Tổng thống Medvedev chính thức viếng thăm Việt Nam, sau thượng đỉnh Nga - ASEAN (Reuters)
Theo lời cố vấn về chính sách ngoại giao của điện Kremlin, Serguei Prikhodko hôm qua, Matxcơva sẵn sàng cho Hà Nội vay tiền để thực hiện dự án này, mà chi phí được ước lượng là khoảng 4 tỷ euro, chưa kể cơ sở hạ tầng đi kèm theo.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, Việt Nam dự định trước mắt sẽ xây hai nhà máy điện hạt nhân công suất 1.000 megawatt và ngay từ năm 2020, sẽ đưa vào hoạt động ít nhất một nhà máy. Về phần Nga cũng đang tìm cách mở rộng thị trường năng lượng hạt nhân thế giới, nâng thị phần của Nga từ 16 % hiện nay lên thành 25%.
Ngoài nhà máy hạt nhân nói trên, nhân chuyến viếng thăm của tổng thống Medvedev, công ty Rushydro của Nga sẽ ký với tập đoàn PetroVietnam hiệp định xây một nhà máy thủy điện trên sông Đà.
Trong những năm gần đây, Nga đã tăng cường hợp tác kinh tế với đồng minh thời Liên Xô củ. Gần đây, Việt Nam cũng đã nổi lên thành một trong những nước nhập khẩu vũ khí chủ chốt của Nga, sau khi Hà Nội vào năm ngoái ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm Kilo, các chiến đấu cơ và nhiều thiết bị quân sự khác của Nga.
Trong một bài viết đăng trên báo chí Việt Nam, tổng thống Medvedev cũng đã nhấn mạnh rằng, Việt Nam là một trong số ít các nước ngoại quốc tham gia khai thác dầu trên lãnh thổ Nga, thông qua liên doanh RusVietPetro.
Gần đây có tin là Bộ tư lệnh Hải quân Nga đã đề nghị sử dụng lại cảng Cam Ranh, nhưng thứ trưởng Ngoại giao Alexei Borodavkin hôm qua đã nói rõ là Matxcơva không hề có ý định thượng lượng với phía Hà Nội về việc phục hồi căn cứ quân sự Cam Ranh. Dẫu sao thì theo hãng tin Interfax, trong hợp tác kỹ thuật-quân sự, Việt Nam rất quan tâm đến hệ thống phòng không và hải quân của Nga. Đây cũng là điều dể hiểu, trong bối cảnh Việt Nam đang nổ lực hiện đại hóa quân đội để đối phó với hiểm họa phương Bắc.
Trên bình diện khu vực, tổng thống Medvedev khẳng định rằng Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược của Nga ở vùng Thái Bình Dương. Thật ra, với toàn khối ASEAN, Nga chưa có một ảnh hưởng đáng kể. Nhưng việc Nga chính thức được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm tới cũng là một yếu tố thuận lợi cho ASEAN, bởi vì sự can dự của Matxcơva sẽ khiến cuộc đối đầu Mỹ-Trung bớt bao trùm thượng đỉnh Đông Á. Dầu sao thì Nga cũng là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bản an Liên hiệp quốc.
Cho tới nay, chính sách ngoại giao của Nga tập trung chủ yếu vào phía Tây, nhưng nay, trước sự lớn mạnh của khu vực châu Á, Matxcơva buộc phải quan tâm hơn đến phía Đông. Các nhà lãnh đạo Nga bây giờ đã ý thức được rằng, với viễn ảnh châu Á sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và quân sự của thế kỷ 21, nếu không củng cố vị thế ngay từ bây giờ, Nga có nguy cơ bị đẩy ra bên lề. Hiệp định xây dựng nhà máy hạt nhân cho Việt Nam ký kết ngày mai có thể được coi như là điểm khởi đầu cho chiến lược của Nga ở châu Á, ít ra là với tư cách một quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực hạt nhân. Theo lời Ngoại trưởng Serguei Lavrov, nhiều nước khác trong khối ASEAN cũng đang rất muốn ký hiệp định xây dựng nhà máy hạt nhân với Nga.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, Việt Nam dự định trước mắt sẽ xây hai nhà máy điện hạt nhân công suất 1.000 megawatt và ngay từ năm 2020, sẽ đưa vào hoạt động ít nhất một nhà máy. Về phần Nga cũng đang tìm cách mở rộng thị trường năng lượng hạt nhân thế giới, nâng thị phần của Nga từ 16 % hiện nay lên thành 25%.
Ngoài nhà máy hạt nhân nói trên, nhân chuyến viếng thăm của tổng thống Medvedev, công ty Rushydro của Nga sẽ ký với tập đoàn PetroVietnam hiệp định xây một nhà máy thủy điện trên sông Đà.
Trong những năm gần đây, Nga đã tăng cường hợp tác kinh tế với đồng minh thời Liên Xô củ. Gần đây, Việt Nam cũng đã nổi lên thành một trong những nước nhập khẩu vũ khí chủ chốt của Nga, sau khi Hà Nội vào năm ngoái ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm Kilo, các chiến đấu cơ và nhiều thiết bị quân sự khác của Nga.
Trong một bài viết đăng trên báo chí Việt Nam, tổng thống Medvedev cũng đã nhấn mạnh rằng, Việt Nam là một trong số ít các nước ngoại quốc tham gia khai thác dầu trên lãnh thổ Nga, thông qua liên doanh RusVietPetro.
Gần đây có tin là Bộ tư lệnh Hải quân Nga đã đề nghị sử dụng lại cảng Cam Ranh, nhưng thứ trưởng Ngoại giao Alexei Borodavkin hôm qua đã nói rõ là Matxcơva không hề có ý định thượng lượng với phía Hà Nội về việc phục hồi căn cứ quân sự Cam Ranh. Dẫu sao thì theo hãng tin Interfax, trong hợp tác kỹ thuật-quân sự, Việt Nam rất quan tâm đến hệ thống phòng không và hải quân của Nga. Đây cũng là điều dể hiểu, trong bối cảnh Việt Nam đang nổ lực hiện đại hóa quân đội để đối phó với hiểm họa phương Bắc.
Trên bình diện khu vực, tổng thống Medvedev khẳng định rằng Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược của Nga ở vùng Thái Bình Dương. Thật ra, với toàn khối ASEAN, Nga chưa có một ảnh hưởng đáng kể. Nhưng việc Nga chính thức được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm tới cũng là một yếu tố thuận lợi cho ASEAN, bởi vì sự can dự của Matxcơva sẽ khiến cuộc đối đầu Mỹ-Trung bớt bao trùm thượng đỉnh Đông Á. Dầu sao thì Nga cũng là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bản an Liên hiệp quốc.
Cho tới nay, chính sách ngoại giao của Nga tập trung chủ yếu vào phía Tây, nhưng nay, trước sự lớn mạnh của khu vực châu Á, Matxcơva buộc phải quan tâm hơn đến phía Đông. Các nhà lãnh đạo Nga bây giờ đã ý thức được rằng, với viễn ảnh châu Á sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và quân sự của thế kỷ 21, nếu không củng cố vị thế ngay từ bây giờ, Nga có nguy cơ bị đẩy ra bên lề. Hiệp định xây dựng nhà máy hạt nhân cho Việt Nam ký kết ngày mai có thể được coi như là điểm khởi đầu cho chiến lược của Nga ở châu Á, ít ra là với tư cách một quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực hạt nhân. Theo lời Ngoại trưởng Serguei Lavrov, nhiều nước khác trong khối ASEAN cũng đang rất muốn ký hiệp định xây dựng nhà máy hạt nhân với Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét