Quyết định ký ngày 26/4/201 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đòi các quán cà phê Internet, khách sạn và những cơ sở kinh doanh Internet khác cài đặt một phần mền nhằm theo dõi việc sử dụng Internet trên điạ bàn thủ đô Việt Nam. Quyết định này gây lo ngại cho giới hoạt động bảo vệ nhân quyền.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định ký ngày 26/4 ra lệnh cho các quán cà phê Internet, khách sạn và những cơ sở kinh doanh Internet khác, phải cài đặt một phần mền nhằm theo dõi việc sử dụng Internet trên điạ bàn thủ đô Việt Nam. Quyết định này gây lo ngại cho giới hoạt động bảo vệ nhân quyền, vì họ sợ việc kiểm duyệt thông tin trên mạng tại thành phố này sẽ gắt gao hơn.
Vào năm ngoái, Trung Quốc đã buộc các nhà sản xuất máy vi tính phải cài đặt phần mềm có tên là « Green Dam », Lục Bá, tức là Đập Xanh, trên mọi máy tính bán ở nước này, với lý do là nhằm ngăn chận các nội dung khiêu dâm trên mạng. Nhưng sau đó, chính quyền Bắc Kinh đã từ bỏ kế hoạch nói trên sau khi những người chỉ trích nêu lên các mối quan ngại về an toàn trên mạng, về đời tư, về ổn định hệ thống.
Nhưng nay, Việt Nam lại muốn áp đặt một thứ phần mềm « Green Dam » mới cho Hà Nội.
Theo quyết định ngày 26/4 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, các máy chủ của những đại lý Internet phải cài đặt phần mềm Quản lý Internet « được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận ». Quyết định nhắc lại những điều nghiêm cấm mà đầu tiên là, không được lợi dụng Internet để « chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ».
Điều 6 của Quyết định nói trên nhắc lại : người sử dụng Internet « khi phát hiện các trang thông tin, dịch vụ trên Internet có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phải nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng gần đó để xử lý. » Theo dự kiến, từ đây đến 2011, phần mềm này sẽ được cài đặt ở toàn bộ 4000 đại lý Internet của Hà Nội.
Một bài báo đăng trên trang web của tạp chí tin học Computerworld hôm qua (4/6) trích lời ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ, theo đó : « Hiện nay có đến 25 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam và chính phủ quan ngại vì thấy rằng người dân có một không gian tương đối tự do để trao đổi quan điểm. Chính quyền không muốn thấy có những nguồn thông tin độc lập ».
Computerworld cũng trích lời bà Kim Phạm, giám đốc tổ chức AccessNow, chuyên hỗ trợ về công nghệ thông tin cho các nhà hoạt động nhân quyền, nhận định rằng, cho dù phần mềm quản lý Internet mới được sử dụng như thế nào, việc cài đặt một phần mềm do chính phủ kiểm soát cũng sẽ có tác động tiêu cực đến việc sử dụng Internet ở Việt Nam. Nói cách khác, theo bà Kim Phạm, đây là một quyết định « nhằm cho người dân biết là chính phủ muốn kiểm soát việc trao đổi thông trên mạng ». Bà Kim Phạm cũng ghi nhận là do người sử dụng Internet ở Việt Nam ngày càng quay sang những nơi như Facebook hoặc Yahoo360 để chia sẻ thông tin, những nơi này đã bị ngăn chận ở Việt Nam.
Tạp Computerworld nhắc lại là Internet đã trở thành nơi hội tụ phong trào phản đối những dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Vào cuối năm 2009, trang Bauxitevietnam.info, đã bị đánh sập và cùng lúc đó, tin tặc đã đột nhập website của Hội Chuyên Gia Việt Nam để gài một ấn bản VPSKeys có virus.
Theo Computerworld, các nhà hoạt động nhân quyền tại Hoa Kỳ tin rằng chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc theo dõi những cuộc trao đổi trên mạng, đặc biệt là để xem Internet đã được sử dụng như thế nào để chia sẽ thông tin về Cách Mạng Xanh của Iran, một sự kiện đã gây quan ngại cho Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét