Buổi khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 11 ngày 12/1/2011
Reuters
Sau vụ gần như phá sản của tập đoàn Vinashin, một trong những vấn đề thường được nêu lên tại Đại hội đó là vai trò của doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp này thu hút đến 40% vốn đầu tư, nhưng chỉ đóng góp 25% GDP. Nhưng ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đặt vấn đề về một điều căn bản hơn, đó là bản dự thảo Cương lĩnh chủ trương nền “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà Việt Nam đang theo đuổi là dựa trên “chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu”, giống như đã ghi trong Cương lĩnh năm 1991. Ông Võ Hồng Phúc đặt câu hỏi: “Liên Xô, Đông Âu theo mô hình ấy đã thất bại. Việt Nam rút ra bài học và đã thành công. Giờ sao lại bỏ đi?”. Ông phân tích: “Quá trình phát triển sau Cương lĩnh 1991, Đảng đã rút ra là phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở đa sở hữu. Giờ bỏ đi, tư nhân ai dám đầu tư nữa?”
Mối lo ngại của ông Võ Hồng Phúc được một số đại biểu khác chia sẽ. Theo Sài Gòn Giải Phóng Online, đại biểu Cao Viết Sinh, Bộ Kế hoạch Đầu tư, nhận định : nền kinh tế Việt Nam hiện nay gồm nhiều thành phần trong đó có doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã xác định khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển đất nước. Vì vậy việc nêu rõ “công hữu tư liệu sản xuất” có thể gây lo ngại cho các loại hình doanh nghiệp vừa nêu.
Còn đại biểu Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng, Đảng đang tự mâu thuẫn với chính mình khi xác định thời kỳ quá độ có mô hình nền kinh tế thị trường. Nếu xác định “công hữu về tư liệu sản xuất” thì lại đi ngược với kinh tế đa sở hữu. Ông Thuận cho rằng, không thể trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân, nếu vẫn giữ những nội dung đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét