Nhà máy thủy điện Sơn La (chụp ngày 27/5/2010)
REUTERS/Kham
Vào tháng trước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết sẽ thiếu hụt 3 tỷ kWh trong mùa khô năm nay. Hiện này, thủy điện chiếm 37% sản lượng điện của Việt Nam, khí đốt 36% và than đá 16%.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để bảo đảm đủ nguồn cung ứng điện, thế nhưng vấn đề là cho đến lúc này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn bán điện với giá lỗ. Theo Vietnam News, giá điện sinh hoạt gia đình ở Việt Nam hiện nay trung bình là 1000 đồng/kWh, tương đương với 5 cent, so với mức 6,1 cent ở Indonesia và 9,4 cent ở Thái Lan. Chính vì phải bán điện với giá thấp hơn giá thành, cho nên, tập đoàn này không có vốn để tái đầu tư nhằm bảo trì hệ thống hiện có và gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Theo lời ông Matthias Duehn, giám đốc điều hành Phòng Thương mại châu Âu ở Việt Nam, trả lời hãng tin Blomberg News hôm nay, giá điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị với các nhà đầu tư chỉ bằng 1/3 giá điện ở Thái Lan và Cam Bốt, cho nên, lại càng khó thu hút đầu tư ngoại quốc, bởi vì chẳng ai muốn đầu tư vào những dự án không có lãi.
Cho nên, theo ông Matthias Duehn, nếu giá điện không được điều chỉnh, nó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng về trung hạn và dài hạn đối với Việt Nam. Ông Matthias Duehn nhấn mạnh : « Việc cắt điện sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam và có thể khiến các nhà đầu tư chuyển sang nước khác. »
Trước nguy cơ nói trên, chính phủ Việt Nam đã quyết định là kể từ tháng 3 tới sẽ lại tăng giá điện sinh hoạt lên 15%, một mức tăng kỷ lục, theo tin của Vietnam News hôm nay. Vào tháng 3 năm ngoái, Việt Nam đã từng tăng giá bán lẻ điện, nhưng chỉ tăng bình quân 6,8% so với năm 2009.
Vấn đề là quyết định tăng giá điện được đưa ra vào lúc Việt Nam đang vất vả đối phó với nạn lạm phát đang tăng vọt. Tuy rằng việc tăng 15% giá điện chỉ tác động chút ít đến tỷ lệ lạm phát, nhưng cộng thêm với việc đồng bạc Việt Nam lại vừa bị phá giá, giá cả nói chung sẽ càng leo thang.
Như vậy, chính phủ Việt Nam hiện đang trong một tình thế nan giải : nếu không tiếp tục tăng giá điện thì sẽ không thể thu hút thêm vốn đầu tư vào các dự án năng lượng, nhưng tăng giá điện hơn nữa thì sẽ khiến dân chúng bất bình, đặc biệt là dân nghèo, đang vật lộn với đời sống đắt đỏ. Những gì đã và đang xảy ra ở Trung Đông, càng khiến cho giới lãnh đạo Việt nam thêm thận trọng, vì nghèo đói cùng cực là nguyên nhân chủ yếu khiến người dân ở các nước này nổi dậy lật đổ các chế độ độc tài.
Dầu sao thì về lâu dài, chính phủ Hà Nội không có sự chọn lựa nào khác, vì nếu muốn Việt nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, bền vững, cũng như tiếp tục thu hút đầu tư ngoại quốc, bắt buộc phải đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vào ngành điện năng.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để bảo đảm đủ nguồn cung ứng điện, thế nhưng vấn đề là cho đến lúc này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn bán điện với giá lỗ. Theo Vietnam News, giá điện sinh hoạt gia đình ở Việt Nam hiện nay trung bình là 1000 đồng/kWh, tương đương với 5 cent, so với mức 6,1 cent ở Indonesia và 9,4 cent ở Thái Lan. Chính vì phải bán điện với giá thấp hơn giá thành, cho nên, tập đoàn này không có vốn để tái đầu tư nhằm bảo trì hệ thống hiện có và gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Theo lời ông Matthias Duehn, giám đốc điều hành Phòng Thương mại châu Âu ở Việt Nam, trả lời hãng tin Blomberg News hôm nay, giá điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị với các nhà đầu tư chỉ bằng 1/3 giá điện ở Thái Lan và Cam Bốt, cho nên, lại càng khó thu hút đầu tư ngoại quốc, bởi vì chẳng ai muốn đầu tư vào những dự án không có lãi.
Cho nên, theo ông Matthias Duehn, nếu giá điện không được điều chỉnh, nó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng về trung hạn và dài hạn đối với Việt Nam. Ông Matthias Duehn nhấn mạnh : « Việc cắt điện sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam và có thể khiến các nhà đầu tư chuyển sang nước khác. »
Trước nguy cơ nói trên, chính phủ Việt Nam đã quyết định là kể từ tháng 3 tới sẽ lại tăng giá điện sinh hoạt lên 15%, một mức tăng kỷ lục, theo tin của Vietnam News hôm nay. Vào tháng 3 năm ngoái, Việt Nam đã từng tăng giá bán lẻ điện, nhưng chỉ tăng bình quân 6,8% so với năm 2009.
Vấn đề là quyết định tăng giá điện được đưa ra vào lúc Việt Nam đang vất vả đối phó với nạn lạm phát đang tăng vọt. Tuy rằng việc tăng 15% giá điện chỉ tác động chút ít đến tỷ lệ lạm phát, nhưng cộng thêm với việc đồng bạc Việt Nam lại vừa bị phá giá, giá cả nói chung sẽ càng leo thang.
Như vậy, chính phủ Việt Nam hiện đang trong một tình thế nan giải : nếu không tiếp tục tăng giá điện thì sẽ không thể thu hút thêm vốn đầu tư vào các dự án năng lượng, nhưng tăng giá điện hơn nữa thì sẽ khiến dân chúng bất bình, đặc biệt là dân nghèo, đang vật lộn với đời sống đắt đỏ. Những gì đã và đang xảy ra ở Trung Đông, càng khiến cho giới lãnh đạo Việt nam thêm thận trọng, vì nghèo đói cùng cực là nguyên nhân chủ yếu khiến người dân ở các nước này nổi dậy lật đổ các chế độ độc tài.
Dầu sao thì về lâu dài, chính phủ Hà Nội không có sự chọn lựa nào khác, vì nếu muốn Việt nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, bền vững, cũng như tiếp tục thu hút đầu tư ngoại quốc, bắt buộc phải đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vào ngành điện năng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét