Từ trái sang phải: Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm, bà Victoria Kwakwa, đại diện Ngân Hàng Thế Giới và ông Ayumi Konishi, đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á, tại Hà Nội ngày 7/12/2010.
REUTERS/Kham
Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ đã khai mạc tại Hà Nội và sẽ kéo dài hai ngày. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh trị giá của tiền đồng rơi xuống đến mức thấp nhất từ trước đến nay và lạm phát đã vượt quá 11% so với tháng 10 năm ngoái, trong khi chỉ tiêu mà chính phủ đề ra là 8%.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, được công bố tại hội nghị, từ cuối năm ngoái đến nay, tiền đồng đã bị phá giá ba lần và trong vòng ba năm trở lại đây đã mất 1/3 trị giá so với đôla. Trong tình hình đó, nhiều người Việt Nam muốn để dành tiết kiệm bằng vàng và đô la hơn là tiền đồng.
Cho nên, các nhà tài trợ hôm nay đã cảnh báo là sự thiếu ổn định kinh tế vĩ mô, biểu hiện qua việc tiền đồng mất giá và lạm phát tăng vọt, đang đe dọa đến sự tăng trưởng của Việt Nam. Theo hãng tin AFP, phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị hôm nay, đại sứ Nhật tại Hà Nội, Yasuaki Tanizaki, cho rằng Việt Nam phải ưu tiên đề ra những biện pháp hiệu quả để khôi phục sự tin cậy vào tiền đồng và cải thiện việc thông tin với thị trường để ổn định đơn vị tiền tệ.
Về phần ông Ayumi Konishi, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á thì nhấn mạnh là « nếu không có ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam sẽ không thể duy trì hoặc đẩy nhanh sự phát triển xã hội-kinh tế trong trung hạn và dài hạn. »
Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa cũng lưu ý rằng Việt Nam cần có sự ổn định kinh tế vĩ mô để thực hiện những thay đổi căn bản trong chiến lược phát triển, mà cho tới nay vẫn dựa trên nguồn nhân công rẻ và nguồn tài nguyên dồi dào. Bà Victoria đề nghị Việt Nam thay đổi ít nhất là bốn khía cạnh, trong đó có việc phải xác định lại vai trò của chính phủ cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thị trường, tạo ra một môi trường « có sự kết hợp cân bằng hơn giữa các công ty Nhà nước và tư nhân (trong nước và nước ngoài) cùng cạnh tranh trong nền kinh tế. ».
Người đứng đầu cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam John Hendra thì kêu gọi chính phủ Hà Nội tập trung vào việc chống lạm phát, vì theo ông, giá cả leo thang là một gánh nặng to lớn cho các hộ gia đình nghèo.
Trong khi đó, đại sứ Thụy Sĩ Jean-Hubert Lebet, phát biểu nhân danh nước ông, cũng như thay mặt cho Canada, Na Uy, New Zealand, cho biết là tỷ lệ nghèo khó trên thực tế đang tăng lên ở một số sắc tộc thiểu số miền núi. Đại sứ Lebet cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo đảm cho tự do phát biểu ý kiến và tiếp cận thông tin không bị cản trở, bởi vì Việt Nam đang chuyển tiếp sang một nền kinh tế tri thức.
Đại sứ Thụy Sĩ tỏ ý lấy làm tiếc về các vụ bắt bớ gần đây và những hạn chế đối với báo chí và các thành phần khác của xã hội. Theo ông, điều này chỉ làm cản trở sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Về phía các nhà đầu tư ngoại quốc, họ cho rằng Việt Nam phải giải quyết những vấn đề về cơ sơ hạ tầng, hiện đã quá tải, về tình trạng thiếu nhân công lành nghề, về bộ máy hành chính quan liêu và nạn tham nhũng.
Những lời cảnh báo của các nhà tài trợ được đưa ra vào lúc Việt Nam chẩn bị Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng Giêng tới, với việc bầu một ban lãnh đạo mới và thông qua một chiến lược mới cho Việt Nam trong 10 năm tới.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, được công bố tại hội nghị, từ cuối năm ngoái đến nay, tiền đồng đã bị phá giá ba lần và trong vòng ba năm trở lại đây đã mất 1/3 trị giá so với đôla. Trong tình hình đó, nhiều người Việt Nam muốn để dành tiết kiệm bằng vàng và đô la hơn là tiền đồng.
Cho nên, các nhà tài trợ hôm nay đã cảnh báo là sự thiếu ổn định kinh tế vĩ mô, biểu hiện qua việc tiền đồng mất giá và lạm phát tăng vọt, đang đe dọa đến sự tăng trưởng của Việt Nam. Theo hãng tin AFP, phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị hôm nay, đại sứ Nhật tại Hà Nội, Yasuaki Tanizaki, cho rằng Việt Nam phải ưu tiên đề ra những biện pháp hiệu quả để khôi phục sự tin cậy vào tiền đồng và cải thiện việc thông tin với thị trường để ổn định đơn vị tiền tệ.
Về phần ông Ayumi Konishi, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á thì nhấn mạnh là « nếu không có ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam sẽ không thể duy trì hoặc đẩy nhanh sự phát triển xã hội-kinh tế trong trung hạn và dài hạn. »
Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa cũng lưu ý rằng Việt Nam cần có sự ổn định kinh tế vĩ mô để thực hiện những thay đổi căn bản trong chiến lược phát triển, mà cho tới nay vẫn dựa trên nguồn nhân công rẻ và nguồn tài nguyên dồi dào. Bà Victoria đề nghị Việt Nam thay đổi ít nhất là bốn khía cạnh, trong đó có việc phải xác định lại vai trò của chính phủ cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thị trường, tạo ra một môi trường « có sự kết hợp cân bằng hơn giữa các công ty Nhà nước và tư nhân (trong nước và nước ngoài) cùng cạnh tranh trong nền kinh tế. ».
Người đứng đầu cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam John Hendra thì kêu gọi chính phủ Hà Nội tập trung vào việc chống lạm phát, vì theo ông, giá cả leo thang là một gánh nặng to lớn cho các hộ gia đình nghèo.
Trong khi đó, đại sứ Thụy Sĩ Jean-Hubert Lebet, phát biểu nhân danh nước ông, cũng như thay mặt cho Canada, Na Uy, New Zealand, cho biết là tỷ lệ nghèo khó trên thực tế đang tăng lên ở một số sắc tộc thiểu số miền núi. Đại sứ Lebet cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo đảm cho tự do phát biểu ý kiến và tiếp cận thông tin không bị cản trở, bởi vì Việt Nam đang chuyển tiếp sang một nền kinh tế tri thức.
Đại sứ Thụy Sĩ tỏ ý lấy làm tiếc về các vụ bắt bớ gần đây và những hạn chế đối với báo chí và các thành phần khác của xã hội. Theo ông, điều này chỉ làm cản trở sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Về phía các nhà đầu tư ngoại quốc, họ cho rằng Việt Nam phải giải quyết những vấn đề về cơ sơ hạ tầng, hiện đã quá tải, về tình trạng thiếu nhân công lành nghề, về bộ máy hành chính quan liêu và nạn tham nhũng.
Những lời cảnh báo của các nhà tài trợ được đưa ra vào lúc Việt Nam chẩn bị Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng Giêng tới, với việc bầu một ban lãnh đạo mới và thông qua một chiến lược mới cho Việt Nam trong 10 năm tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét