Tại một đơn vị bầu cử ở Hà Nội, ngày 22/05/2011
REUTERS
Theo Hội đồng bầu cử, trong cuộc bỏ phiếu ngày 22/05 vừa qua để bầu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, tính trên toàn quốc, đã có đến 99,5% cử tri tham gia bỏ phiếu, một tỷ lệ chẳng có gì đáng ngạc nhiên trong một quốc gia mà đi bầu là nghĩa vụ hơn là quyền lợi. Hơn nữa, cái bệnh thành tích vẫn dai dẳng ở Việt Nam, địa phương nào cũng cố đạt chỉ tiêu tỷ lệ bầu cử, đến mức có bốn tỉnh mà tỷ lệ đi bỏ phiếu lên tới 99,99% ! Thậm chí một số đơn vị bầu cử còn báo cáo tỷ lệ tròn trịa 100% !
Trong số 827 ứng cử viên, 500 người đã đắc cử đại biểu, trong đó có 333 người đắc cử lần đầu tiên. Tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội mới vẫn là đảng viên. Chỉ có 42 đại biểu không phải là đảng viên, nhưng tất cả đều đã được thông qua bởi các tổ chức quần chúng, mà trên thực tế cũng nằm dưới sự kiểm soát của Đảng.
Trong cuộc họp báo công bố kết quả hôm qua, tổng thư ký Hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyên tuyên bố là cuộc bầu cử đã « thành công tốt đẹp », mặc dù « các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường thực hiện âm mưu chống phá chế độ nhằm phá hoại cuộc bầu cử ». Khi được hỏi về cái gọi là « thế lực thù địch », ông Phạm Minh Tuyên không nói rõ đó là những ai, mà chỉ nói chung chung đó là « những thế lực chống lại chính sách và luật pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, tuyên truyền kêu gọi tẩy chay bầu cử, đả phá sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của Nhà nước, mà không nhìn nhận tiến trình dân chủ hóa đang diễn ra ở Việt Nam ».
Nhìn qua kết quả bầu cử vừa qua, đáng chú ý nhất là trong số 500 đại biểu Quốc hội tân cử, có 40 nhà doanh nghiệp, trong đó có nhà triệu phú Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc. Theo hãng tin Bloomberg, tổng tài sản của ông Đặng Thành Tâm được ước lượng là khoảng 136 triệu đôla, tức là một trong những người giàu nhất Việt Nam hiện nay.
Trả lời phỏng vấn qua điện thoại với hãng tin Bloomberg hôm qua, ông Đặng Thành Tâm đã nói rằng : « Tôi sẽ có cơ hội đóng góp vào các chính sách kinh tế và xã hội của đất nước. Với kinh nghiệm làm ăn, tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp có thể tạo sự đột phá trong các chính sách kinh tế ».
Một điểm đáng chú ý khác, đó là trong số bốn đại biểu tự ứng cử, có đến ba người là doanh nhân và người thứ tư là bác sĩ giám đốc một bệnh viện.
Thật ra, việc gia tăng vai trò của chủ doanh nghiệp trong Quốc hội chính là theo đúng đường lối mới của Đảng đã được thông qua trong kỳ Đại hội 11 đầu năm nay, đó là thí điểm việc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân, bắt chước theo mô hình của Trung Quốc.
Theo nhật báo Anh quốc Financial Times, các nhà ngoại giao hy vọng là Quốc hội của Việt Nam có thể trở thành một diễn đàn tranh luận nghiêm túc, để thông qua những đạo luật chặt chẽ hơn và các chính sách kinh tế hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy môi trường đầu tư.
Nhưng việc có thêm một số doanh nhân trúng cử đại biểu chỉ là một thay đổi nhỏ trong một Quốc hội mà tuyệt đại đa số là đảng viên. Theo tờ Financial Times, mặc dù các nhà tài trợ quốc tế vẫn hy vọng là Quốc hội Việt Nam sẽ trở thành một định chế vững chắc hơn, nhưng ai cũng thấy là ở Việt Nam thay đổi thường rất chậm và lúc nào cũng có nguy cơ là tiến trình cởi mở hơn bị đảo ngược. Một nhà phân tích còn mô tả bầu cử Quốc hội ở Việt Nam « là một cuộc tuyển chọn hơn là bầu cử », đặc biệt là những người tự ứng cử, nếu không lọt được vào "mắt xanh" của Đảng, thì khó mà được chọn làm ứng cử viên, chứ chưa nói đến chuyện được đắc cử.
Trong số 827 ứng cử viên, 500 người đã đắc cử đại biểu, trong đó có 333 người đắc cử lần đầu tiên. Tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội mới vẫn là đảng viên. Chỉ có 42 đại biểu không phải là đảng viên, nhưng tất cả đều đã được thông qua bởi các tổ chức quần chúng, mà trên thực tế cũng nằm dưới sự kiểm soát của Đảng.
Trong cuộc họp báo công bố kết quả hôm qua, tổng thư ký Hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyên tuyên bố là cuộc bầu cử đã « thành công tốt đẹp », mặc dù « các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường thực hiện âm mưu chống phá chế độ nhằm phá hoại cuộc bầu cử ». Khi được hỏi về cái gọi là « thế lực thù địch », ông Phạm Minh Tuyên không nói rõ đó là những ai, mà chỉ nói chung chung đó là « những thế lực chống lại chính sách và luật pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, tuyên truyền kêu gọi tẩy chay bầu cử, đả phá sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của Nhà nước, mà không nhìn nhận tiến trình dân chủ hóa đang diễn ra ở Việt Nam ».
Nhìn qua kết quả bầu cử vừa qua, đáng chú ý nhất là trong số 500 đại biểu Quốc hội tân cử, có 40 nhà doanh nghiệp, trong đó có nhà triệu phú Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc. Theo hãng tin Bloomberg, tổng tài sản của ông Đặng Thành Tâm được ước lượng là khoảng 136 triệu đôla, tức là một trong những người giàu nhất Việt Nam hiện nay.
Trả lời phỏng vấn qua điện thoại với hãng tin Bloomberg hôm qua, ông Đặng Thành Tâm đã nói rằng : « Tôi sẽ có cơ hội đóng góp vào các chính sách kinh tế và xã hội của đất nước. Với kinh nghiệm làm ăn, tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp có thể tạo sự đột phá trong các chính sách kinh tế ».
Một điểm đáng chú ý khác, đó là trong số bốn đại biểu tự ứng cử, có đến ba người là doanh nhân và người thứ tư là bác sĩ giám đốc một bệnh viện.
Thật ra, việc gia tăng vai trò của chủ doanh nghiệp trong Quốc hội chính là theo đúng đường lối mới của Đảng đã được thông qua trong kỳ Đại hội 11 đầu năm nay, đó là thí điểm việc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân, bắt chước theo mô hình của Trung Quốc.
Theo nhật báo Anh quốc Financial Times, các nhà ngoại giao hy vọng là Quốc hội của Việt Nam có thể trở thành một diễn đàn tranh luận nghiêm túc, để thông qua những đạo luật chặt chẽ hơn và các chính sách kinh tế hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy môi trường đầu tư.
Nhưng việc có thêm một số doanh nhân trúng cử đại biểu chỉ là một thay đổi nhỏ trong một Quốc hội mà tuyệt đại đa số là đảng viên. Theo tờ Financial Times, mặc dù các nhà tài trợ quốc tế vẫn hy vọng là Quốc hội Việt Nam sẽ trở thành một định chế vững chắc hơn, nhưng ai cũng thấy là ở Việt Nam thay đổi thường rất chậm và lúc nào cũng có nguy cơ là tiến trình cởi mở hơn bị đảo ngược. Một nhà phân tích còn mô tả bầu cử Quốc hội ở Việt Nam « là một cuộc tuyển chọn hơn là bầu cử », đặc biệt là những người tự ứng cử, nếu không lọt được vào "mắt xanh" của Đảng, thì khó mà được chọn làm ứng cử viên, chứ chưa nói đến chuyện được đắc cử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét