ về các vùng biển Việt Nam và năm 1994, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ra một số văn bản pháp lý khác liên quan đến chủ quyền biển đảo.
Nhưng, như tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhấn mạnh trong một bài viết đăng vào năm ngoái trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp Điện tử, trực thuộc Quốc hội Việt Nam, « các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam mới chỉ nêu những nguyên tắc chung về xác định phạm vi, chế độ pháp lý của các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, chưa cụ thể hoá công tác quản lý Nhà nước về biển, nên hiệu lực pháp lý còn thấp ».
Hơn nữa, theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, Nhà nước Việt Nam chưa có một văn bản luật mang tính tổng thể xác định phạm vi, chế độ pháp lý của từng vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Các quy định tiến bộ của luật biển quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982 chưa được nội luật hoá. Tuyên bố 1977 và Tuyên bố 1982 mới chỉ là văn bản cấp Chính phủ và đã bộc lộ một số hạn chế so với nội dung của Công ước Luật biển 1982. Ngoài ra, theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, việc quản lý biển của Việt Nam còn chồng chéo, chưa hiệu quả, cho nên, cần phải xây dựng một văn bản luật « thống nhất, đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh về biển của Việt Nam »
Nhu cầu thông qua Luật Biển Việt Nam càng trở nên cấp thiết, bởi vì hai nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam là Trung Quốc và Philippines đều đã ra nhiều luật để khẳng định chủ quyền của họ. Người dân ở các vùng biển và nhất là ngư dân thường xuyên bị Trung Quốc bắt bớ, đánh đập, cướp bóc, khi đánh cá ngay trên vùng biển Việt Nam, cũng ngày càng đòi phải có Luật Biển để bảo vệ họ.
Trong bài phỏng vấn trên tờ Tuần Việt Nam được đăng ngày 6/11/2010, Chủ nhiệm Uỷ ban An ninh Quốc phòng Lê Quang Bình đã nói rõ : « Ta vẫn chưa có bộ luật nào quy định sâu sắc về chủ quyền biển, trong khi đó các nước đã tuyên bố, coi đó là lãnh thổ biển của họ. Trong các đạo luật liên quan của nước ta mới có luật biên giới quốc gia là nói về chủ quyền biển, nhưng mới chỉ nói ở tầm rìa ngoài của đường lãnh hải thôi, chứ cũng chưa nói gì đến chủ quyền biển, đảo. Bởi vậy lâu nay vẫn cứ áp dụng Công ước luật biển năm 1982 của LHQ. »
Ông Lê Quang Bình cho biết : « Trung Quốc bây giờ tuyên bố đường lưỡi bò, hàng ngày họ cứ cho tàu hải giám, thậm chí cả máy bay định vị phát hiện nếu ngư dân ta vượt đường đó là họ bắt. Mà luật của họ quy định rồi, họ nói rằng đó là của Trung Quốc nên vi phạm là bắt. Còn nước ta cũng nói đó là chủ quyền của ta và tuyên truyền cho ngư dân như vậy. Ngư dân cứ đánh bắt, còn họ thì cho là ta vi phạm nên bắt bớ. Do vậy, đã đến lúc không thể trù trừ được nữa việc ban hành Luật về biển và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử biển Đông mang tính ràng buộc pháp lý cao. »
Về phần nhà sử học Dương Trung Quốc, với tư cách đại biểu Quốc hội, ông cũng đã từng đề nghị nhanh chóng thông qua Luật Biển, tuy cho rằng phải rất thận trọng về nội dung bộ luật, mà ông cho là rất phức tạp và sẽ là cơ sở quan trọng cho các cuộc thương thuyết sau này với các nước có liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, tức là có lợi thế và khả năng tiến ra biển, trở thành một nước mạnh về biển. Vùng biển Việt Nam nằm trên đường thông thương huyết mạch giữa các đại dương, có tài nguyên đa dạng và dồi dào, có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng lại là nơi có nhiều tranh chấp lãnh thổ, chủ yếu là với Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Năm 1977, Việt Nam đã từng ra Tuyên bố của chính phủ về các vùng biển Việt Nam và năm 1994, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ra một số văn bản pháp lý khác liên quan đến chủ quyền biển đảo.
Nhưng, như tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhấn mạnh trong một bài viết đăng vào năm ngoái trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp Điện tử, trực thuộc Quốc hội Việt Nam, « các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam mới chỉ nêu những nguyên tắc chung về xác định phạm vi, chế độ pháp lý của các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, chưa cụ thể hoá công tác quản lý Nhà nước về biển, nên hiệu lực pháp lý còn thấp ».
Hơn nữa, theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, Nhà nước Việt Nam chưa có một văn bản luật mang tính tổng thể xác định phạm vi, chế độ pháp lý của từng vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Các quy định tiến bộ của luật biển quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982 chưa được nội luật hoá. Tuyên bố 1977 và Tuyên bố 1982 mới chỉ là văn bản cấp Chính phủ và đã bộc lộ một số hạn chế so với nội dung của Công ước Luật biển 1982. Ngoài ra, theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, việc quản lý biển của Việt Nam còn chồng chéo, chưa hiệu quả, cho nên, cần phải xây dựng một văn bản luật « thống nhất, đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh về biển của Việt Nam »
Nhu cầu thông qua Luật Biển Việt Nam càng trở nên cấp thiết, bởi vì hai nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam là Trung Quốc và Philippines đều đã ra nhiều luật để khẳng định chủ quyền của họ. Người dân ở các vùng biển và nhất là ngư dân thường xuyên bị Trung Quốc bắt bớ, đánh đập, cướp bóc, khi đánh cá ngay trên vùng biển Việt Nam, cũng ngày càng đòi phải có Luật Biển để bảo vệ họ.
Trong bài phỏng vấn trên tờ Tuần Việt Nam được đăng ngày 6/11/2010, Chủ nhiệm Uỷ ban An ninh Quốc phòng Lê Quang Bình đã nói rõ : « Ta vẫn chưa có bộ luật nào quy định sâu sắc về chủ quyền biển, trong khi đó các nước đã tuyên bố, coi đó là lãnh thổ biển của họ. Trong các đạo luật liên quan của nước ta mới có luật biên giới quốc gia là nói về chủ quyền biển, nhưng mới chỉ nói ở tầm rìa ngoài của đường lãnh hải thôi, chứ cũng chưa nói gì đến chủ quyền biển, đảo. Bởi vậy lâu nay vẫn cứ áp dụng Công ước luật biển năm 1982 của LHQ. »
Ông Lê Quang Bình cho biết : « Trung Quốc bây giờ tuyên bố đường lưỡi bò, hàng ngày họ cứ cho tàu hải giám, thậm chí cả máy bay định vị phát hiện nếu ngư dân ta vượt đường đó là họ bắt. Mà luật của họ quy định rồi, họ nói rằng đó là của Trung Quốc nên vi phạm là bắt. Còn nước ta cũng nói đó là chủ quyền của ta và tuyên truyền cho ngư dân như vậy. Ngư dân cứ đánh bắt, còn họ thì cho là ta vi phạm nên bắt bớ. Do vậy, đã đến lúc không thể trù trừ được nữa việc ban hành Luật về biển và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử biển Đông mang tính ràng buộc pháp lý cao. »
Về phần nhà sử học Dương Trung Quốc, với tư cách đại biểu Quốc hội, ông cũng đã từng đề nghị nhanh chóng thông qua Luật Biển, tuy cho rằng phải rất thận trọng về nội dung bộ luật, mà ông cho là rất phức tạp và sẽ là cơ sở quan trọng cho các cuộc thương thuyết sau này với các nước có liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét