Vào cuối ngày hôm qua, ở thị trường New York và đầu buổi sáng ở châu Á hôm nay, tỷ giá đôla so với đồng yen có khi đã rơi xuống mức 76,52 yen, trước khi ổn định ở mức khoảng 79 yen và lúc 7 giờ GMT, mức cao nhất tính từ năm 1945 đến nay.
Lý do của sự tăng giá kỷ lục của đồng yen là các nhà đầu tư nghĩ rằng các công ty bảo hiểm của Nhật sẽ ồ ạt rút vốn từ ngoại quốc về, để bồi thường cho các nạn nhân động đất và sóng thần. Bộ trưởng đặc trách Chinh sách kinh tế và ngân sách Nhật Bản Kaoru Yosano hôm nay khẳng định đó chỉ là « những tin đồn vô căn cứ » và theo ông, các công ty bảo hiểm Nhật hoàn toàn có đủ thanh khoản, chứ không cần phải bán các phần vốn đang có bằng ngoại tệ.
Nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua đồng yen với số lượng lớn, hy vọng là sau này sẽ bán lại với giá cao hơn. Bởi vì nếu thật sự là các công ty bảo hiểm Nhật Bản hoán chuyển nhiều khoản vốn ở nước ngoài từ ngoại tệ thành đồng yen, đơn vị tiền tệ Nhật Bản có thể tăng giá thêm nữa.
Cho nên, chính phủ Tokyo hôm nay đã cực lực lên án những kẻ đầu cơ đã khiến giá đồng yen ở mức kỷ lục, bởi vì tình trạng này sẽ gây rất nhiều thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Nhật. Lý do là vì thu nhập bằng ngoại tệ của họ khi chuyển qua đồng yen sẽ giảm bớt giá trị. Muốn duy trì kim ngạch như hiện nay, các nhà xuất khẩu Nhật buộc phải tăng giá bán, nhưng như thế thì sẽ làm suy yếu sức cạnh tranh của các sản phẩm đến từ xứ Mặt trời mọc.
Hiện giờ, hoạt động kinh tế của phần lớn nước Nhật đang chậm hẳn lại, vì động đất gây ra nhiều khó khăn về cung ứng cho các xí nghiệp, còn giao thông công cộng ở vùng Tokyo tiếp tục bị rối loạn. Bộ Kinh tế Nhật cũng báo trước, do 11 nhà máy hạt nhân ngừng hoạt động, có thể là tối nay sẽ có cúp điện ở diện rộng, nếu mức tiêu thụ năng lượng không giảm đi.
Để trấn an các thị trường, hôm nay, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bơm thêm 6 ngàn tỷ yen, tương đương với 76 tỷ đôla, vào hệ thống tài chính. Như vậy, tính từ thứ hai vừa qua, tổng cộng 34 ngàn tỷ yen đã được bơm vào các thị trường tiền tệ.
Theo tính toán mới nhất, thiệt hại do động đất và sóng thần có thể lên tới hàng chục ngàn tỷ yen, tức hàng trăm tỷ đôla và sẽ làm sụt giảm mạnh sản lượng của các nhà máy tại quốc gia hiện vẫn là nền kinh tế thứ ba thế giới.
Nhưng lịch sử đã cho thấy, giống như sau thảm hoạ động đất năm 1995 tại Kobe, sản lượng công nghiệp của Nhật có thể nhanh chóng tăng vọt trở lại, vì những chi tiêu cho việc tái thiết sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Tuy vậy, diễn tiến tình hình còn tùy thuộc vào nỗ lực ngăn chận thảm họa hạt nhân ở Fukushima. Nếu nỗ lực này thất bại, nó sẽ tạo một làn sóng chấn động các thị trường tài chính không chỉ ở Nhật Bản, mà trên toàn thế giới.
Lý do của sự tăng giá kỷ lục của đồng yen là các nhà đầu tư nghĩ rằng các công ty bảo hiểm của Nhật sẽ ồ ạt rút vốn từ ngoại quốc về, để bồi thường cho các nạn nhân động đất và sóng thần. Bộ trưởng đặc trách Chinh sách kinh tế và ngân sách Nhật Bản Kaoru Yosano hôm nay khẳng định đó chỉ là « những tin đồn vô căn cứ » và theo ông, các công ty bảo hiểm Nhật hoàn toàn có đủ thanh khoản, chứ không cần phải bán các phần vốn đang có bằng ngoại tệ.
Nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua đồng yen với số lượng lớn, hy vọng là sau này sẽ bán lại với giá cao hơn. Bởi vì nếu thật sự là các công ty bảo hiểm Nhật Bản hoán chuyển nhiều khoản vốn ở nước ngoài từ ngoại tệ thành đồng yen, đơn vị tiền tệ Nhật Bản có thể tăng giá thêm nữa.
Cho nên, chính phủ Tokyo hôm nay đã cực lực lên án những kẻ đầu cơ đã khiến giá đồng yen ở mức kỷ lục, bởi vì tình trạng này sẽ gây rất nhiều thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Nhật. Lý do là vì thu nhập bằng ngoại tệ của họ khi chuyển qua đồng yen sẽ giảm bớt giá trị. Muốn duy trì kim ngạch như hiện nay, các nhà xuất khẩu Nhật buộc phải tăng giá bán, nhưng như thế thì sẽ làm suy yếu sức cạnh tranh của các sản phẩm đến từ xứ Mặt trời mọc.
Hiện giờ, hoạt động kinh tế của phần lớn nước Nhật đang chậm hẳn lại, vì động đất gây ra nhiều khó khăn về cung ứng cho các xí nghiệp, còn giao thông công cộng ở vùng Tokyo tiếp tục bị rối loạn. Bộ Kinh tế Nhật cũng báo trước, do 11 nhà máy hạt nhân ngừng hoạt động, có thể là tối nay sẽ có cúp điện ở diện rộng, nếu mức tiêu thụ năng lượng không giảm đi.
Để trấn an các thị trường, hôm nay, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bơm thêm 6 ngàn tỷ yen, tương đương với 76 tỷ đôla, vào hệ thống tài chính. Như vậy, tính từ thứ hai vừa qua, tổng cộng 34 ngàn tỷ yen đã được bơm vào các thị trường tiền tệ.
Theo tính toán mới nhất, thiệt hại do động đất và sóng thần có thể lên tới hàng chục ngàn tỷ yen, tức hàng trăm tỷ đôla và sẽ làm sụt giảm mạnh sản lượng của các nhà máy tại quốc gia hiện vẫn là nền kinh tế thứ ba thế giới.
Nhưng lịch sử đã cho thấy, giống như sau thảm hoạ động đất năm 1995 tại Kobe, sản lượng công nghiệp của Nhật có thể nhanh chóng tăng vọt trở lại, vì những chi tiêu cho việc tái thiết sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Tuy vậy, diễn tiến tình hình còn tùy thuộc vào nỗ lực ngăn chận thảm họa hạt nhân ở Fukushima. Nếu nỗ lực này thất bại, nó sẽ tạo một làn sóng chấn động các thị trường tài chính không chỉ ở Nhật Bản, mà trên toàn thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét