Diễn viên Tiến Lộc trong vai vua Lý Công Uẩn (DR)
Một bộ phim về lịch sử Việt Nam sản xuất ở Trung Quốc, với đạo diễn Trung Quốc, biên kịch Trung Quốc với phong cảnh, kiến trúc, trang phục kiểu Trung Quốc, cả lời thoại cũng mang màu sắc phim dã sử Trung Quốc, thậm chí vai quần chúng cũng là Trung quốc, đến mức mà có người gọi đó là phim Trung nói tiếng Việt. Ấy là chưa kể nhiều chi tiết sai lạc về lịch sử trong kịch bản. Đó là bộ phim truyền hình nhiều tập “ Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thành Long”.
Bộ phim gặp sự phản đối mạnh đến mức cho tới nay vẫn chưa được chiếu trên đài truyền hình như dự kiến trong tháng này, trong khuôn khổ Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Theo tin mới nhất thì phim này vẫn nằm trong tay hội đồng thẩm định xét duyệt, nhưng chưa biết sẽ được cắt bỏ, sửa chữa như thế nào để bớt đi tính chất Trung Quốc. Hiện giờ, người ta chỉ mới được xem phần giới thiệu và một số đoạn của phim trên Internet. Giới nghiên cứu lịch sử dĩ nhiên là đã phê phán nặng rất nhiều bộ phim “ Lý Công Uẩn - Đường tới Thành Long”, trong số này có nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ở Huế. Trả lời RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Đắc Xuân nói:
“Tôi chưa được xem phim đó nhưng tôi đã chú ý theo dõi việc phim ảnh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, vì trước đây tôi đã tham gia vào việc làm trang phục, đạo cụ cho chuyện vua Quang Trung lên ngôi ở Huế. Cho nên tôi biết làm việc này rất khó khăn. Ở phương Tây, người ta có những hình ảnh, bản vẻ để lại, họ có thể làm dễ dàng, trong khi ở Việt Nam, làm phim về thời kỳ 1000 năm trước đây rất khó.
Khi nghe nói ngoài đó làm phim như vậy thì tôi muốn theo dõi xem họ làm như thế nào. Qua Google, tôi có xem được một số đoạn tổng cộng khoảng vài chục phút. Chưa nói về vấn đề kịch bản, điều đập vào con mắt người ta đầu tiên, đó là cảnh quan, hai là nhân vật, trang phục, đạo cụ và hình ảnh nhà cửa, dinh thự, đều quay ở Trung Quốc hết.
Nếu Trung Quốc bỏ tiền ra làm một phim về Lý Công Uẩn như vậy, mà chiếu ở Trung Quốc thôi, tôi mà biết được, người Việt Nam mà biết được, thì cũng đã phê phán rồi. Huống thay, đây lại là một phim do người Việt Nam thuê Trung Quốc làm, để chiếu vào dịp 1000 năm Thăng Long. Ở Việt Nam, chưa bao giờ có một lễ lớn như vậy cả, mà phim chính được chiếu lại là phim do Trung Quốc làm, thì đó là một sự xúc phạm tự ái dân tộc, tự tôn dân tộc. Một phim bình thường trong hoàn cảnh bình thường còn không thể chấp nhận được, huống chi đây là vào dịp 1000 năm Thăng Long.
Cách đây hai năm, nhân tiện đi Hà Nội , tôi có gặp đạo diễn Đặng Nhật Minh, thì Đặng Nhật Minh có nói là sáng nay ông đi góp ý kịch bản phim về Lý Công Uẩn . Tôi bảo với Đặng Nhật Minh rằng, tôi không biết gì về phim ảnh, nhưng tôi biết rõ là thời của Lý Công Uẩn, chưa có ảnh hưởng Nho giáo ở Việt Nam, tinh thần chính của thời kỳ đó vẫn là Phật giáo. Tôi có nhờ Đặng Nhật Minh hỏi ban biên kịch và ban xét duyệt phim rằng cái tinh thần gì của Phật giáo xuyên suốt phim đó. Nếu phim đó không thể hiện đúng tinh thần Phật giáo, thì phim đó không đúng với thời kỳ Lý Công Uẩn, mà chỉ là một nhân vật mang tên là Lý Công Uẩn, chứ không phải là Lý Công Uẩn, tức Lý Thái Tổ của Việt Nam và như vậy là không có giá trị về nội dung.
Phim lịch sử Việt Nam không được hay không chỉ là trách nhiệm người làm phim, mà còn có trách nhiệm của chúng tôi, những người nghiên cứu sử. Việc Nam chưa có những bộ sử thật để có thể quay thành phim, chưa có những nghiên cứu khoa học về binh chế, binh khí, trang phục của các thời đại. Bên Trung Quốc người ta có sẳn hết những cái đó, người viết kịch bản, người làm phim chỉ vào đó tham khảo. Nói điều này hơi có vẻ xúc phạm, nhưng tôi cũng nói thẳng : trình độ về sử của giới làm kịch bản phim ở Việt Nam còn rất mỏng, do đó không thể hiện đúng lịch sử, thành ra hầu hết phim lịch sử ở Việt Nam không ăn khách, không thu hồi vốn được. Chính vì lý do đó, những người làm phim này muốn kinh doanh có lời và họ có lý khi nói rằng ở Việt Nam không thể làm được, nên phải sang nhờ Trung Quốc.
Tôi đã nhiều lần bàn với đạo diễn Đặng Nhật Minh là tại sao ở Huế lại không làm được một phim trường ? Cách đây hai ba năm tôi đã nghĩ rằng thế nào trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long người ta sẽ quay nhiều phim lịch sử, nếu ở Huế làm được một phim trường thì hay biết bao nhiêu. Bối cảnh thời kỳ Lý Công Uẩn từ Hoa Lư, Ninh Bình dời đô về Thăng Long cũng đơn giản, chứ không có gì phức tạp, tốn kém lắm đâu. Tôi nghe nói phim Lý Công Uẩn tốn đến 7 triệu đôla, trong khi chỉ cần bỏ ra vài triệu đôla làm phim trường là có thể quy ơ Việt Nam chứ không cần nhờ tới Trung Quốc.
Phim này không những nhờ Trung Quốc đạo diễn mà kịch bản cũng do Trung Quốc viết và hợp tác với một đài truyền hình Trung Quốc, thậm chí còn muốn nhờ hệ thống phát hành phim của Trung Quốc để phát hành phim này tại Việt Nam. Nếu phim này mà nhờ Trung Quốc phát hành trên thế giới thì đó là một cái nhục nhã cho Việt Nam vô cùng. Qua phim này, Việt Nam nay trở thành một chư hầu của Trung Quốc. Mà chư hầu về chính trị thì một ngày nào đó có thể thoát ra được, chứ còn chư hầu về văn hóa thì đời đời mất nước".
Bên cạnh bộ phim truyền hình về Lý Công Uẩn, một bộ phim nhựa cũng về nhân vật này hiện đang trong giai đoạn hậu kỳ, đó là phim “ Lý Công Uẩn - Khát vọng Thăng Long” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Phim này được thực hiện tại Việt Nam và theo dự kiến sẽ được chiếu giới thiệu ngày 9/10 tới.
Dưới cái nhìn của một nhà làm phim, đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã đặc biệt nhấn mạnh đến những khó khăn khi thực hiện một bộ phim về đề tài lịch sử, nhất là về những sự kiện đã xảy ra cách đây hàng ngàn năm, trong khi những tư liệu về những thời kỳ xa xưa này rất hiếm có. Trả lời RFI Việt ngữ, đạo điễn Lưu Trọng Ninh đưa ra ý kiến :
"Theo quan điểm của tôi thì phim được dựng ở đâu không quan trọng nhiều, cái quan trọng hơn nhiều là càch đặt vấn đề, cách dàn dựng, cách xử lý rõ ràng ngay từ đầu. Bởi vì rõ ràng là trước khi quay bộ phim “ Lý Công Uẩn - Khát vọng Thăng Long” , tôi đã khi khắp các trường quay ở Trung Quốc và thấy rằng chỉ có ở Trung Quốc mới có trường quay cho phim lịch sử, nếu Việt Nam muốn làm phim này. Tôi không muốn bàn về chuyện giống nhau hay khác nhau giữa kiến trúc, thiết kế, trang phục. Nếu chúng ta nhìn thành Cô Đô Huế thì nó không khác xa nhiều so với cấm cố cung ở Bắc Kinh thời Minh-Thanh.
Cái cơ bản đối với tôi là cái phần hồn, mà cái phần hồn thì nó không phụ thuộc vào giai đoạn lịch sử. Cái phần hồn Việt Nam đã có cách đây 2000 năm, 5000 năm và kéo dài đến tận bây giờ. Tôi nghĩ phải bám chặt vào đấy chứ không phải bám chặt vào kiến trúc hay vào phục trang. Tất nhiên về mặt thỗ nhưỡng, triết học, văn hóa có những khác nhau, ví dụ Trung Quốc thì lấy sông Hoàng làm chủ đạo, còn Việt Nam thì lấy sông Hồng, thì cái màu đỏ trầm là chủ đạo. Hai màu khác nhau. Về thiết kế thì của Trung Quốc thường là cao, nhưng bọc kín, còn của chúng ta thì thấp, nhưng mở ra hai phía.
Tôi chưa xem phim kia, nên những sự đả phá thì tôi chỉ nghe nói, chứ chưa biết thật sự là như thế nào. Tôi chỉ suy nghĩ giản dị : bộ phim chỉ là một thứ hàng hoá, nó không có nhiệm vụ nhiều như chúng ta hình dung, không tải một trách nhiệm gì cả. Ai thích xem thì bào là nó hay, không thích thì bảo là không hay. Có điều bộ phim lại rơi vào đúng thời điểm này. Nếu cách đây 2,3 năm hoặc 5,7 năm tới thì chắc không ai để ý nhiều. Trong khi cái mốc 1000 năm là cái mốc cực kỳ quan trọng, mà làm một phim không có hình ảnh của chúng ta, mà lại hoàn toàn lai căng, thì tôi nghĩ là không nên.
Nhưng phải thấy rằng những người làm phim ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi làm những bộ phim lịch sử, đặc biệt là những phim cách chúng ta cả ngàn năm, vì chúng ta không có văn học sử thời kỳ đó và thiếu rất nhiều chứng cử lịch sử về thời kỳ đó.
Điều quan trọng nhất, theo tôi, là giữ được cái hồn của chúng ta. Khi người ta xem vào thì có thể nói ngay : ‘‘À, đấy là Việt Nam’’. Còn cụ thể là cái gì thì đến hôm nay, các học giả vẫn chưa chứng minh được. Thông qua sách vở lịch sử, người ta còn không biết rõ trang phục và quần áo đời nhà Lê, nhà Trần, người ta không biết vào đời tiền Lê, con người ăn mặc như thế nào, xưng hô ra làm sao. Có thể nói vẫn còn thiếu rất nhiều những chứng cứ như vậy. Tôi quan niệm đơn giản là để gần gũi với lịch sử, thì nên giữ hình ảnh của làng quê, trong đó có làng, chợ, trường học và cánh đồng. Nếu chúng ta bám vào những điều đó thì chúng ta dễ gần hơn với cái hiện thực của lịch sử thời đó...
Có một vấn đề liên quan đến sự đầu tư của tư nhân. Giá như vấn đề này được đặt ra cách đây độ mươi, mười lăm năm, thì nhà nước có thể can thiệp nhiều vào nội dung, nhưng hiện giờ trong giai đoạn phim thực hiện do tiền của tư nhân. Vấn đề cũng như cách xử lý bộ phim hoàn toàn khác hẳn. Phim tư nhân không nhất thiết phải mang nhiều ‘‘ý nghĩa’’ như phim do nhà nước tài trợ. Tôi nghe nói là bộ phim này là do tư nhân tài trợ, mà tư nhân chịu bỏ tiền thì hẳn có mục đich riêng của họ. Nếu không thích thì thôi, không chiếu nữa hoặc không xem họ nữa. Chúng tôi là những người đi đầu tiên. Điều gì ban đầu làm cũng khó và chúng tôi chỉ hy vọng đặt những viên gạch đầu tiên trong việc làm phim lịch sử".
Bộ phim gặp sự phản đối mạnh đến mức cho tới nay vẫn chưa được chiếu trên đài truyền hình như dự kiến trong tháng này, trong khuôn khổ Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Theo tin mới nhất thì phim này vẫn nằm trong tay hội đồng thẩm định xét duyệt, nhưng chưa biết sẽ được cắt bỏ, sửa chữa như thế nào để bớt đi tính chất Trung Quốc. Hiện giờ, người ta chỉ mới được xem phần giới thiệu và một số đoạn của phim trên Internet. Giới nghiên cứu lịch sử dĩ nhiên là đã phê phán nặng rất nhiều bộ phim “ Lý Công Uẩn - Đường tới Thành Long”, trong số này có nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ở Huế. Trả lời RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Đắc Xuân nói:
“Tôi chưa được xem phim đó nhưng tôi đã chú ý theo dõi việc phim ảnh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, vì trước đây tôi đã tham gia vào việc làm trang phục, đạo cụ cho chuyện vua Quang Trung lên ngôi ở Huế. Cho nên tôi biết làm việc này rất khó khăn. Ở phương Tây, người ta có những hình ảnh, bản vẻ để lại, họ có thể làm dễ dàng, trong khi ở Việt Nam, làm phim về thời kỳ 1000 năm trước đây rất khó.
Khi nghe nói ngoài đó làm phim như vậy thì tôi muốn theo dõi xem họ làm như thế nào. Qua Google, tôi có xem được một số đoạn tổng cộng khoảng vài chục phút. Chưa nói về vấn đề kịch bản, điều đập vào con mắt người ta đầu tiên, đó là cảnh quan, hai là nhân vật, trang phục, đạo cụ và hình ảnh nhà cửa, dinh thự, đều quay ở Trung Quốc hết.
Nếu Trung Quốc bỏ tiền ra làm một phim về Lý Công Uẩn như vậy, mà chiếu ở Trung Quốc thôi, tôi mà biết được, người Việt Nam mà biết được, thì cũng đã phê phán rồi. Huống thay, đây lại là một phim do người Việt Nam thuê Trung Quốc làm, để chiếu vào dịp 1000 năm Thăng Long. Ở Việt Nam, chưa bao giờ có một lễ lớn như vậy cả, mà phim chính được chiếu lại là phim do Trung Quốc làm, thì đó là một sự xúc phạm tự ái dân tộc, tự tôn dân tộc. Một phim bình thường trong hoàn cảnh bình thường còn không thể chấp nhận được, huống chi đây là vào dịp 1000 năm Thăng Long.
Cách đây hai năm, nhân tiện đi Hà Nội , tôi có gặp đạo diễn Đặng Nhật Minh, thì Đặng Nhật Minh có nói là sáng nay ông đi góp ý kịch bản phim về Lý Công Uẩn . Tôi bảo với Đặng Nhật Minh rằng, tôi không biết gì về phim ảnh, nhưng tôi biết rõ là thời của Lý Công Uẩn, chưa có ảnh hưởng Nho giáo ở Việt Nam, tinh thần chính của thời kỳ đó vẫn là Phật giáo. Tôi có nhờ Đặng Nhật Minh hỏi ban biên kịch và ban xét duyệt phim rằng cái tinh thần gì của Phật giáo xuyên suốt phim đó. Nếu phim đó không thể hiện đúng tinh thần Phật giáo, thì phim đó không đúng với thời kỳ Lý Công Uẩn, mà chỉ là một nhân vật mang tên là Lý Công Uẩn, chứ không phải là Lý Công Uẩn, tức Lý Thái Tổ của Việt Nam và như vậy là không có giá trị về nội dung.
Phim lịch sử Việt Nam không được hay không chỉ là trách nhiệm người làm phim, mà còn có trách nhiệm của chúng tôi, những người nghiên cứu sử. Việc Nam chưa có những bộ sử thật để có thể quay thành phim, chưa có những nghiên cứu khoa học về binh chế, binh khí, trang phục của các thời đại. Bên Trung Quốc người ta có sẳn hết những cái đó, người viết kịch bản, người làm phim chỉ vào đó tham khảo. Nói điều này hơi có vẻ xúc phạm, nhưng tôi cũng nói thẳng : trình độ về sử của giới làm kịch bản phim ở Việt Nam còn rất mỏng, do đó không thể hiện đúng lịch sử, thành ra hầu hết phim lịch sử ở Việt Nam không ăn khách, không thu hồi vốn được. Chính vì lý do đó, những người làm phim này muốn kinh doanh có lời và họ có lý khi nói rằng ở Việt Nam không thể làm được, nên phải sang nhờ Trung Quốc.
Tôi đã nhiều lần bàn với đạo diễn Đặng Nhật Minh là tại sao ở Huế lại không làm được một phim trường ? Cách đây hai ba năm tôi đã nghĩ rằng thế nào trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long người ta sẽ quay nhiều phim lịch sử, nếu ở Huế làm được một phim trường thì hay biết bao nhiêu. Bối cảnh thời kỳ Lý Công Uẩn từ Hoa Lư, Ninh Bình dời đô về Thăng Long cũng đơn giản, chứ không có gì phức tạp, tốn kém lắm đâu. Tôi nghe nói phim Lý Công Uẩn tốn đến 7 triệu đôla, trong khi chỉ cần bỏ ra vài triệu đôla làm phim trường là có thể quy ơ Việt Nam chứ không cần nhờ tới Trung Quốc.
Phim này không những nhờ Trung Quốc đạo diễn mà kịch bản cũng do Trung Quốc viết và hợp tác với một đài truyền hình Trung Quốc, thậm chí còn muốn nhờ hệ thống phát hành phim của Trung Quốc để phát hành phim này tại Việt Nam. Nếu phim này mà nhờ Trung Quốc phát hành trên thế giới thì đó là một cái nhục nhã cho Việt Nam vô cùng. Qua phim này, Việt Nam nay trở thành một chư hầu của Trung Quốc. Mà chư hầu về chính trị thì một ngày nào đó có thể thoát ra được, chứ còn chư hầu về văn hóa thì đời đời mất nước".
Bên cạnh bộ phim truyền hình về Lý Công Uẩn, một bộ phim nhựa cũng về nhân vật này hiện đang trong giai đoạn hậu kỳ, đó là phim “ Lý Công Uẩn - Khát vọng Thăng Long” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Phim này được thực hiện tại Việt Nam và theo dự kiến sẽ được chiếu giới thiệu ngày 9/10 tới.
Dưới cái nhìn của một nhà làm phim, đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã đặc biệt nhấn mạnh đến những khó khăn khi thực hiện một bộ phim về đề tài lịch sử, nhất là về những sự kiện đã xảy ra cách đây hàng ngàn năm, trong khi những tư liệu về những thời kỳ xa xưa này rất hiếm có. Trả lời RFI Việt ngữ, đạo điễn Lưu Trọng Ninh đưa ra ý kiến :
Cái cơ bản đối với tôi là cái phần hồn, mà cái phần hồn thì nó không phụ thuộc vào giai đoạn lịch sử. Cái phần hồn Việt Nam đã có cách đây 2000 năm, 5000 năm và kéo dài đến tận bây giờ. Tôi nghĩ phải bám chặt vào đấy chứ không phải bám chặt vào kiến trúc hay vào phục trang. Tất nhiên về mặt thỗ nhưỡng, triết học, văn hóa có những khác nhau, ví dụ Trung Quốc thì lấy sông Hoàng làm chủ đạo, còn Việt Nam thì lấy sông Hồng, thì cái màu đỏ trầm là chủ đạo. Hai màu khác nhau. Về thiết kế thì của Trung Quốc thường là cao, nhưng bọc kín, còn của chúng ta thì thấp, nhưng mở ra hai phía.
Tôi chưa xem phim kia, nên những sự đả phá thì tôi chỉ nghe nói, chứ chưa biết thật sự là như thế nào. Tôi chỉ suy nghĩ giản dị : bộ phim chỉ là một thứ hàng hoá, nó không có nhiệm vụ nhiều như chúng ta hình dung, không tải một trách nhiệm gì cả. Ai thích xem thì bào là nó hay, không thích thì bảo là không hay. Có điều bộ phim lại rơi vào đúng thời điểm này. Nếu cách đây 2,3 năm hoặc 5,7 năm tới thì chắc không ai để ý nhiều. Trong khi cái mốc 1000 năm là cái mốc cực kỳ quan trọng, mà làm một phim không có hình ảnh của chúng ta, mà lại hoàn toàn lai căng, thì tôi nghĩ là không nên.
Nhưng phải thấy rằng những người làm phim ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi làm những bộ phim lịch sử, đặc biệt là những phim cách chúng ta cả ngàn năm, vì chúng ta không có văn học sử thời kỳ đó và thiếu rất nhiều chứng cử lịch sử về thời kỳ đó.
Điều quan trọng nhất, theo tôi, là giữ được cái hồn của chúng ta. Khi người ta xem vào thì có thể nói ngay : ‘‘À, đấy là Việt Nam’’. Còn cụ thể là cái gì thì đến hôm nay, các học giả vẫn chưa chứng minh được. Thông qua sách vở lịch sử, người ta còn không biết rõ trang phục và quần áo đời nhà Lê, nhà Trần, người ta không biết vào đời tiền Lê, con người ăn mặc như thế nào, xưng hô ra làm sao. Có thể nói vẫn còn thiếu rất nhiều những chứng cứ như vậy. Tôi quan niệm đơn giản là để gần gũi với lịch sử, thì nên giữ hình ảnh của làng quê, trong đó có làng, chợ, trường học và cánh đồng. Nếu chúng ta bám vào những điều đó thì chúng ta dễ gần hơn với cái hiện thực của lịch sử thời đó...
Có một vấn đề liên quan đến sự đầu tư của tư nhân. Giá như vấn đề này được đặt ra cách đây độ mươi, mười lăm năm, thì nhà nước có thể can thiệp nhiều vào nội dung, nhưng hiện giờ trong giai đoạn phim thực hiện do tiền của tư nhân. Vấn đề cũng như cách xử lý bộ phim hoàn toàn khác hẳn. Phim tư nhân không nhất thiết phải mang nhiều ‘‘ý nghĩa’’ như phim do nhà nước tài trợ. Tôi nghe nói là bộ phim này là do tư nhân tài trợ, mà tư nhân chịu bỏ tiền thì hẳn có mục đich riêng của họ. Nếu không thích thì thôi, không chiếu nữa hoặc không xem họ nữa. Chúng tôi là những người đi đầu tiên. Điều gì ban đầu làm cũng khó và chúng tôi chỉ hy vọng đặt những viên gạch đầu tiên trong việc làm phim lịch sử".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét