Theo các tác giả bản báo cáo, hai chuyên gia Rory Medcalf và Raoul Heinrichs, « Các tuyến đường hàng hải trên vùng Biển Đông ngày càng chật chội, dễ gây tranh chấp và dễ dẫn đến xung đột vũ trang. Các lực lượng hải và không quân đang được tăng cường trong bối cảnh đang có thay đổi về cán cân sức mạnh chiến lược kinh tế.»
Bản báo cáo dự báo : « Những va chạm với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ rất có thể sẽ kéo dài và gia tăng cường độ. Do số lượng và nhịp độ của các vụ va chạm gia tăng, sẽ có một vụ leo thang thành đụng độ vũ trang, khủng hoảng ngoại giao và thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh ».
Theo báo cáo của Viện Lowy, cách hành xử của giới quân sự Trung Quốc trên vùng biển Hoa Đông và Hoa Nam, cùng với nhu cầu năng lượng và thái độ xác quyết mạnh mẽ hơn của Bắc Kinh, càng khiến cho nguy cơ xung đột vũ trang gia tăng trên Biển Đông.
Hai tác giả của bản báo cáo nhắc lại, căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo bắt đầu từ tháng 4/2010 với cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở khu vực gần đảo Okinawa của Nhật Bản. Căng thẳng đã tăng thêm với vụ Tokyo bắt giữ một ngư dân Trung Quốc mà tàu cá đã đụng độ với một tàu tuần duyên Nhật Bản. Những vụ này đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước đến mức mà Trung Quốc đã ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản.
Mặc đã có những dấu hiệu cho thấy quan hệ Nhật-Trung đang nồng ấm trở lại sau trận sóng thần vào tháng Ba và khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hai nước vẫn tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, được coi là nằm trong khu vực có trữ lượng dầu khí rất lớn.
Theo bản báo cáo, Bắc Kinh gây quan ngại không chỉ cho các nước Đông Nam Á trên vấn đề Biển Đông mà còn cho cả nước Úc trên vấn đề an ninh nói chung. Bên cạnh đó, cuộc tranh đua giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên biển « chỉ còn là vấn đề thời gian ».
Hãng tin Reuters hôm nay trích lời ông Ian Storey, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định rằng bản báo cáo của Viện Lowy là « đánh giá cân bằng và đáng tin cậy » về nguy cơ bùng nổ quân sự trên Biển Đông. Theo ông Storey, "do thiếu hoàn toàn các biện pháp tạo dựng tin cậy và ngăn ngừa xung đột giữa các nước tranh chấp chủ quyền, cho nên chẳng bao lâu nữa, một đụng độ trên biển sẽ leo thang thành xung đột nghiêm trọng hơn, với những tác động đáng lo ngại cho sự ổn định của khu vực ».
Bản báo cáo của Viện Lowy được công bố vào lúc mà Trung Quốc đang chuẩn bị cho ra mắt, có thể là trong tuần này, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên, biểu tượng cho sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh, khiến các nước trong khu vực thêm lo ngại. Trong tháng này, Trung Quốc cũng đã gởi chiếc tàu hải giám lớn nhất của nước này đến vùng Biển Đông, gây phản ứng mạnh từ phía Philippines.
Bản báo cáo dự báo : « Những va chạm với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ rất có thể sẽ kéo dài và gia tăng cường độ. Do số lượng và nhịp độ của các vụ va chạm gia tăng, sẽ có một vụ leo thang thành đụng độ vũ trang, khủng hoảng ngoại giao và thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh ».
Theo báo cáo của Viện Lowy, cách hành xử của giới quân sự Trung Quốc trên vùng biển Hoa Đông và Hoa Nam, cùng với nhu cầu năng lượng và thái độ xác quyết mạnh mẽ hơn của Bắc Kinh, càng khiến cho nguy cơ xung đột vũ trang gia tăng trên Biển Đông.
Hai tác giả của bản báo cáo nhắc lại, căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo bắt đầu từ tháng 4/2010 với cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở khu vực gần đảo Okinawa của Nhật Bản. Căng thẳng đã tăng thêm với vụ Tokyo bắt giữ một ngư dân Trung Quốc mà tàu cá đã đụng độ với một tàu tuần duyên Nhật Bản. Những vụ này đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước đến mức mà Trung Quốc đã ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản.
Mặc đã có những dấu hiệu cho thấy quan hệ Nhật-Trung đang nồng ấm trở lại sau trận sóng thần vào tháng Ba và khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hai nước vẫn tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, được coi là nằm trong khu vực có trữ lượng dầu khí rất lớn.
Theo bản báo cáo, Bắc Kinh gây quan ngại không chỉ cho các nước Đông Nam Á trên vấn đề Biển Đông mà còn cho cả nước Úc trên vấn đề an ninh nói chung. Bên cạnh đó, cuộc tranh đua giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên biển « chỉ còn là vấn đề thời gian ».
Hãng tin Reuters hôm nay trích lời ông Ian Storey, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định rằng bản báo cáo của Viện Lowy là « đánh giá cân bằng và đáng tin cậy » về nguy cơ bùng nổ quân sự trên Biển Đông. Theo ông Storey, "do thiếu hoàn toàn các biện pháp tạo dựng tin cậy và ngăn ngừa xung đột giữa các nước tranh chấp chủ quyền, cho nên chẳng bao lâu nữa, một đụng độ trên biển sẽ leo thang thành xung đột nghiêm trọng hơn, với những tác động đáng lo ngại cho sự ổn định của khu vực ».
Bản báo cáo của Viện Lowy được công bố vào lúc mà Trung Quốc đang chuẩn bị cho ra mắt, có thể là trong tuần này, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên, biểu tượng cho sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh, khiến các nước trong khu vực thêm lo ngại. Trong tháng này, Trung Quốc cũng đã gởi chiếc tàu hải giám lớn nhất của nước này đến vùng Biển Đông, gây phản ứng mạnh từ phía Philippines.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét