Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates trên chiến hạm the USS Missouri tại Hawaii, ngày 31/05/201, trước khi lên đường sang Châu Á.
REUTERS/Jason Reed
Trong chuyến công du châu Á lần này( chuyến đi cuối cùng của ông trước khi từ nhiệm ), ông Robert Gates sẽ dự hội nghị an ninh châu Á thưòng niên ( IISS Asia Security Summit ), còn được gọi là Đối thoại Shangri-La, từ ngày 3 đến 5/6 tại Singapore.
Theo lời một quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc được hãng tin AFP trích dẫn ngày 31/5/11, trong bài diễn văn đọc tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ « sẽ trình bày nhiều chi tiết hơn là trong quá khứ về những gì mà Bộ này sẽ thi hành để sự hiện diện của Hoa Kỳ ở châu Á trở nên rõ rệt hơn ». Ông Robert Gates cũng sẽ nhấn mạnh là Washington không xao lãng các vấn đề quốc phòng ở châu Á, cho dù ở nhiều nơi khác trên thế giới đang gặp khủng hoảng.
Nói chung hội nghị an ninh ở Singapore sẽ là dịp để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thảo luận về chính sách của Mỹ ở châu Á và nêu rõ những nguyên tắc chỉ đạo cho chính sách ấy.
Vào lúc mà Hoa Kỳ đang phải đối phó vói mức thâm thủng mậu dịch và món nợ khổng lồ. các nước châu Á sợ rằng Washington sẽ giảm bớt vai trò quân sự, trong khi quân đội Trung Quốc tỏ thái độ ngày càng quyết liệt, đặc biệt là trên Biển Đông.
Đây là vấn đề vẫn gây bất đồng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vì Washington đã nhiều lần nhấn mạnh đến quyền tự do lưu thông trên Biển Đông và ủng hộ lập trường của các nước Đông Nam Á giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng đa phương, trong khi Bắc Kinh chỉ muốn giải quyết trên cơ sở song phương.
Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị an ninh ở Singapore lần này. Năm ngoái, chính tại hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ chống lại mọi hành động nhằm hù doạ các công ty dầu khí đang hoạt động trong vùng.
Nhưng tuyên bố nói trên được đưa ra vào thời điểm mà quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh đang căng thẳng do việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Tại hội nghị năm ngoái, giữa ông Robert Gates với các tướng lãnh cao cấp Trung Quốc đã có lời qua tiếng lại khá nặng.
Nay quan hệ Mỹ -Trung đã được cải thiện trở lại, nhất là kể từ sau chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào tháng Giêng vừa qua. Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tướng Trần Bỉnh Đức trong tháng 5 vừa qua cũng đã đến thăm Hoa Kỳ. Trong chuyến viếng thăm này, tướng Trần Bỉnh Đức đã có một giọng điệu hòa hoãn hơn với nước chủ nhà.
Theo các quan chức Mỹ được hãng tin AFP trích dẫn hôm qua, bên lề hội nghị an ninh ở Singapore, ngoài việc gặp một số đồng nhiệm Đông Nam Á, Bộ trưởng Robert Gates sẽ gặp đồng nhiệm Trung Quốc Lương Quang Liệt, để bàn về quan hệ quân sự song phương. Đặc biệt ông sẽ nhắc lại đề nghị một đối thoại dân sự - quân sự giữa hai nước để bàn về « các vấn đề an ninh nhạy cảm », như vũ khí hạt nhân, phòng thủ tên lửa và chiến tranh tin học. Nhưng cho tới nay, Bắc Kinh chưa trả lời về đề nghị này.
Trong bối cảnh mà quan hệ Mỹ -Trung đang hòa dịu như vậy, liệu các nước Đông Nam Á còn có thể trông chờ vào Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông ? Như đô đốc Willard đã nhắc lại hôm nay tại Kuala Lumpur, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải, Washington không đứng về bên nào. Nhưng dĩ nhiên là sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ là yếu tố khiến Trung Quốc e dè phần nào. Hơn nữa, vì chính quyền lợi của nước Mỹ, Washington sẽ không để tình hình trên Biển Đông xấu đi, dẫn đến xung đột vũ trang.
Theo lời một quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc được hãng tin AFP trích dẫn ngày 31/5/11, trong bài diễn văn đọc tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ « sẽ trình bày nhiều chi tiết hơn là trong quá khứ về những gì mà Bộ này sẽ thi hành để sự hiện diện của Hoa Kỳ ở châu Á trở nên rõ rệt hơn ». Ông Robert Gates cũng sẽ nhấn mạnh là Washington không xao lãng các vấn đề quốc phòng ở châu Á, cho dù ở nhiều nơi khác trên thế giới đang gặp khủng hoảng.
Nói chung hội nghị an ninh ở Singapore sẽ là dịp để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thảo luận về chính sách của Mỹ ở châu Á và nêu rõ những nguyên tắc chỉ đạo cho chính sách ấy.
Vào lúc mà Hoa Kỳ đang phải đối phó vói mức thâm thủng mậu dịch và món nợ khổng lồ. các nước châu Á sợ rằng Washington sẽ giảm bớt vai trò quân sự, trong khi quân đội Trung Quốc tỏ thái độ ngày càng quyết liệt, đặc biệt là trên Biển Đông.
Đây là vấn đề vẫn gây bất đồng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vì Washington đã nhiều lần nhấn mạnh đến quyền tự do lưu thông trên Biển Đông và ủng hộ lập trường của các nước Đông Nam Á giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng đa phương, trong khi Bắc Kinh chỉ muốn giải quyết trên cơ sở song phương.
Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị an ninh ở Singapore lần này. Năm ngoái, chính tại hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ chống lại mọi hành động nhằm hù doạ các công ty dầu khí đang hoạt động trong vùng.
Nhưng tuyên bố nói trên được đưa ra vào thời điểm mà quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh đang căng thẳng do việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Tại hội nghị năm ngoái, giữa ông Robert Gates với các tướng lãnh cao cấp Trung Quốc đã có lời qua tiếng lại khá nặng.
Nay quan hệ Mỹ -Trung đã được cải thiện trở lại, nhất là kể từ sau chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào tháng Giêng vừa qua. Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tướng Trần Bỉnh Đức trong tháng 5 vừa qua cũng đã đến thăm Hoa Kỳ. Trong chuyến viếng thăm này, tướng Trần Bỉnh Đức đã có một giọng điệu hòa hoãn hơn với nước chủ nhà.
Theo các quan chức Mỹ được hãng tin AFP trích dẫn hôm qua, bên lề hội nghị an ninh ở Singapore, ngoài việc gặp một số đồng nhiệm Đông Nam Á, Bộ trưởng Robert Gates sẽ gặp đồng nhiệm Trung Quốc Lương Quang Liệt, để bàn về quan hệ quân sự song phương. Đặc biệt ông sẽ nhắc lại đề nghị một đối thoại dân sự - quân sự giữa hai nước để bàn về « các vấn đề an ninh nhạy cảm », như vũ khí hạt nhân, phòng thủ tên lửa và chiến tranh tin học. Nhưng cho tới nay, Bắc Kinh chưa trả lời về đề nghị này.
Trong bối cảnh mà quan hệ Mỹ -Trung đang hòa dịu như vậy, liệu các nước Đông Nam Á còn có thể trông chờ vào Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông ? Như đô đốc Willard đã nhắc lại hôm nay tại Kuala Lumpur, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải, Washington không đứng về bên nào. Nhưng dĩ nhiên là sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ là yếu tố khiến Trung Quốc e dè phần nào. Hơn nữa, vì chính quyền lợi của nước Mỹ, Washington sẽ không để tình hình trên Biển Đông xấu đi, dẫn đến xung đột vũ trang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét